Bài Test Dành Cho Trẻ Có Nguy Cơ Tự Kỷ

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 21 Th09 2022
17 phút đọc

Trẻ càng lớn càng có các hành vi bất thường như: nhón chân, xoay vòng tròn, không giao tiếp mắt, gọi không quay đầu, chậm nói, chỉ nói linh tinh vô nghĩa,… Nhiều ba mẹ lo lắng liệu con có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ không. Ba mẹ có thể làm bài test M-Chart hoặc bài test CARS để sàng lọc nguy cơ trẻ tự kỷ. Vậy bài test M-Chart là gì? Bài test CARS là gì? Cách làm bài test dành cho trẻ có nguy cơ tự kỷ và tính điểm như thế nào. Mẹ Việt sẽ hướng dẫn chi tiết trong bài viết này. Ba mẹ cùng theo dõi nhé!

Ba mẹ cần hỗ trợ dạy trẻ tự kỷ tại nhà: Tham gia ngay cộng đồng Mẹ Việt – Chữa con chậm nói tại nhà. Nhận những hướng dẫn chi tiết dạy con hàng tuần. THAM GIA NGAY!

Bài test dành cho trẻ tự kỷ M-Chart 

M-CHAT (Modified Checklist for Autism in Toddlers) là Bảng sàng lọc Trẻ tự kỷ dưới 3 tuổi. 

Sự ra đời của M-CHAT: M – Chart được phát triển bản gốc bởi các nhà tâm lý học thần kinh Diana Robins, Deborah Fein và nhà tâm lý học lâm sàng Marianne Barton vào năm 1999.  Mục tiêu chính của M – Chart  là phát hiện tối đa các trường hợp mắc Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ. Bài test dành cho trẻ có nguy cơ tự kỷ này có độ nhạy cao, giúp sàng lọc tối đa các trường hợp trẻ có nguy cơ tự kỷ. Năm 2009 Các nhà tâm lý học đã sửa đổi M – Chart hoàn thiện hơn lên hai phiên bản M – Chart  R và M – Chart  R/F và cùng phát hành vào năm 2013.

BlockNote image

Đối tượng áp dụng bài test M CHAT: Với mục tiêu phát hiện sớm các trường hợp mắc hội chứng Tự kỷ, M – Chart được áp dụng sàng lọc cho các trẻ từ 16 – 30 tháng. Và được sử dụng cho các đợt thăm khám sức khỏe định kỳ ở các cơ sở y tế. Hoặc áp dụng tại nhà khi ba mẹ có những lo lắng về sự phát triển bất thường của trẻ.

Lợi ích của bài test M – Chart là gì? Được sàng lọc sớm với độ nhạy cao giúp cha mẹ phát hiện sớm nguy cơ tự kỷ của trẻ. Từ đó, ba mẹ có kế hoạch can thiệp con trong thời gian vàng giúp can thiệp sớm thành công. Bài test đơn giản dễ hiểu và thời gian ngắn giúp ba mẹ có kết quả nhanh chóng tại nhà.

Đọc thêm:

Nguyên Nhân Trẻ Bị Tự Kỷ – Hiểu Biết Để Đồng Hành Cùng Con Đúng Cách

Ba mẹ có thể liên lạc với Mẹ Việt để nhận được Bảng Sàng lọc Trẻ Tự kỷ M – Chart. Để tiến tiến hành kiểm tra về nguy cơ con có mắc Rối loạn phổ tự kỷ không. Ba mẹ chỉ mất 2 phút để trả lời các câu hỏi tại nhà.

Liên hệ với Mẹ Việt tại: Mẹ Việt – Chữa Chậm Nói Cho Trẻ Tại Nhà

Bài test M – Chart R

M – Chart R (Modified Checklist for Autism in Toddlers Revised): Bảng Sàng lọc Trẻ tự kỷ trong độ tuổi 16 tháng đến 30 tháng đã được sửa đổi. Với 20 câu hỏi dựa trên những quan sát thực tế hàng ngày cách cư xử và hành vi của trẻ. Ba mẹ sẽ lựa chọn câu trả lời Có hoặc Không. Đối với những cư xử của trẻ xảy ra vài lần nhưng không phải là thường xuyên cha mẹ hãy chọn câu trả lời là Không.

Chú ý: Trong bảng Sàng lọc M – Chart  R: Câu 2, 5, 12 với câu trả lời Có là có Nguy cơ Rối loạn phổ Tự kỷ.

Bài ba mẹ đọc nhiều nhất:

Bệnh Tự Kỷ Ở Trẻ Em Là Gì? Dấu Hiệu Trẻ Tự Kỷ. Tự Kỷ Chữa Được Không?

Biểu Hiện Ở Trẻ Tự Kỷ 2 Tuổi Giúp Ba Mẹ Phát Hiện Sớm

Cách tính điểm bài test M – Chart

Mỗi câu hỏi Có sẽ nhận được 1 điểm. 

  • Tổng điểm 0-3 điểm: Nguy cơ Thấp.

  • Tổng điểm từ 3-7 điểm: Nguy cơ Trung bình.

  • Tổng điểm từ 8-20 điểm: Nguy cơ Cao.

Với kết quả nhận được ở Nguy cơ Trung bình đến Nguy cơ Cao, Cha mẹ có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của Mẹ Việt để được tư vấn và thực hiện các bước khảo sát M – Chart  R/F.

Bài test M – Chart R/F

M – Chart  R/F: (Modified Checklist for Autism in Toddlers Revised/Follow): Bảng sàng lọc trẻ em tự kỷ dưới 3 tuổi sửa đổi và theo dõi. Do độ nhạy cao của M – Chart R khiến kết quả có thể là dương tính giả. Dễ xảy ra nhầm lẫn giữa trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ với chậm phát triển. Do đó bài test dành cho trẻ tự kỷ M – Chart R/F được xây dựng để sàng lọc chuyên sâu hơn về nguy cơ tự kỷ ở trẻ. Bài test gồm 20 câu hỏi được đưa ra giống như M – Chart R. Tuy nhiên, phần trả lời sẽ được thay thế bằng Đạt và Không đạt. Kết luận dương tính với trẻ Không Đạt trong câu trả lời phần M-CHAT R/F. 

BlockNote image

Khi trẻ dương tính với M – Chart R/F tức là nguy cơ trẻ mắc phải hội chứng tự kỷ là rất cao. Ba mẹ nên cho con đến các cơ sở y tế, trung tâm chuyên môn. Để được tư vấn và can thiệp càng sớm càng tốt cho trẻ.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm thông tin về M – Chart  trên trang web chính thức của M – Chart theo đường link sau đây: 

https://mchatscreen.com/wp-content/uploads/2015/09/M-CHAT-R_F_VietnameseCCIHP2015.pdf

Đồ Chơi Cho Trẻ Tự Kỷ Và Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chơi Cùng Trẻ Tự Kỷ

Hướng Dẫn Ba Mẹ Trị Liệu Hành Vi Trẻ Tự Kỷ Tại Nhà

Bài test CARS đánh giá tự kỷ cho trẻ trên 2 tuổi

CARS (Childhood Autism Rating Scale) là bài test đánh giá trẻ tự kỷ thời thơ ấu dành cho trẻ trên 2 tuổi.

Sự ra đời của CARS: CARS được phát triển bởi Eric Schopler, Robert Richie và Barbara Rochen Renner. Nhằm đánh giá định lượng các hành vi dựa trên quan sát trực tiếp. Sự khác biệt của CARS là giúp các chuyên gia y tế trong lĩnh vực tâm lý thấy: sự khác biệt giữa hội chứng tự kỷ hay trẻ bị chứng rối loạn phát triển hoặc chậm phát triển.

BlockNote image

Đối tượng áp dụng CARS: Khắc phục được nhược điểm về độ tuổi của M-CHAT. Bài test CARS được áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Với thang đánh giá ngắn gọn dễ hiểu khiến người ít tiếp xúc với trẻ tự kỷ cũng có thể đào tạo, hướng dẫn để sử dụng được.

Lợi ích của việc áp dụng CARS Test: Có nhiều công cụ đánh giá nguy cơ tự kỷ ở trẻ dựa trên quan sát hành vi trực tiếp. Tuy nhiên CARS phản ánh được rõ sự khác biệt nếu trẻ bị tự kỷ so với các rối loạn phát triển hay sự chậm phát triển trí tuệ. CARS giúp các chuyên gia y tế, tư vấn giáo dục và cha mẹ xác định và phân loại được tình trạng của trẻ.

CARS – Thang đánh giá trẻ tự kỷ thời thơ ấu

Thang đánh giá Trẻ tự kỷ thời thơ ấu có 15 mục là:

  • Quan hệ với mọi người.

  • Bắt chước.

  • Thể hiện tình cảm.

  • Các động tác cơ thể.

  • Sử dụng đồ vật.

  • Thích ứng với sự thay đổi.

  • Sự phản ứng bằng thị giác.

  • Sự phản ứng bằng thính giác.

  • Vị giác-Khứu giác-Xúc giác.

  • Sự sợ hãi – hồi hộp.

  • Giao tiếp bằng lời.

  • Giao tiếp không lời.

  • Mức độ hoạt động.

  • Mức độ và sự nhất quán của phản xạ thông minh.

  • Ấn tượng chung.

Cách tính điểm

  • Mức độ 01 điểm: Bình thường.

  • Mức độ 02 điểm: Bất thường nhẹ.

  • Mức độ 03: Bất thường trung bình.

  • Mức độ 04: Bất thường nặng.

Trẻ cũng có thể có tình trạng nằm giữa hai mức độ bằng việc cho điểm: 1.5; 2.5; 3.5

Kết quả đánh giá

Sau khi trẻ được đánh giá, tổng điểm sẽ được tính bằng tính tổng các điểm đã đánh giá:

  • Với điểm từ 15 đến 30 điểm: Trẻ bình thường

  • Với điểm từ 30 đến 36 điểm: Tự kỷ nhẹ đến trung bình

  • Với điểm từ 36 đến 60 điểm: Tự kỷ nặng

Khi trẻ có điểm từ 30 trở lên ba mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám tại các bệnh viện. Và bắt đầu can thiệp sớm cho con càng sớm càng tốt. Tùy mức độ của con, ba mẹ có thể cho con can thiệp tại trung tâm hay can thiệp 1-1. Bên cạnh đó, ba mẹ cần tích cực can thiệp cho con tại nhà để tăng cường hiệu quả can thiệp sớm.

Kết luận

Qua bài viết, ba mẹ đã biết bài test M-Chart là gì, bài test CARS là gì. Và cách làm bài test dành cho trẻ có nguy cơ tự kỷ. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả sàng lọc bước đầu. Để có thể có kết quả chính xác hơn cha mẹ nên đến gặp các chuyên gia tư vấn. Con sẽ cần được thực hiện các bước kiểm tra sâu hơn. Bao gồm cả khám y khoa lâm sàng cho trẻ và các đánh giá khác. Sự phát triển những năm đầu đời của trẻ là quan trọng. Quyết định đến cả tương lai của trẻ. Nên ba mẹ cần phải theo sát và can thiệp kịp thời để trẻ có cơ hội phát triển tốt nhất và hòa nhập cộng đồng. 

Bài kế tiếp: