Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ - Ba mẹ hiểu để hỗ trợ con hiệu quả

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 15/10/2022
24 phút đọc

Ba mẹ thấy con nhận thức chậm, thiếu tập trung, ghi nhớ kém. Ba mẹ nghi ngờ con mình bị chậm phát triển trí tuệ. Vậy làm thế nào để ba mẹ nhận diện sớm đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ? Bài viết này, Mẹ Việt sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích và cần thiết. Giúp ba mẹ hiểu rõ hơn, cụ thể hơn về các đặc điểm của chậm phát triển trí tuệ. Ba mẹ cùng theo dõi chi tiết dưới đây nhé!

Cùng tham gia Cộng đồng Mẹ Việt để ba mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ chậm nói tại nhà. Hãy tham gia TẠI ĐÂY.

Chậm phát triển trí tuệ là gì

Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Các khả năng: giao tiếp, hành vi ứng xử, học tập,… sinh hoạt hàng ngày cũng chậm hơn những trẻ khác. Làm giảm sự phát triển của cá nhân, xã hội, học tập, nghề nghiệp. Trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu, duy trì, áp dụng các kỹ năng hoặc thông tin cụ thể.

BlockNote image

Chậm phát triển trí tuệ bao gồm các rối loạn: chú ý, trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tương tác xã hội. Rối loạn phát triển thần kinh thường gặp khác: tăng động giảm chú ý, tự kỷ, rối loạn học tập.

Chậm phát triển trí tuệ ở giai đoạn đầu thời thơ ấu:

  • Hoạt động trí tuệ (lý luận, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề, suy nghĩ trừu tượng, học tập).

  • Khả năng thích ứng (khả năng hoạt động độc lập trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày).

Khi ba mẹ lo lắng con có khả năng bị chậm phát triển. Ba mẹ hãy đọc kỹ thông tin về đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ dưới đây. Sau đó nếu trẻ có nhiều đặc điểm ba mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra chẩn đoán chính xác về tình trạng hiện tại. Từ đó, ba mẹ và các bác sĩ có các biện pháp hỗ trợ, lộ trình trị liệu phù hợp. Giúp trẻ cải thiện và tiến bộ về khả năng nhận thức.

Ba mẹ cần hướng dẫn can thiệp cho trẻ chậm phát triển từ các cô chuyên gia Mẹ Việt, liên hệ TẠI ĐÂY.

Cấp độ chậm phát triển trí tuệ

Có 4 cấp độ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Tùy thuộc vào từng mức độ mà ba mẹ hãy lựa chọn giải pháp hỗ trợ phù hợp. Đảm bảo lộ trình và học liệu chuẩn với khả năng hiện tại của con. Để con đạt được sự tiến bộ dần dần theo từng bậc.

Mức nhẹ: khoảng 80% trẻ bị mắc. Chỉ số IQ nằm trong khoảng 50 – 75, trẻ có thể đi học tiểu học. Trẻ vẫn tự lập được nếu ba mẹ hỗ trợ và giáo dục đúng cách. Dù trẻ mất khá nhiều thời gian để học: giao tiếp, đọc, viết,…

Mức trung bình: khoảng 10% trẻ bị mắc, chỉ số IQ của trẻ ở mức từ 35 – 55. Trẻ vẫn tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt như: tắm rửa, ăn uống,… theo sự hướng dẫn của ba mẹ. Ngoài ra trẻ cũng đọc, viết, đếm số cơ bản nhưng khá chậm.

Mức nặng: khoảng 3 – 5% trẻ mắc bệnh và chỉ số IQ của trẻ từ 20 – 40. Trẻ có thể học được các kỹ năng giao tiếp và tự chăm sóc bản thân. Khi lớn lên, trẻ cần được sống trong các nhà tập thể có sự giám sát.

Mức rất nặng: thường khá hiếm gặp, chỉ vào khoảng 1 – 2%. Do hệ thần kinh bị tổn thương nên IQ của trẻ luôn dưới 20 – 25. Trẻ sẽ không thể sống tách rời gia đình.

Tham khảo:

Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ nhanh tiến bộ

Tổng hợp tài liệu dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ hữu ích cho ba mẹ

Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề: Tự chăm sóc bản thân, học tập, sở thích, chậm phát triển vận động so với tuổi, nhận thức kém,… Ba mẹ hãy lưu ý về các đặc điểm của trẻ dưới đây:

Các biểu hiện chính của chậm phát triển trí tuệ là:

  • Chậm thu nhận các kiến thức và kỹ năng mới (chậm biết đọc, biết cộng trừ…).

  • Hành vi bị rối loạn (hiếu chiến hay đập phá đồ vật, tự gây thương tích cho bản thân).

  • Giảm kỹ năng tự chăm sóc bản thân (không biết tự xúc ăn, tự đi vệ sinh…)

BlockNote image

Hạn chế về khả năng trí tuệ

Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình là một trong những hạn chế lớn nhất của trẻ. Sự hạn chế về chức năng trí tuệ phụ thuộc vào mức độ chậm phát triển của trẻ. Mức độ càng nặng thì sự hạn chế về khả năng trí tuệ của trẻ càng lớn. Chính sự hạn chế về khả năng trí tuệ đã dẫn đến những hạn chế trong hoạt động nhận thức của trẻ như: cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ…

Hạn chế về khả năng chú ý

Phần lớn các trẻ gặp khó khăn khi phải tập trung. Và duy trì sự chú ý vào một công việc nào đó trong một thời gian dài. Trẻ rất khó lựa chọn những thông tin cần thiết, tập trung chú ý vào những thông tin đó và bỏ qua những kích thích không có liên quan. Đôi khi, trẻ phán đoán sai do chúng không xác định được những thông tin chính. Vì trẻ thường chú ý đến những thông tin phụ, chi tiết nhỏ lẻ hơn.

Hạn chế về các kỹ năng, các giác quan

Bao gồm những kỹ năng liên quan đến cảm giác và vận động da toàn thân.

  • Kỹ năng cảm giác thuộc về cách mà trẻ ghi nhận, xử lý và giải thích. Thông tin tiếp nhận qua các giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm, sờ, chạm).

  • Kỹ năng vận động bao gồm các kỹ năng vận động thô và vận động tinh.

Nhiều hoạt động yêu cầu có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 2 nhóm kỹ năng trên. Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường bị hạn chế trong việc phối hợp trên. Nên khi thực hiện một hoạt động, nhiệm vụ nào đó sẽ gặp khó khăn, ví dụ như xâu hạt, viết…

Hạn chế về kỹ năng xã hội

Những trẻ chậm phát triển trí tuệ, thường yếu kém về kỹ năng xã hội. Các trẻ này thường khó khăn trong các tình huống như:

  • Chơi cùng nhau, làm cùng nhau.

  • Lắng nghe người khác nói, luân phiên chờ đến lượt mình.

  • Rất khó biểu hiện được thái độ đúng mực và phù hợp với ai đó. Hay với mọi người trong những tình huống cụ thể.

  • Khó nhận biết thái độ, ý định của người khác qua những biểu hiện trên nét mặt hay tư thế.

Hạn chế về khả năng ngôn ngữ

BlockNote image

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có sự hạn chế về kỹ năng và diễn đạt ngôn ngữ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mất nhiều thời gian hơn. Cụ thể là:

  • Vốn từ của trẻ ít và nghèo nàn.

  • Nhớ từ mới khó khăn và chậm.

  • Trong khi nói trẻ ít dùng câu phức tạp, ít dùng liên từ mà thường sử dụng câu ngắn.

  • Lỗi phát âm: Nói ngọng, nói lắp.

  • Nói lại rập khuôn những gì người khác đang nói nhưng không hiểu ý nghĩ của lời nói đó.

  • Không thể hiện rõ nhu cầu giao tiếp với người khác.

  • Không chủ động thiết lập mối quan hệ với người khác, không đặt câu hỏi.

  • Ngại hoặc sợ giao tiếp với người khác.

Ba mẹ mong muốn tìm giải pháp giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ tối ưu và chuyên sâu. Với sự đồng hành liên tục và bám sát lộ trình của các chuyên gia ngôn ngữ Mẹ Việt. Ba mẹ hãy tham khảo khóa học này để được hỗ trợ tốt nhất: Khóa học Nâng Cao – Đồng Hành Chuyên Sâu: “Chữa Chậm Nói Tại Nhà Cho Con”.

Hành vi không mong muốn

Do sự hạn chế về chức năng trí tuệ, ngôn ngữ, khả năng chú ý, những khó khăn về thể chất và tâm thần… Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có những hành vi không mong muốn như:

  • Trẻ đi lại tự do trong giờ học, không ngồi yên, vận động chân tay liên tục.

  • Đánh bạn, đập phá, ném đồ chơi trong khi đang chơi.

  • Từ chối sự chăm sóc vỗ về của người khác bằng cách lẩn tránh.

  • Không thực hiện hoạt động hay nhiệm vụ, trẻ ngồi uể oải, buồn chán, im lặng.

  • Không phản ứng với những nỗ lực giao tiếp của người khác, thậm chí ngay cả khi bị trêu trọc.

  • La hét, gào thét không rõ nguyên nhân.

  • Hành vi tự xâm kích: đập đầu, bứt tóc, cắn tay.

Thiếu hụt động cơ học tập

Trẻ thường không hoàn thành nhiệm vụ nào đó hoặc quá nhiều lần thất bại. Dẫn đến trẻ dễ nản chí và bỏ cuộc. Do vậy, trẻ kém hăng hái, không muốn học những cái mới hoặc đối mặt với tình huống mới. Trẻ hay ỷ lại và trông đợi sự giúp đỡ của người khác.

Để giúp trẻ duy trì động cơ học tập và tiếp thu kiến thức mới. Ba mẹ hãy chuẩn bị cho con một sức khỏe thể lực và trí não tốt. Giúp con tăng khả năng tập trung và ghi nhớ. Noben Kid sẽ là một sản phẩm hỗ trợ ưu việt dành cho các con. Trẻ có sự tiến bộ và cải thiện rõ rệt sau 2 tháng sử dụng và luyện tập tương tác. Ba mẹ đặt mua sản phẩm chính hãng Ở ĐÂY.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển xác định từ di truyền hoặc từ môi trường tác động. Ba mẹ khi mang thai hoặc chăm con nhỏ thì nên lưu ý nhé.

BlockNote image

Nguyên nhân nội tại

Giai đoạn trước khi sinh:

Do gen di truyền:

  • Lỗi nhiễm sắc thể: hội chứng down, cri-du-chat, Turner.

  • Lỗi gen: Hội chứng PKU, san filippo, chứng xơ cứng dạng củ, gãy nhiễm sắc thể…

  • Rối loạn do nhiều yếu tố: nứt đốt sống, tràn dịch màng não, tật đầu nhỏ.

Do các yếu tố ngoại sinh:

  • Lây nhiễm: sởi rubella (sởi Đức), nhiễm toxoplasma, vi rút cự bào, nhiễm HIV.

  • Nhiễm độc: khi người mẹ dùng thuốc chống động kinh, chất rượu cồn, chụp tia x-quang, chất độc màu da cam (thế hệ thứ hai), kháng thể RH.

  • Suy dinh dưỡng ở người mẹ hoặc thiếu i-ốt trong thức ăn hoặc nước uống.

Giai đoạn trong khi sinh:

  • Thiếu oxy ở trẻ: Những vấn đề do nhau thai, sinh quá lâu, trẻ không thở hoặc không khóc ngay sau khi sinh.

  • Tổn thương trong lúc sinh: Tổn thương não do mẹ đẻ khó hoặc do dùng phóc-xép (một dụng cụ y tế dùng để kéo đầu trẻ).

  • Viêm nhiễm: Vi rút Herpes, giang mai….

  • Đẻ non hoặc thiếu trọng lượng tiêu chuẩn.

Giai đoạn sau khi sinh:

  • Viêm nhiễm: Viêm màng não gây ra do bệnh sởi, ho gà, quai bị, thuỷ đậu, và viêm phổi.

  • U não: Tổn thương do khối u, phẫu thuật, chỉnh trị bằng tia phóng xạ, chảy máu não.

  • Nhiễm độc: Nhiễm độc chì, thủy ngân, chất phóng xạ…

  • Suy dinh dưỡng, bị lạm dụng, kích thích dưới ngưỡng hoặc bị bỏ rơi.

Nguyên nhân từ môi trường

  • Không được chăm sóc đầy đủ về y tế và thể chất. Trẻ ăn thiếu chất, không được thăm khám bệnh định kỳ, không tiêm phòng vacxin đầy đủ…

  • Thiếu thốn về tâm lý xã hội. Trẻ không được ra ngoài vui chơi, tiếp xúc nơi đông người…

  • Sử dụng ngôn ngữ một cách rất hạn chế trong gia đình. Gia đình ít quan tâm, không trò chuyện nhiều cùng con….

  • Việc nuôi dưỡng đứa trẻ nói chung theo cách là cuộc sống của nó do người khác định đoạt.

  • Ít có cơ hội đến trường. Trẻ không được tiếp cận với giáo dục khi đến tuổi đi học.

Một số khuyết tật bổ sung như:

  • Tật vận động: liệt cứng (bị mất sức và không thể tự vận động; tăng lực cơ, phản xạ gân xương tăng).

  • Bệnh động kinh (gây tổn thương hoặc giòn xương).

  • Rối loạn thính giác và thị giác.

  • Tật bẩm sinh ở các bộ phận: thiểu năng tuyến giáp, bệnh tim bẩm sinh, thoát vị khe thực quản, tiểu tiện không tự chủ, táo bón.

  • Gãy xương (do vận động hoặc thiếu canxi).

  • Rối loạn tâm thần: tự kỷ, tăng động giảm tập trung, rối loạn tâm khí, trầm cảm, hung dữ, tâm thần.

Hội chứng điển hình

Một số hội chứng điển hình cũng là nguyên nhân làm cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ. Những hội chứng này làm hệ thần kinh của trẻ gặp nhiều vấn đề. Và trẻ gặp vô vàn khó khăn trong việc nhận thức, phát triển trí tuệ. Các hội chứng gồm: 

  • Hội chứng Down (Bệnh 3 nhiễm sắc thể)

  • Hội chứng gãy nhiễm sắc thể X

  • Bệnh u bã nhờn

  • Hội chứng Rett

  • Hội chứng Angelman

Kết luận

Ba mẹ hãy đối chiếu các biểu hiện để xem con có các đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ không. Trong trường hợp trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, con cần được can thiệp sớm càng sớm càng tốt. Đặc biệt là ba mẹ cần biết về thời gian vàng can thiệp của con – dưới 3 tuổi. Vì giai đoạn này não bộ của con còn đang dễ dàng tiếp thu thông tin, kiến thức và luyện tập các kỹ năng. Can thiệp sớm giúp nâng cao nhận thức kỹ năng, quản lý hành vi ứng xử và giúp trẻ có cơ hội hòa nhập vào xã hội, cộng đồng. Trẻ có cơ hội đến trường học tập, vui chơi với bạn bè lớn lên như bao trẻ khác. Can thiệp sớm thành công chính là món quà giá trị nhất ba mẹ dành tặng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Bài đọc cùng chủ đề: