Cảnh Báo Ba Mẹ Phát Hiện Sớm Dấu Hiệu Trẻ Chậm Phát Triển

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 12/08/2022
20 phút đọc

Khi thấy con mình chậm đi, chậm nói hay nhận thức chậm so với những đứa trẻ cùng độ tuổi. Ba mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng và bất an. Không biết con có gặp vấn đề gì về sức khỏe, tâm lý hay không? Vậy, đâu là những dấu hiệu cụ thể giúp ba mẹ nhận biết được tình trạng này? Hãy cùng Mẹ Việt tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu trẻ chậm phát triển nhé!

Ba mẹ tham gia Cộng Đồng Mẹ Việt để được học hỏi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ chậm phát triển hiệu quả TẠI ĐÂY.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển

Chậm phát triển là tình trạng trẻ không đạt được các mốc phát triển thông thường theo đúng độ tuổi. Các dạng chậm phát triển ở trẻ là:

  • Về vận động: trẻ chậm biết lẫy, bò, đi, chạy, cầm nắm…

  • Về ngôn ngữ: trẻ chậm bật âm, chậm biết nói, diễn đạt, tư duy ngôn ngữ.

  • Về trí tuệ: trẻ chậm nhận thức, tiếp thu, học hỏi, toán học, tư duy logic,..

BlockNote image

Trẻ chậm phát triển được chia ra nhiều mức độ: nhẹ, vừa và nặng. Tương ứng với từng mức độ hỗ trợ can thiệp khác nhau. Ba mẹ cần theo dõi và nhận diện sớm những dấu hiệu trẻ chậm phát triển. Từ đó, có giải pháp can thiệp sớm giúp trẻ cải thiện và có cơ hội học tập tại trường hòa nhập.

Bài đọc thêm:

Dấu Hiệu Trẻ Sơ Sinh Chậm Phát Triển – Điều Ba Mẹ Cần Biết

Trẻ Chậm Phát Triển Có Chữa Được Không? Giải Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Trẻ chậm phát triển vận động

Kỹ năng vận động của trẻ thay đổi và tiến bộ nhanh chóng qua từng độ tuổi. Giúp trẻ giữ thăng bằng trong di chuyển, sinh hoạt một cách độc lập. Bao gồm:

Vận động thô: Các vận động cơ lớn của cơ thể (cơ đầu – cổ, cơ lưng – ngực – bụng, cơ chân…). Phối hợp các nhóm cơ lớn để giúp cơ thể giữ thăng bằng, thực hiện các hoạt động phối hợp (lẫy, ngồi, bò, đứng vịn…). Và kiểm soát thăng bằng (đi không lao vào tường, đang chạy có thể đứng lại…).

Vận động tinhkhả năng cầm nắm:  kỹ năng sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay. Giúp trẻ thực hiện được nhiều động tác khó như sử dụng thành thạo bút, kéo, thìa,…

Dấu hiệu chậm phát triển vận động ở trẻ

BlockNote image

  • 02 tháng: chưa biết trao đổi ánh mắt với ba mẹ hoặc chưa biết cười.

  • 03 tháng: chưa thể cất đầu, chân tay ít ngọ nguậy, chưa đặt được tay lên miệng.

  • 04 tháng: bàn tay của trẻ vẫn nắm chặt, không xòe duỗi.

  • 05 tháng: chưa biết lật, chưa nắm hai tay lại với nhau, chưa có khả năng di chuyển đồ chơi từ tay nọ sang tay kia.

  • 08 tháng: chưa biết tự ngồi thẳng, chưa quay được sang trái phải, chưa biết bốc đồ ăn đưa lên miệng.

  • 09 tháng: chưa biết bò, trườn tiến về phía trước, chưa biết dùng ngón trỏ để chỉ đồ vật.

  • 15 tháng: chưa biết bám vịn để tập đi, chưa sử dụng được muỗng, thìa, lật trang sách.

Nguyên nhân chậm phát triển vận động ở trẻ

Các nguyên nhân chính thường gặp nhất:

  • Sinh non dưới 32 tuần hoặc sinh nhẹ cân dưới 1.500 gram.

  • Gặp vấn đề khác trong lúc sinh hoặc sau sinh: sinh ngạt, viêm não, viêm màng não, vàng da nhân…

  • Các khiếm khuyết từ hệ thần kinh trung ương (teo não, bại não), dị tật bẩm sinh.

  • Gặp tình trạng bất thường về nhiễm sắc thể (hội chứng Down).

  • Bệnh lý về cơ (trật khớp háng bẩm sinh), nội tiết (suy giáp bẩm sinh), thiếu hormone sinh trưởng GH.

  • Sai sót trong cách nuôi dạy, bổ sung dinh dưỡng, vi chất cho trẻ.

Ba mẹ đọc thêm bài viết dưới đây để dạy trẻ tập đi hiệu quả và vững chãi nhé.

Trẻ Chậm Biết Đi Phải Làm Sao? 4 Cách Dạy Trẻ Tập Đi Vững Chãi

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ là sự chậm hơn về phát triển hay cơ chế sử dụng lời nói. Trẻ lười giao tiếp và gặp khó khăn khi diễn đạt những gì muốn nói. Nhiều ba mẹ đang giữ suy nghĩ là con lớn rồi con sẽ nói. Và không ý thức được mức độ nghiêm trọng của việc chậm nói. Vì thế, khi phát hiện trẻ chậm nói, ba mẹ cần cho con đi khám và can thiệp kịp thời.

Để được đồng hành, hỗ trợ về phương pháp, lộ trình dạy con hàng ngày. Ba mẹ hãy tham gia khóa học chuyên sâu chữa chậm nói cho con tại nhà của Mẹ Việt. ĐĂNG KÝ NGAY.

Dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

BlockNote image

6 – 12 tháng: Bé không tạo ra (hoặc cố gắng tạo ra) bất kỳ âm thanh hoặc giao tiếp bằng mắt nào với ba mẹ. Không phát ra các nguyên âm “ah, eh, oh”. Không nói các từ đơn lẻ khi được 12 tháng (mama, baba…).

13 – 18 tháng: Bé không chỉ tay được theo yêu cầu của ba mẹ. Không tiếp thu được từ mới, không có ít nhất 6 từ khi đủ 18 tháng. Mất kỹ năng ngôn ngữ mà bé đã từng có. (Càng lớn bé càng ít nói hoặc kỹ năng bật âm giảm rõ rệt).

19 – 24 tháng: Bé không chỉ vào được các bộ phận của cơ thể khi được yêu cầu. Không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản. Không thể sao chép các từ hoặc hành động, chỉ sử dụng các từ đơn lẻ.

24 – 36 tháng: Bé chưa sử dụng được các cụm từ (2 – 3 từ). Không tuân theo các mệnh lệnh đơn giản. Nói không mạch lạc, khó hiểu.

3 – 4 tuổi: Chưa trả lời được câu hỏi vì sao. Không biết đặt câu hỏi khi nào, bao nhiêu, tại sao. Không hiểu được trình tự sự kiện, ý nghĩa các từ nối, cấu trúc so sánh.

4 – 5 tuổi: Chưa phát âm được hết các âm. Không diễn đạt trôi chảy được ý muốn, yêu cầu của mình. Chưa kể được một câu chuyện hoàn chỉnh.

Ba mẹ cần hỗ trợ, tư vấn về giải pháp hỗ trợ con chậm nói. Hãy nhắn tin ngay cho team Mẹ Việt nhé. NHẮN TẠI ĐÂY.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Nguyên nhân thực thể: hở hàm ếch, dính thắng lưỡi (phanh lưỡi). Bệnh lý thần kinh (bại não, loạn dưỡng cơ, chấn thương não). Bệnh về thính giác, giảm chức năng nghe.

Nguyên nhân về trí não: Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý và chậm phát triển chung.

Yếu tố môi trường, tâm lý: Trẻ không có môi trường học nói. Trẻ bị bỏ rơi, xa lánh, bị ảnh hưởng tâm lý.

Tham khảo: 

Mẹ Việt Tư Vấn: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Nói

Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Nhanh Biết Nói Cực Kỳ Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Trẻ chậm phát triển trí tuệ

BlockNote image

Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết về phát triển trí não. Trẻ bị giới hạn một số chức năng của não. Nên khả năng nhận thức và các khả năng: đối thoại, tự chăm sóc, hành xử, học tập… cũng chậm hơn so với những trẻ khác. Trẻ có chỉ số thông minh (IQ) thấp và không kiểm soát được hành vi của mình. Dễ bị kích động trước những tình huống đơn giản, bướng bỉnh và hiếu chiến.

Dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ

  • Không đạt được các cột mốc phát triển bình thường: chậm biết ngồi, đi hoặc bò. 

  • Không nói rõ ràng, không thể ghi nhớ, không thể hiểu những điều đơn giản. 

  • Khó khăn trong việc học các kỹ năng cơ bản như ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân.

  • Các hành vi: Phụ thuộc vào người khác, hiếu chiến, rối loạn tâm thần, bướng bỉnh, tự gây thương tích cho bản thân. Gặp khó khăn trong việc chú ý tập trung, thụ động, thiếu tự tin.

4 cấp độ chậm phát triển trí tuệ

Mức nhẹ: khoảng 80% trẻ bị mắc, chỉ số IQ nằm trong khoảng 50 – 75. Trẻ có thể đi học tiểu học, tự lập được nếu ba mẹ hỗ trợ và giáo dục đúng cách. Và mất khá nhiều thời gian để học: giao tiếp, đọc, viết,…

Mức trung bình: khoảng 10% trẻ bị mắc, chỉ số IQ ở mức từ 35 – 55. Trẻ vẫn tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt như: tắm rửa, ăn uống… theo sự hướng dẫn của ba mẹ. Khả năng đọc, viết, đếm số cơ bản khá chậm.

Mức nặng: khoảng 3 – 5% trẻ mắc, chỉ số IQ từ 20 – 40. Trẻ học được các kỹ năng giao tiếp và tự chăm sóc bản thân.

Mức rất nặng: khá hiếm gặp, khoảng 1 – 2%. Hệ thần kinh bị tổn thương nên IQ luôn dưới 20 – 25. Trẻ cần sự hướng dẫn, giúp đỡ thường xuyên từ ba mẹ. Để học kỹ năng giao tiếp cơ bản và tự chăm sóc.

Nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ

Di truyền: khoảng 30% trẻ bị mắc là do di truyền. Bệnh Phenylketone niệu (chứng rối loạn chuyển hóa).

Các vấn đề gặp phải trong thai kỳ: thường xuyên hít phải khói thuốc lá, sử dụng rượu bia, ma túy. Mắc bệnh rubella, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tuyến sữa hoặc nhiễm virus, huyết áp cao.

Bệnh tật và chấn thương: Bệnh viêm não, nhiễm trùng não gây ra các tổn thương. Chấn thương tai nạn, té ngã.

Môi trường sống: bị ô nhiễm, nhiều chất độc hại, trẻ bị bạo lực, xa lánh, không được nuôi dưỡng chăm sóc đầy đủ.

Đọc thêm tại:

Trẻ Tăng Động Chậm Nói – Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Điều ba mẹ cần làm

Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm, ba mẹ nên đưa con đi khám và đánh giá trẻ đang chậm phát triển ở mức độ nào để lên kế hoạch can thiệp. Tuy nhiên, đi khám chỉ mới là bước đầu tiên giúp ba mẹ biết được tình trạng hiện tại của con. Bước quan trọng tiếp theo chính là lên kế hoạch can thiệp sớm cho con. Giúp con tiến bộ, phát triển theo các trẻ cùng lứa tuổi.

Ba mẹ hãy theo dõi các bài viết trong series này. Để có kiến thức và kinh nghiệm đồng hành cùng con tại nhà nhé.

Kết luận

Vậy là ba mẹ đã hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu trẻ chậm phát triển là như nào rồi. Và những việc cần làm ngay sau khi phát hiện ra điều đó. Nuôi dạy một em bé chậm phát triển ba mẹ cần nỗ lực và nhẫn nại hơn rất nhiều. Ba mẹ hãy kiên trì, rèn luyện, tương tác đều đặn hàng ngày với con. Chắc chắn sự tiến bộ của con là trái ngọt mà ba mẹ sẽ nhận được. Để tìm hiểu thêm về lộ trình, phương pháp dạy con chậm phát triển tại nhà. Ba mẹ đón đọc thêm các bài viết khác trên Blog Mẹ Việt nhé.

Các bài viết cùng chủ đề: