Với những trẻ chậm phát triển thì khả năng ngôn ngữ của các con cũng gặp nhiều hạn chế. Nhận diện đầu tiên đó chính là trẻ gặp khó khăn ở ngôn ngữ nói. Sự bật âm, thể hiện mong muốn, diễn đạt ra bên ngoài thông qua lời nói. Sâu hơn nữa là khả năng ngôn ngữ đọc viết và tư duy. Vậy ba mẹ nhận thấy đâu là những dấu hiệu bất thường ở trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Ba mẹ cùng tham khảo nội dung Mẹ Việt chia sẻ qua bài viết này nhé.
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là trẻ có khả năng nói, đọc viết, tư duy kém hơn các trẻ bình thường khác. Trẻ thường gặp trở ngại trong việc tiếp thu thông tin, xử lý và diễn đạt. Dẫn đến giao tiếp kém, khả năng đọc viết và tư duy ngôn ngữ hạn chế.
Giao tiếp là nền tảng cho sự phát triển của các kỹ năng quan trọng của trẻ. Một đứa trẻ giao tiếp kém không biết thể hiện mong muốn, bộc lộ các cảm xúc cá nhân đúng cách. Theo thời gian, trẻ sẽ trở lên thu mình và tự ti.
Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ nếu không được hỗ trợ can thiệp sớm. Trẻ sẽ rất khó đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi thông thường. Khi đó trẻ sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào người khác.
Chậm phát triển ngôn ngữ được biểu hiện rõ ở: khả năng nói, khả năng đọc viết và khả năng tư duy ngôn ngữ. Mỗi kỹ năng, trẻ có những biểu hiện cụ thể khác nhau.
Mẹ Việt cũng tổ chức khóa học miễn phí dành cho ba mẹ mong muốn hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho con tại nhà hiệu quả nhất. Ba mẹ đọc chi tiết trong bài viết dưới đây:
Khóa khai mở – Giải pháp tối ưu can thiệp chậm nói tại nhà cho trẻ hiệu quả
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nói không biết cách diễn đạt ngôn ngữ đầu ra bằng miệng. Trẻ khó khăn trong giao tiếp, diễn đạt mong muốn, cảm xúc. Trẻ có những biểu hiện dễ dàng nhận diện qua các giai đoạn phát triển.
3 tháng: không có các hành động cười đùa, khua tay chân… Chậm chạp khi tiếp xúc với âm thanh và ít bộc lộ cảm xúc vui buồn.
7 tháng: không bắt chước âm thanh của người lớn, không sử dụng các cử chỉ vẫy tay, không bập bẹ hoặc hóng chuyện.
12 tháng: chưa bật âm, không phản ứng khi gọi tên, không quan tâm tới thế giới xung quanh.
16 tháng: không biết chỉ tay, không nói được từ nào, không hiểu được mệnh lệnh của người lớn.
18 tháng: không chỉ được vào bộ phận cơ thể khi người lớn yêu cầu, chưa nói được 6 từ bất kỳ. Không hiểu được các mệnh lệnh đơn giản, vốn từ nghèo nàn.
24 tháng: có thể nhại lời nhưng không hiểu nghĩa, nói được ít hơn 15 từ, lười giao tiếp. Không hiểu các chỉ dẫn hoặc câu hỏi đơn giản, không biết ghép từ đơn thành cụm từ có nghĩa.
25-35 tháng: không nói được câu 2-4 từ, không đặt được câu hỏi đơn giản. Trẻ vẫn nói linh tinh, không ai hiểu ý nghĩa.
3 tuổi: không biết sử dụng đại từ nhân xưng nào, không nói được câu ngắn. Trẻ nói ngọng, vẫn nói linh tinh vô nghĩa.
4 tuổi: chưa phát âm thành thục các phụ âm, chưa sử dụng đại từ nhân xưng đúng cách. Chưa nói được câu dài.
Với những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thì khả năng đọc viết sẽ gặp nhiều trở ngại. Khi trẻ không có vốn từ vựng thì việc đọc và viết sẽ là một thử thách lớn. Khi trẻ đã chậm phát triển ngôn ngữ nói thì ngôn ngữ đọc, viết sẽ chậm theo.
Dấu hiệu trẻ chậm phát triển khả năng đọc viết:
Trẻ có thể phát âm sai các từ hoặc không phân biệt được các âm từ khác nhau.
Trẻ thường gặp khó khăn khi phát âm, xử lý và hiểu cách phát âm của mỗi từ.
Khó khăn trong việc học ngữ pháp, đọc trôi chảy, phân biệt và sử dụng các cấu trúc câu, sử dụng các câu phức,..
Khó xử lý âm thanh của những từ có nhiều âm tiết.
Mất nhiều thời gian ghi nhớ các chữ cái trong bảng chữ cái và cách phát âm.
Gặp khó khăn trong việc phối hợp các hoạt động.
Khó tập trung, khó diễn đạt suy nghĩ của mình.
Khó khăn khi học viết: viết sai từ hoặc nhanh chóng quên đi cách viết của từ.
Kỹ năng đọc viết là kỹ năng quan trọng để con tự tin bước vào hành trình học tập. Vì thế, ba mẹ hãy tập trung giúp con phát triển kỹ năng này bằng các bài tập. Như đọc sách cho con hàng ngày, giúp con phát triển vận động tinh, rèn khả năng cầm bút… Ba mẹ hãy lựa chọn học liệu, đồ chơi giáo dục phù hợp với độ tuổi và khả năng của con.
Tư duy ngôn ngữ được hiểu là cách vận dụng ngôn ngữ đã học. Để suy nghĩ, hình thành ý tưởng và sử dụng linh hoạt trong quá trình giao tiếp hằng ngày. Khả năng tư duy ngôn ngữ phụ thuộc vào năng lực của từng trẻ. Với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thì khả năng tư duy ngôn ngữ sẽ rất hạn chế. Từ đó, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp trong cuộc sống và trong học tập.
Dấu hiệu điển hình ở trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tư duy:
Trẻ gặp khó khăn trong việc liên kết giữa các dữ liệu, các sự kiện.
Trẻ không biết đặt câu hỏi vì sao, không trả lời câu hỏi tại sao.
Trẻ sợ giao tiếp, không chủ động, luôn tự ti.
Trẻ ít khi sáng tạo, làm mọi thứ rập khuôn, không thích tiếp cận với những kiến thức mới.
Trẻ lập luận kém, sử dụng vốn từ ít ỏi, nghèo nàn, câu từ lủng củng.
Khả năng tưởng tượng của trẻ kém, không hiểu được nghĩa của các từ trừu tượng.
Các trò chơi yêu cầu tư duy, tưởng tượng trẻ không hào hứng.
Tư duy ngôn ngữ là chiếc chìa khóa mở ra trí tuệ. Khi trẻ có tư duy ngôn ngữ tốt trẻ sẽ tự tin, cởi mở trong giao tiếp. Khả năng lập luận tốt sẽ giúp trẻ biết cách sử dụng ngôn ngữ sắc bén, chặt chẽ. Tư duy ngôn ngữ là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển các năng lực của bản thân. Và góp phần hình thành nhân cách của trẻ. Ba mẹ hãy tận dụng thời gian bên con. Ba mẹ nói chuyện và chơi để kích thích tư duy ngôn ngữ cho con phát triển tốt nhất.
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Khiếm thính: Trẻ khiếm thính thường bị suy giảm khả năng ngôn ngữ. Do không nghe được hoặc khả năng nghe kém nên khó khăn trong việc tiếp nhận ngôn ngữ.
Tự kỷ: Trẻ tự kỷ thường không thích giao tiếp, thường xuyên thu mình, thích chơi một mình.
Khuyết tật trí tuệ: Não bộ của trẻ bị tổn thương nên việc xử lý thông tin học tập, phát triển ngôn ngữ sẽ khó hơn.
Yếu tố môi trường sống: Trẻ không được cung cấp môi trường ngôn ngữ đủ, phù hợp. Trẻ thường xuyên xem tivi, điện thoại quá nhiều.
Tâm lý xã hội: Trẻ bị bỏ rơi, bị xa lánh hoặc bị bạo hành. Dẫn đến trẻ luôn tự ti, sợ sệt, rụt rè.
Dù trẻ chậm phát triển ngôn ngữ bởi bất kỳ nguyên nhân gì đi nữa. Việc hỗ trợ, can thiệp sớm cho trẻ khi phát hiện ra tình trạng chậm nói là điều vô cùng cần thiết. Vì thế, ba mẹ hãy luôn chủ động theo dõi và hành động ngay khi nhận diện ra vấn đề ở trẻ.
Ba mẹ đọc thêm:
Mẹ Việt Tư Vấn: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Nói
Cảnh Báo Ba Mẹ Phát Hiện Sớm Dấu Hiệu Trẻ Chậm Phát Triển
Để phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Ba mẹ cần đánh giá và quan sát con trên cả 3 khả năng ngôn ngữ nói, đọc viết và tư duy. Bài viết này, Mẹ Việt đã chỉ ra các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Từ đó, ba mẹ cũng có thể tự đánh giá sơ bộ về tình trạng chậm ngôn ngữ của trẻ. Bài toán đặt ra cho ba mẹ, đó là làm thế nào để hỗ trợ và can thiệp hiệu quả cho trẻ. Mẹ Việt sẽ chia sẻ phương pháp hỗ trợ trong các bài viết sau. Ba mẹ cùng đón đọc nhé!
Các bài đọc cùng chủ đề: