Nhận Diện Các Dấu Hiệu Trẻ Sơ Sinh Chậm Phát Triển

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 27 Th09 2022
19 phút đọc

Với trẻ sơ sinh, ba mẹ thường hay chú ý đến chỉ số cân nặng, chiều dài cơ thể của con. Hơn là sự phát triển ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức của con với ba mẹ. Khi có bé đầu lòng, ba mẹ chưa có kinh nghiệm nên cứ nghĩ là con còn nhỏ chưa biết gì. Vì thế, ba mẹ có thể bỏ sót các dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển. Đến khi nhận diện ra thì con đã có những biểu hiện rõ ràng hơn rồi. Vì thế, trong quá trình nuôi con ba mẹ hãy thực hiện tự kiểm tra theo từng mốc phát triển của trẻ. Nếu trẻ được phát hiện sớm, can thiệp sớm sẽ có nhiều cơ hội phục hồi và tiến bộ nhanh. 

Tham gia Cộng Đồng Mẹ Việt – Trẻ chậm nói để ba mẹ có kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp giáo dục, hỗ trợ trẻ chậm phát triển THAM GIA NGAY.

Trẻ sơ sinh chậm phát triển

Trẻ sơ sinh chậm phát triển là trẻ phát triển chậm hơn trung bình của trẻ cùng độ tuổi. Thể hiện qua các thông số phát triển: tỷ lệ phát triển các bộ phận cơ thể, trí tuệ, ngôn ngữ, vận động,… Ba mẹ có thể nhận biết sớm bằng cách: quan sát, theo dõi chu vi vòng đầu, khoảng cách giữa hai mắt, các kỹ năng nhận thức, vận động, ngôn ngữ…

BlockNote image

Nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm phát triển

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm phát triển. Trẻ có thể bị chậm phát triển do chính yếu tố bản thân của trẻ hoặc do những tác động từ môi trường.

Nguyên nhân từ bản thân trẻ:

  • Sinh non, thiếu cân nặng (dưới 1500 gram).

  • Có gen di truyền bệnh từ bố mẹ.

  • Trẻ bị dị tật thai nhi, các bộ phận không phát triển đầy đủ hoặc hoàn thiện.

  • Các bệnh liên quan đến não bộ: bệnh não úng thủy, bại não, viêm màng não.

  • Bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu hụt hormone tăng trưởng.

Nguyên nhân từ tác động bên ngoài:

  • Được ba mẹ ôm ẵm quá lâu, không tạo cho trẻ môi trường phát triển về vận động, ngôn ngữ và trí tuệ.

  • Trẻ tiếp cận thiết bị điện tử sớm và trong thời gian dài.

  • Trẻ bị ảnh hưởng bởi tâm lý do bị bỏ rơi, bạo hành.

  • Trẻ bị tai nạn, ví dụ ngã từ trên cao xuống ảnh hưởng đến não bộ.

  • Chế độ dinh dưỡng của con không đảm bảo đầy đủ chất khoáng, vitamin…

  • Trẻ sinh sống tại môi trường ô nhiễm nặng, nguồn nước nhiễm chất thải độc hại.

Khi phát hiện các dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Và nhanh chóng có kế hoạch can thiệp sớm nhằm giúp con sớm đạt được các mốc phát triển đúng lứa tuổi.

Đọc thêm:

Cảnh Báo Ba Mẹ Phát Hiện Sớm Dấu Hiệu Trẻ Chậm Phát Triển 

Biểu hiện trẻ sơ sinh chậm phát triển

Trẻ sơ sinh chậm phát triển có những biểu hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể. Và qua kỹ năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức và cá nhân – xã hội. Dưới đây là các biểu hiện cơ bản nhất ba mẹ cần nắm được. Với các dấu hiệu này, ba mẹ có thể dễ dàng quan sát và theo dõi được.

Các bộ phận trên cơ thể

Chu vi vòng đầu

Chu vi vòng đầu còn được gọi là chu vi chẩm. Chu vi vòng đầu được tính từ chính giữa trán đi qua phần nhô ra nhiều nhất sau đầu và trở về trán. Cách đo vòng đầu trẻ là dùng thước dây đặt vòng qua đầu bé phía trên tai.

BlockNote image

Chu vi vòng đầu của trẻ không bình thường là:

  • Chỉ số này không tăng.

  • Không nằm trong phạm vi tiêu chuẩn.

  • Chỉ số lớn hơn hay nhỏ hơn nhiều so với chỉ số tiêu chuẩn.

Ba mẹ có thể dựa vào các chỉ số chung (đối với trẻ Châu Á) để có thông tin đối chiếu. Ba mẹ xem theo hình ảnh các chỉ số phát triển dưới đây.

BlockNote image

Tai

Trước tiên, ba mẹ cần quan sát vị trí tai của con thấp hay cao hơn bình thường. Tiếp theo quan sát đến vành tai và sụn tai. Khi trẻ 6 tháng thì ba mẹ quan sát đến khả năng nghe và phân biệt âm thanh. Như tiếng gọi của mẹ, nhạc cụ, tiếng còi xe… Đánh giá khả năng nghe hai bên tai với các mức độ âm thanh cao, thấp, phức tạp khác nhau.

Nếu trẻ không bị giật mình bởi tiếng động bình thường. Trẻ không phân biệt rõ ràng được tiếng động khác nhau hoặc phản xạ chậm hơn với tiếng động. Ba mẹ cần lưu ý và cho con đi khám sớm.

Mắt

Một số trẻ chậm phát triển thì khoảng cách giữa hai mắt không bình thường. Ba mẹ quan sát xem khoảng cách giữa 2 bên mắt có quá gần, quá xa. Mắt có bị lác hoặc tròng mắt không bình thường không. Quan sát sự phản xạ chớp mắt của con khi có vật tiến lại gần. Hoặc khi gặp ánh sáng đột ngột.

Khi có ánh sáng tự nhiên, mẹ nhìn con ngươi của con. Nếu có điểm trắng xuất hiện, cần cho con đi khám chuyên khoa ngay.

Mũi

Bé sau sinh 3 ngày là nhận biết được mùi. Con ngửi thấy mùi người mẹ, mùi sữa và rúc vào ngay. Với trẻ chậm phát triển thì sẽ không nhận biết được mùi của mẹ. Trẻ không nhăn mũi hoặc hắt xì với mùi lạ hoặc mùi khó chịu.

Khớp cổ chân, cổ tay và bàn chân, tay

Cánh tay hoặc 2 bên chân của trẻ không bằng nhau. Khoảng cách giữa các ngón tay không bình thường hoặc thiếu ngón. Các cơ vận động quá cứng, không linh hoạt, khó cầm nắm hoặc di chuyển. Xương chậu và khung đùi không bình thường (có thể do bế ẵm không đúng). Cơ tay chân quá mềm, không chắc chắn, yếu, không có lực.

BlockNote image

Da

Có vết lang màu trắng trên diện rộng. Có nhiều hơn 6 vết chàm trên cơ thế. Dấu chàm trên cơ thể hình cây, cơ thể mềm không chắc khỏe. Da khô, ngứa hoặc bị sưng tấy. Biểu hiện ở các bộ phận cơ thể rất dễ nhận biết. Hàng ngày thời gian ba mẹ bên con trong giai đoạn sơ sinh là 24/24. Vì thế, ba mẹ dễ dàng nhận diện ra được các dấu hiệu phát triển bất thường ở con. Mẹ hãy giữ bình tĩnh và đưa con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa ngay nhé.

Kỹ năng vận động

BlockNote image

Với các bé sơ sinh chậm phát triển sẽ không đạt được các mốc phát triển bình thường. Dưới đây là các dấu hiệu chậm phát triển vận động của trẻ từ 0-12 tháng tuổi:

Từ 1 – 3 tháng: Chưa biết cầm, giữ đồ vật trong tay từ 1 – 2 phút, chưa thể dùng tay để đưa đồ vật vào miệng.

Từ 4 – 6 tháng: Chưa thể lẫy từ ngửa sang sấp và từ sấp sang ngửa. Chưa biết trườn ra phía trước và xung quanh. Chưa ngồi hoặc đứng được khi có trụ đỡ. Chưa biết với tay để lấy đồ vật.

Từ 7 – 9 tháng: Chưa ngồi được vững vàng, chưa biết tập bò hoặc bò chưa thành thạo. Chưa vịn tay đứng dậy khi có trụ đỡ chắc chắn. Chưa biết cầm hai vật đập vào nhau. Chưa sử dụng được ngón tay để cầm nắm. Chưa chuyển được vật từ tay nọ sang tay kia.

Từ 10 – 12 tháng: Chưa biết đứng hoặc đứng kém. Chưa biết đi khi có người dắt. Chưa sử dụng linh hoạt các ngón tay để cầm nắm. Chưa kẹp được vật bằng hai đầu ngón tay.

Bài đọc tham khảo:

Trẻ Chậm Biết Đi Phải Làm Sao? 4 Cách Dạy Trẻ Tập Đi Vững Chãi

Kỹ năng ngôn ngữ

BlockNote image

Khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển có những biểu hiện sau:

Từ 1 – 3 tháng: Chưa thể phát ra âm thanh để gây sự chú ý của người khác hoặc cười thành tiếng.

Từ 4 – 6 tháng: Chưa có khả năng quay đầu về phía có tiếng động. Đặc biệt khi trẻ nghe thấy giọng nói của một người nào đó. Chưa biết bập bẹ các âm đơn như: ma, mu…

Từ 7 – 9 tháng: Chưa biết quay đầu về phía có tiếng nói. Chưa phát âm được bà, cha, ba, măm…

Từ 10 – 12 tháng: Chưa nghe hiểu câu đơn giản, chưa nói được bất kỳ từ đơn nào.

Ba mẹ vẫn còn băn khoăn và lo lắng bởi các dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ ở con. Hãy nhắn tin ngay cho đội ngũ Mẹ Việt để nhận được hỗ trợ và tư vấn chuyên sâu nhé. TƯ VẤN.

Khả năng nhận thức và cá nhân – xã hội

BlockNote image

Do chậm phát triển nên trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và cá nhân – xã hội. Con sẽ phát triển chậm hơn so với từng mốc tháng tuổi.

Từ 1 – 3 tháng: Chưa biết hóng chuyện, chưa biết mỉm cười hồn nhiên. Chưa biết nhìn theo vật chuyển động.

Từ 4 – 6 tháng: Không thấy thích thú khám phá thế giới xung quanh. Không thích cười đùa với mọi người.

Từ 7 – 9 tháng: Chưa đáp ứng khi gọi tên, chưa biết tự cho đồ ăn lên miệng. Chưa biết vươn tay ra với đồ vật ở xa. Chưa biết từ chối bằng cách quay mặt đi.

Từ 10 – 12 tháng: Chưa đáp ứng với những mệnh lệnh, yêu cầu đơn giản như “giơ tay lên”, “chào tạm biệt”. Chưa biết dùng chỉ tay.

Tham khảo:

Đặc Điểm Của Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Ba Mẹ Cần Biết

Kết luận

Trẻ sơ sinh có tốc độ phát triển nhanh chóng cả về cơ thể và khả năng nhận thức. Chỉ trong một tháng con cũng đã thay đổi rất nhiều về thể chất và trí tuệ. Với các dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển ở bài viết này. Sẽ giúp ba mẹ có thể sớm nhận diện ra biểu hiện bất thường ở con. Vì thế, trong thời gian chăm sóc, nuôi dạy con. Ba mẹ hãy lưu ý và nắm rõ được từng mốc phát triển của trẻ sơ sinh. Để đưa con đi khám và can thiệp kịp thời, giúp con nhanh chóng hồi phục và phát triển bình thường.

Bài đọc cùng chủ đề: