Tự kỷ là hội chứng rối loạn phát triển thần kinh. Khiến trẻ tương tác, giao tiếp kém, khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc, ngôn ngữ dẫn đến khó hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, trong phân loại các nhóm, có hội chứng trẻ tự kỷ thông minh. Còn có tên gọi khác là tự kỷ thiên tài Asperger. Liệu trường hợp của con có phải là tự kỷ thiên tài? Và nếu không nằm trong nhóm tự kỷ thiên tài thì trẻ tự kỷ có thông minh không? Mẹ Việt sẽ phân tích trong bài viết này để giúp ba mẹ hiểu rõ. Từ đó, ba mẹ có kế hoạch giáo dục phù hợp, giúp con nâng cao nhận thức và trí tuệ.
Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn về mặt hành vi và giao tiếp. Gây ảnh hưởng đến khả năng tương tác xã hội của trẻ. Kèm theo những rối loạn cảm giác khiến trẻ có các hành vi bất thường. Trẻ tự kỷ còn dễ nhận biết thông qua các hành vi rập khuôn trong học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày.
Thuật ngữ “tự kỷ” xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử vào năm 1911. Nhà tâm thần học Eugen Bleuer đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả về tự kỷ như là những biểu hiện thoái lui xã hội cực độ. Một thời gian dài sau đó, người ta tin rằng tự kỷ không chữa được. Và người tự kỷ thường không phát triển về mặt trí tuệ. IQ của người tự kỷ thường dưới 75 – thiểu năng trí tuệ.
Tuy nhiên, trong đó vẫn có những trẻ phát triển nổi trội, lanh lợi và tài năng. Trẻ có khả năng học tập tốt, có thể sống độc lập khi trưởng thành. Đặc biệt là trẻ thường sở hữu tài năng thiên phú và xuất sắc trong các lĩnh vực mình thích.
Từ những nghiên cứu ấy, rối loạn phổ tự kỷ được phân thành:
Nhóm tự kỷ thông thái – hội chứng Asperger: Khả năng tư duy, tiếp thu ở trẻ rất tốt.
Nhóm ở mức độ trung bình.
Nhóm trẻ tự kỷ bị khiếm khuyết về mặt trí tuệ.
Tìm hiểu chi tiết về tự kỷ và cách dạy:
Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì? Các dấu hiệu nhận biết. Tự kỷ có chữa được không?
Khóa khai mở – Giải pháp tối ưu can thiệp chậm nói tại nhà cho trẻ hiệu quả
Hội chứng tự kỷ ở trẻ em Asperger còn được gọi là loại tự kỷ “chức năng cao”. Điều này có nghĩa là các triệu chứng sẽ ít nghiêm trọng hơn các rối loạn phổ tự kỷ khác.
Cũng giống như nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỷ nói chung. Hiện tại khoa học vẫn chưa có lời giải đáp cho nguyên nhân gây ra các hội chứng Asperger. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các yếu tố môi trường và di truyền là nhân tố chính gây ra những thay đổi trong sự phát triển của não bộ.
Với một số trường hợp, rối loạn tự kỷ liên quan đến việc mẹ trong thai kỳ tiếp xúc với chất độc hại. Hay trẻ bị nhiễm trùng trước khi sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ. Trong đó, nguyên nhân gen di truyền là ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hình thành hội chứng tự kỷ thông thái.
Đọc chi tiết:
Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ – Hiểu biết để đồng hành cùng con đúng cách
Câu chuyện can thiệp thành công:
Bé rối loạn phổ tự kỷ và giọt nước mắt hạnh phúc khi con bật nói
Trẻ tự kỷ thông minh vẫn gặp những vấn đề về tương tác xã hội, hành vi rập khuôn và những rối loạn cảm giác. Tuy nhiên, biểu hiện nhẹ hơn nên ba mẹ không chú ý phát hiện sớm được. Một số trẻ có biểu hiện thông minh sớm: tự biết đọc sớm, nhận biết mặt chữ sớm mà không cần ba mẹ dạy nhiều. Có những trẻ vượt trội về khả năng học số, tính toán, tính nhẩm ngay từ bé. Điều đó khiến các ba mẹ “muốn tin” là con bình thường chứ không muốn chấp nhận con tự kỷ. Con chỉ hơi “kém” về giao tiếp, ngôn ngữ. Hành vi bất thường, rập khuôn được “cố gắng ghi nhận” mỗi trẻ có tính cách, sở thích riêng.
Trẻ tự kỷ thông minh dù thông minh đến đâu vẫn sẽ có những đặc trưng của trẻ tự kỷ gồm:
Khó khăn khi giao tiếp phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, tư thế cơ thể.
Cao độ đơn điệu: trẻ tự kỷ thường khó nói lên giọng xuống giọng, biểu đạt cảm xúc qua giọng nói.
Trẻ thường thích chơi và làm việc một mình, không thích tiếp xúc trẻ khác. Trẻ gặp khó khăn khi sinh hoạt tập thể, cộng đồng.
Có xu hướng né tránh giao tiếp mắt.
Lời nói quá trang trọng hoặc không sử dụng tiếng lóng, các hình thái tu từ.
Trẻ chỉ tập trung nói chuyện khi gặp chủ đề trẻ yêu thích.
Dù rất khó chấp nhận con là trẻ tự kỷ thông minh. Nhưng việc phát hiện sớm, ba mẹ chấp nhận càng sớm thì con càng có cơ hội can thiệp sớm thành công. Và lớn lên, trẻ càng có nhiều cơ hội hòa nhập vào cuộc sống xã hội bình thường.
Trẻ tự kỷ thông minh vẫn cần được can thiệp những kỹ năng con khiếm khuyết như trẻ tự kỷ khác. Cụ thể:
Can thiệp kỹ năng tương tác xã hội: Giúp trẻ hòa nhập với xã hội, cộng đồng. Hình thái đơn giản nhất là trẻ học cách chơi với bạn, chơi các trò chơi tập thể. Trẻ biết chờ đợi khi đến lượt. Học các kỹ năng nhường nhịn, chia sẻ, đàm phán với bạn trong quá trình chơi. Quản lý cảm xúc và có hành vi thích hợp khi tranh chấp với bạn.
Can thiệp ngôn ngữ: Mặc dù trẻ tự kỷ thông minh vẫn có ngôn ngữ, trẻ giao tiếp được cơ bản. Nhưng trẻ thường không chủ động giao tiếp, diễn đạt nghèo nàn, không chủ động hỏi… Vì thế, ba mẹ vẫn cần phát triển ngôn ngữ để con diễn đạt đa dạng, chủ động giao tiếp.
Can thiệp các rối loạn cảm giác: là nguồn gốc của các hành vi bất thường. Điều hòa cảm giác giúp trẻ hạn chế, thậm chí từ bỏ các hành vi bất thường. Trẻ cũng tránh được các vấn đề gây ra do rối loạn cảm giác như trầm cảm, âu lo,…
Phát triển tài năng của trẻ: ba mẹ cần biết các đặc điểm học tập của trẻ để giúp trẻ phát huy tài năng của mình. Giúp con trong tương lai có thể tìm được công việc tự lập cuộc sống của mình.
Khóa chuyên sâu can thiệp chậm nói của Mẹ Việt đã trang bị cho nhiều ba mẹ những kiến thức và kỹ năng để tự can thiệp chậm nói cho con tại nhà. Đối với các trẻ tự kỷ, nếu ba mẹ không có kiến thức khoa học và bài bản. Việc can thiệp tại nhà cho con sẽ tiến bộ rất chậm, thậm chí là dậm chân tại chỗ, không hiệu quả.
Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn về bật âm, phát triển ngôn ngữ, giao tiếp. Trẻ cần được can thiệp Đúng phương pháp – Đủ lượng thời gian – Đều đặn hàng ngày để cải thiện ngôn ngữ.
Nhờ áp dụng các phương pháp chữa chậm nói khoa học, trẻ tiến bộ nhanh và bền vững. Đặc biệt, xuyên suốt 6 tháng học tập và thực hành, các cô Mẹ Việt trực tiếp 1-1 đồng hành cùng ba mẹ. Hướng dẫn chi tiết cách THỰC HÀNH để ba mẹ dạy trẻ tự kỷ bật âm thành công và giao tiếp tốt. 100% các bé từ ít hợp tác, không hợp tác đã HỢP TÁC với ba mẹ học nói tốt. Ba mẹ tự tin dạy con hiệu quả tại nhà, giúp ba mẹ tiết kiệm ít nhất 10 lần chi phí học can thiệp cho con.
Trẻ tự kỷ chức năng cao thường thông minh vượt trội. Vậy còn những trẻ tự kỷ bình thường có thông minh không là băn khoăn của nhiều ba mẹ.
Trẻ tự kỷ thường hạn chế khả năng tự học hỏi, bắt chước, tư duy máy móc, rập khuôn. Vì thế, trẻ chậm nhận thức, tư duy kém. Tuy nhiên, khi được can thiệp đúng cách trẻ tự kỷ nhóm trung bình vẫn có khả năng học tập nhất định. Một số trẻ còn có khả năng học tốt hơn trẻ bình thường. Còn đối với trẻ tự kỷ nặng, trẻ có khiếm khuyết về mặt trí tuệ đi chăng nữa thì vẫn cần được can thiệp để giúp trẻ tự chăm sóc bản thân. Hay trẻ có thể làm một số việc phụ giúp gia đình, kiếm ra thu nhập nuôi sống bản thân.
Việc trẻ tự kỷ có học tập tốt, có thông minh hay không phụ thuộc rất lớn vào giáo dục. Đặc biệt là giáo dục gia đình. Vì gia đình là môi trường bộc lộ toàn bộ những vấn đề của trẻ. Gia đình là nơi ba mẹ có thể dạy con tất cả những kỹ năng, xử lý tình huống, ứng xử. Mà ở những môi trường khác (trung tâm can thiệp, giáo viên 1-1, mầm non,…) con không có cơ hội học tập.
Giáo viên dạy đồng thời nhiều học sinh trong lớp sẽ không thể sâu sát từng học sinh. Nhưng ba mẹ hiểu con hoàn toàn có thể hỗ trợ con học tập, nâng cao nhận thức. Do đó, trẻ tự kỷ thông minh hay không phụ thuộc rất nhiều vào ba mẹ. Ba mẹ cần liên tục học hỏi để biết cách đồng hành cùng con.
Như vậy dù thuộc trường hợp trẻ tự kỷ thông minh hay không thì con vẫn cần được can thiệp. Với trẻ tự kỷ, con có thời gian vàng để can thiệp là dưới 3 tuổi. Can thiệp sớm giúp tỷ lệ thành công cao. Con có nhiều cơ hội phát triển về kỹ năng, nhận thức, trí tuệ để dễ dàng hòa nhập cộng đồng. Quá trình can thiệp, hãy dạy con đa dạng, cho con tham gia nhiều trải nghiệm. Điều này có ý nghĩa tích cực trong việc phát hiện ra những năng khiếu, thiên bẩm của con. Và dù có năng khiếu, thiên bẩm mà ba mẹ không biết cách bồi dưỡng đều sẽ lãng phí. Hãy luôn đồng hành, thấu hiểu và hỗ trợ tốt nhất cho con. Để giúp con có một cuộc sống tốt trong tương lai, ba mẹ nhé!
Bài cùng chủ đề: