Ba mẹ thân mến, ba mẹ có đang loay hoay không biết dạy con mình bắt đầu từ đâu? Ba mẹ có gặp tình trạng dạy con không hợp tác, mặc kệ ba mẹ dạy gì con cũng không nói? Con không chịu chơi với ba mẹ, chỉ chơi đồ chơi của con theo cách con thích? Dạy mãi mà con vẫn không bật âm, không hiểu mệnh lệnh, không giao tiếp mắt không? Có lúc nào ba mẹ cảm thấy nản lòng, bế tắc và muốn bỏ cuộc? Đừng vội buông xuôi. Hãy lắng nghe câu chuyện của Mẹ Tuyết Ngân trong chuyên mục Gặp gỡ và chia sẻ tuần này. Để lấy lại niềm tin và động lực trên hành trình đi tìm tiếng nói yêu thương cho con.
Ba mẹ có thế nghe bài Podcast tại đây
Mẹ Ngân là kế toán trưởng của công ty nên đặc thù công việc rất bận rộn. Như bao bà mẹ khác, sau giờ làm mẹ về nhà là lại tất bật với công việc nhà. Nấu nướng, cho con ăn, ăn uống dọn dẹp xong chỉ còn tầm 1 tiếng để dạy con. Bé nhà mẹ Ngân khi mới bắt đầu can thiệp chỉ nói được baba, măm, ạ,… dưới 10 từ đơn, ăn là phải xem tivi, không hợp tác học nói. Bé không giao tiếp mắt, gọi không quay đầu. Quá trình can thiệp giai đoạn đầu không hiệu quả. Nhưng 3 tháng sau, khi mẹ thay đổi hoàn toàn về tư duy, năng lượng tích cực. Kết hợp với phương pháp chuẩn, sự đồng hành của các chuyên gia phát triển ngôn ngữ Mẹ Việt. Mẹ đã có một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục.
Trước tiên xin mời mẹ Ngân giới thiệu đôi nét về bản thân và bé nhà mình để các ba mẹ được biết nhé!
Xin chào các ba mẹ khán thính giả của Mẹ Viêt, mình là mẹ của bé Đỗ Trần Anh Minh hay còn gọi là bé Thóc, bé nhà mình hiện 28 tháng tuổi, mình tên Trần Thị Tuyết Ngân, 32 tuổi, Nghề nghiệp: Kế toán, hiện tại mình sống tại Vĩnh Phúc. Hai mẹ con mình đã tham gia khóa chuyên sâu MVK5 của Mẹ Việt.
Với đặc thù công việc cuối tháng luôn bận rộn. Mẹ Ngân vẫn nỗ lực sắp xếp thời gian chia sẻ cùng với các ba mẹ khác. Thật sự cảm ơn mẹ Ngân rất nhiều về tinh thần cùng Mẹ Việt lan tỏa những điều tốt đẹp vì cộng đồng nhé!
Mẹ Ngân có thể chia sẻ một chút về hoàn cảnh mẹ phát hiện con chậm nói như thế nào? Lúc ấy con đã nói được gì chưa?
Đáp: Mình phát hiện con chậm nói khi con tầm 22 tháng. Lúc ấy con nói được khoảng vài từ đơn, những từ đơn giản như ba, măm, ạ… Thấy con chậm nói lâu quá mà vẫn không cải thiện, ba mẹ cũng không biết dạy như thế nào nên mẹ đã đăng ký tham gia khóa học Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà của Mẹ Việt, khóa MVK5.
Vậy trước đó chưa tham gia vào khóa học, mẹ đã gặp những khó khăn gì trong việc dạy con?
Lúc ấy quả thật mình rối như tơ vò. Tất cả mọi thứ với mình đều khó khăn. Ví dụ như:
Lúc đó cứ đến bữa ăn là phải bật tivi con mới chịu ăn, mẹ rút hết cả dây mạng dấu điều khiển tivi mà chỉ được vài hôm, bố với bà lại tìm ra điều khiển để bật cho con xem.
Con không chịu ngồi một chỗ để chơi trò chơi, con chạy loăng quăng.
Bà thì không nhớ bật loa cho con nghe, lúc nhớ lúc quên, gần như là ngày bà chỉ bật có 1-2 tiếng. Mẹ thì thời gian quá bận không theo dõi sát được.
Mẹ đọc sách cho con là con khóc toáng lên nước mắt ngắn nước mắt dài.
Dịch dã căng thẳng, mẹ là F1 liên tục, mẹ thường xuyên phải cách ly con kéo dài.
Đọc đầy đủ các bài viết Mẹ Việt chia sẻ cách ba mẹ tự dạy con học nói tại nhà: Trẻ chậm nói
Vậy cơ duyên nào mẹ Ngân đã biết đến Mẹ Việt? Vì sao mẹ quyết định tham gia khóa chuyên sâu đồng hành cùng ba mẹ dạy nói cho trẻ chậm nói tại nhà?
Mẹ được biết thông qua Tư vấn giáo dục bên Mẹ Việt là cô Tâm và cũng là một người bạn thân của mình. Sau khi cô Tâm giới thiệu về Mẹ Việt thì mẹ cũng bận nên cũng chưa tìm hiểu kỹ đâu. Mẹ cũng nghĩ học trực tiếp còn không ăn thua học online thì làm sao hiệu quả. Rồi mẹ đang bận làm báo cáo tài chính năm của công ty nên hẹn hết tháng 3 trả lời. Nhưng được cô thuyết phục nên mẹ đã quyết định tham gia. Thế nhưng khoảng thời gian cả một tháng đó dịch dã kéo dài căng thẳng. Công việc bận nên mẹ gần như không đoái hoài gì khóa học này cả.
Quả thật mối nhân duyên của mẹ Ngân ngày đầu đến với Mẹ Việt còn mong manh lắm nhỉ :) Như kiểu có người se duyên rồi mà chưa thật sự bén duyên vậy.
Khi vào khóa học, các cô đã trang bị cho mình nhiều kiến thức và kỹ năng để dạy con. Có được lộ trình chi tiết để hướng dẫn cách can thiệp cùng con tại nhà luôn. Nhưng thời điểm đó mẹ chưa thực sự chú tâm vào can thiệp cho con. Vậy thì lúc ấy mẹ áp dụng dạy con như thế nào?
Lúc ấy, mình chưa thật sự tập trung nên vẫn gặp rất nhiều khó khăn để tương tác cùng con.
Mẹ đọc sách cho con là con khóc toáng lên, gào hết nước mắt, con không thích đọc sách, con chạy loăng quăng.
Đồ chơi con đến sờ tý là vứt không chịu chơi.
Không hứng thú nghe loa.
Vứt sách, xé sách…
Con khóc suốt thời gian khoảng gần 1 tháng khi mẹ đọc sách cho con nghe. Mẹ cũng lười quay video post lên để các cô góp ý cách tương tác.
Áp lực từ con không hợp tác là 1 thì áp lực đến từ các thành viên gia đình là 10 khiến mình càng stress, áp lực và căng thẳng hơn.
Cả nhà tỏ ra con không thích thì đừng có ép con. Rồi khi con đọc sách thì bà và bố lại bật tivi ở ngoài để khiến con không tập trung muốn được ra ngoài để chơi nên con khóc rất nhiều. Bà và bố không ai ủng hộ mẹ việc mẹ dạy con chậm nói tại nhà, không quan trọng việc con chậm nói, nghĩ đơn giản là con chưa thích nói, lúc nào con thích nói con khắc nói.
Như vậy là hành trình chữa chậm nói của mẹ không hề suôn sẻ một chút nào. Giai đoạn đó, mẹ kể lại là mẹ cực kỳ bị stress, căng thẳng và xuống tinh thần đúng không. Khi con không hợp tác, không tiến bộ, mẹ cảm thấy những gì mình học không áp dụng được. Mẹ mất niềm tin vào chính mình, không tin là mình có thể tự can thiệp cho con được vì con hầu như không hợp tác. Mẹ cũng gặp vô vàn khó khăn. Gia đình chưa hiểu rõ về vấn đề của con. Bà và bố chưa hiểu những lo lắng, sốt ruột của mẹ khi mãi mà con chưa nói. Chưa nhìn thấy thành quả của những phương pháp mà mẹ áp dụng cho con. Nên chưa ủng hộ và đồng lòng cùng mẹ can thiệp cho con. Có thể thấy là mẹ phải chịu rất nhiều áp lực từ rất nhiều phía.
Thời điểm đó mẹ còn cảm thấy là khóa học không hiệu quả, lãng phí đúng không? Mẹ có thể chia sẻ cảm xúc thật của mình lúc đó như thế nào?
Nhiều lúc mẹ buông xuôi không muốn tiếp tục nữa, cứ để thời gian nó trôi đi. Nhiều khi công việc áp lực, việc nhà bộn bề khiến mẹ mệt mỏi và muốn dừng bước. Bỏ mặc việc can thiệp của con luôn cô ạ. Nhưng rồi cứ đêm đến khi nằm ngủ mẹ lại nằm nghĩ: Nếu bây giờ mình bỏ cuộc và dừng lại thì con mình sẽ như thế nào? không biết đến khi nào con mới nói được như các bạn cùng trang lứa, con sẽ bị chậm lại phía sau thì lúc ấy mọi điều thiệt thòi con mình là người phải gánh chịu, nên mẹ lại lấy lại tinh thần và cố gắng mỗi ngày dù chỉ một ít thời gian cũng phải cố gắng dành cho con.
Khi mà áp dụng chưa thành công lúc ấy mình nghĩ khóa học online thì làm sao mà có thể khiến con mình tiến bộ được??? Người ta còn đưa con đi học can thiệp trực tiếp còn không tiến bộ được. Nhưng sau khi xem các video của các mẹ gửi lên zalo lớp học khoe các con mình đã nói được. Mình lại lấy động lực và cố gắng hơn để con mình cũng được bật âm như con các mẹ. Và rồi mình kiên trì đọc thật nhiều sách cho con. Chơi cùng con nhiều hơn mỗi ngày để ngày hôm nay mình cũng đã có quả ngọt (hạnh phúc).
Vậy thì trong giai đoạn khó khăn đó, các cô Mẹ Việt đã làm gì để giúp mẹ vực lại tinh thần? Có được niềm tin và động lực mạnh mẽ để tiếp tục hành trình dạy con tại nhà? Các cô có gợi ý cho mẹ được những giải pháp cụ thể nào để tháo gỡ những nút thắt?
Có cô Tâm là bạn của mình, đồng thời là Tư vấn giáo dục hỗ trợ các ba mẹ trong lớp học đã thường xuyên hỏi thăm tình hình của con. Và động viên mẹ cố gắng vì con, tâm sự hỏi han xem con đã tiến bộ được như nào? Có vướng ở đâu không để các giúp đỡ? Ngoài ra các cô chuyên gia Mẹ Việt luôn đồng hành hỗ trợ mẹ khi mẹ có thắc mắc. Cô đưa ra cách giải quyết vấn đề cho mẹ ngay cho mẹ. Để mẹ tiếp thêm động lực hành trình dạy con tại nhà.
Mẹ nhớ là lúc ấy hay gọi điện cho các cô. Mỗi lần nói chuyện rất lâu, các cô vừa giúp mẹ xốc lại tinh thần. Vừa hướng dẫn mẹ kỹ từng bước phải dạy con thế nào. Rồi những kỹ năng tương tác với con, cho con học gì, chơi gì, chơi như thế nào.
Các cô luôn nhắc mình là tôn trọng con, nương theo con để dạy. Rồi phải quan sát con ra sao, cố gắng tìm hiểu xem con muốn gì, cần gì? Để ba mẹ hỗ trợ, điều chỉnh cách tương tác. Mình thì bận nên nhiều lúc tối muộn mới rảnh cầm máy nhắn tin được. Các cô vẫn nhiệt tình trả lời thắc mắc cho mình cụ thể, chi tiết, nhiều lúc đến khuya luôn (hi hi).
Ba mẹ thấy đấy, khi chưa đủ niềm tin ba mẹ có thể nghĩ đến việc bỏ cuộc. Chứ Mẹ Việt luôn ở đây, nhiệt tình hỗ trợ ba mẹ tới cùng. Chỉ cần ba mẹ không buông tay, Mẹ Việt sẽ có cách kéo ba mẹ và các con về tới đích.
Vậy sau khi lấy lại tinh thần và được hướng dẫn các giải pháp, bật mí với các ba mẹ là lần này mẹ Ngân đã rất mạnh tay để giải quyết vấn đề nhé ^^. Mẹ có thể chia sẻ cụ thể mẹ đã thay đổi những gì để dạy con hiệu quả hơn?
Thực ra nói mạnh tay thì hơi quá. Nhưng em nghĩ đã đến lúc mình phải quyết tâm hành động, phải quyết liệt để giúp con mình. Nên em bắt đầu từ khắc phục từng khó khăn một.
Sau khi lấy lại tinh thần mẹ đã quyết tâm và hứa sẽ cố gắng hơn nữa để thay đổi tâm lý của mình. Trước tiên để mẹ không còn căng thẳng trong việc dạy con. Thật thoải mái để tương tác với con, chơi với con thật vui vẻ. Không đặt nặng vấn đề là ngày hôm nay hay ngày mai con phải nói được. Hay con phải chơi được trò chơi này. Mẹ đã thay đổi cảm xúc của mình cố gắng kìm chế cảm xúc cáu giận nổi nóng với con.
Về xem tivi, mẹ nói phải thuyết phục để bà và bố hiểu trong thời gian khá dài. Nhiều lúc bố mẹ cãi nhau vì có mình mẹ cố gắng. Trong khi bà và bố cứ lại chống đối lại. Sau đó mẹ kiên quyết liên hệ nhà mạng cắt luôn mạng và cáp tivi để khỏi phải xem.
Về nghe loa, mình đi làm cả ngày nên chỉ có thể nhờ bà bật cho bé nghe. Bà thì không nhớ bật loa nên con nghe không đủ thời gian để ngấm. Trước thì mẹ chỉ dám góp ý thôi. Và cũng không thực sự hiểu về hiệu quả của phương pháp loa tắm ngôn ngữ nên hơi chủ quan. Kiểu nghe được bao nhiêu thì nghe.
Nhưng khi hiểu rõ là cần tắm ngôn ngữ cho con đủ nhiều con mới nhanh bật nói được thì mẹ thay đổi. Hàng ngày thường gọi điện về nhắc nhở bà cho con nghe loa. May mắn là bà cũng hỗ trợ mẹ cùng thực hiện. Mẹ thì thời gian trước quá bận nên mẹ cũng không đọc kỹ về cách nghe loa đúng cho con. Mẹ cho con một lúc 2-3 folder cùng một lúc. Khiến kéo dài thời gian nghe ngấm của con mà lại không hiệu quả. Mẹ xem kỹ lại hướng dẫn là thực hiện đúng là 1 ngày nghe loa 3-4.5h. Nghe 1 folder lặp lại cả tháng.
Wow, mình nghĩ nghe đến đây thì ko ít ba mẹ cũng sẽ ngạc nhiên như mình. Mặc dù đã được nghe mẹ Ngân kể sơ sơ về quyết tâm thay đổi để dạy con. Nhưng thực sự đây là lần đầu tiên các cô được nghe mẹ Ngân tiết lộ “thâm cung bí sử”. Những hành động rất quyết liệt mà chỉ khi thực sự quyết tâm cao độ mới có thể thực hiện được.
Mình tin rằng nghe đến đây các ba mẹ đang rất hồi hộp chờ đợi những phản hồi tích cực từ những thay đổi của mẹ. Kể từ lúc bắt đầu vực lại niềm tin, mẹ tương tác tích cực với con thì sau bao lâu bạn Thóc bắt đầu có tiến bộ?
Sau khi mẹ thay đổi tương tác tích cực hơn với con thì sau 1 tháng là tháng thứ tư con đã tiến bộ rõ rệt con bật âm, cùng lúc nói được rất nhiều từ đơn. đến nay là 3 tháng thay đổi tích cực con đã nói câu từ 3 đến 4 từ.
Tháng thứ tư sau thay đổi tương tác tích cực hơn con bật âm gọi bố, mẹ, bà…. Hết các thành viên trong gia đình, rồi khi con nói được 2 từ con gọi mẹ ơi, bà ơi…. Bây giờ sau 3 tháng tích cực con gọi mẹ ơi mẹ đâu rồi, bà ơi bà con mệt quá, con yêu bố, con yêu mẹ.
Và sau 3 tháng ròng rã can thiệp tích cực cho con, hiện tại cụ thể con đã tiến bộ thế nào rồi mẹ Ngân? Mẹ có thể kể chi tiết cho ba mẹ thính giả cùng nghe được không?
Hiện tại con đã nói câu từ 3 đến 4 từ. Đọc thơ đồng dao, vuốt đuôi 2 đến 3 từ, hát được một số bài hát, rất rất nhiều những thứ khác.
Con nói được tên của thế giới xung quanh về chủ đề động vật, rau củ quả, hoa, các loại quả, đếm số, đọc bảng chữ cái, phương tiện giao thông,…
Con thực hiện được nhiều mệnh lệnh của mẹ, biết chơi giả vờ như trò chơi nấu cơm. Giả làm tiếng kêu các con vật, trò chơi bác sĩ, con biết thể hiện nhu cầu vệ sinh… Và đặc biệt bây giờ con là một em bé rất yêu sách con có thể đọc sách cả ngày.
Tuyệt vời quá. Từ một em bé nghe mẹ đọc sách là khóc thét lên. Bây giờ em bé Thóc đã có thể say sưa nghe mẹ đọc sách cả ngày rồi.
Mẹ có thể chia sẻ bí quyết giúp con thích đọc sách để các ba mẹ cùng biết và áp dụng được không???
Mẹ đọc sách về âm thanh của thế giới xung quanh để kích thích sự tò mò của con. khi mẹ đọc thì mẹ nhấn nhá và đọc thật to rõ ràng theo cách các cô hướng dẫn. Để con thấy tò mò rồi đến cạnh mẹ để xem mẹ đọc cái gì? Hình ảnh trong sách có gì mà mẹ woa ghê thế nhỉ? Đọc dần dần mỗi ngày từ 1 đến 2 cuốn. Và thường xuyên thay sách mới cho con để luôn tạo sự hứng thú mới mẻ cho con… Đến khi con thích thì mẹ đọc số lượng sách mỗi ngày nhiều lên. Bây giờ mỗi lần con có thể đọc 9-10 cuốn. Và thay đổi nhiều loại sách khác nhau cho con.
Giáo cụ và tài liệu học tập giúp ba mẹ dạy trẻ chậm nói bật âm nhanh:
Sách và đồ chơi bổ trợ hiệu quả cho trẻ chậm nói
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng giáo cụ và tài liệu tự dạy con tại nhà, ba mẹ liên hệ: Fanpage Mẹ Việt – Trẻ chậm nói.
Mẹ chia sẻ thêm là dạy con giao tiếp qua sinh hoạt như thế nào? Mẹ đã cho con chơi các giáo cụ Mẹ Việt ra sao? Cho con chơi xe thăng bằng, đưa con sang nhà hàng xóm chơi, đi chơi nhiều cho con dạn dĩ,… Hiệu quả như thế nào?
Các giáo cụ mẹ Việt chia sẻ cho mẹ như mua xe thăng bằng cho con đi mẹ về và áp dụng mua luôn cho con. Mới đầu về con không thích nên chỉ đến sờ tý thôi còn con không hề đi. Một hôm thời tiết đẹp mẹ rủ hai mẹ con đi công viên và đem theo xe thăng bằng. Mẹ hướng dẫn con ngồi lên và dùng hai chân để di chuyển xe. Con làm theo mới đầu khi con chưa quen thì xe vẫn còn thường xuyên đổ. Mẹ đi theo con và hướng dẫn con để con giữ được thăng bằng. Mẹ cổ vũ con, con rất vui và hứng khởi lắm, thế là con đã làm được, con đi khắp công viên. Mẹ chạy trước và bảo con đuổi theo mẹ nhé, con rất thích thú. Và lấy động lực là phải đuổi theo mẹ bằng được. Hôm đó là một buổi trải nghiệm vã mồ hôi của hai mẹ con. Con đã đi xe siêu đỉnh ai nhìn cũng khen em bé đi xe siêu quá. Con được hoạt động nhiều về ăn cơm hay uống sữa đều thấy dễ dàng hơn. Trước ăn uống chật vật lắm cô ạ.
Ngoài ra Mẹ Việt cũng chia sẽ thêm nên cho con ra chỗ đông người để con được giao tiếp. Mẹ cũng làm theo liền. Con được mẹ đưa sang hàng xóm chơi, con chơi với chị nhiều nên yêu quý chị Hằng hàng xóm lắm. Ngày lẫn tối là cứ đứng ở cửa chị Hằng ơi đi chơi. Có gì cũng khoe chị Hằng ơi. Đi chơi nhiều nên ngày nào con cũng đòi chơi, tối vẫn đòi đi chơi….
Vậy là cuối cùng, mẹ đã bắt đầu hái những quả ngọt từ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình. Mẹ thấy những cố gắng nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn đó có xứng đáng không?
Trải qua những giai đoạn khó khăn mẹ rất hạnh phúc khi nhận được những trái ngọt là những lời yêu thương con dành tặng cho mẹ, thật xứng đáng với những khó khăn mà mẹ đã trải qua.
Từ thời điểm hiện tại nhìn về lúc mới bắt đầu khóa học, theo mẹ điều gì khiến mẹ trong giai đoạn mới bắt đầu can thiệp cho con chưa thành công?
Mẹ không đọc và tìm hiểu kỹ những nội dung học của từng tuần mà các cô hướng dẫn. Nên mẹ đã không thực hiện đúng và chưa biết cách tương tác hiệu quả với con.
Video trong khóa học mẹ cũng không xem được hết. Chỉ xem qua nên cũng chưa vận dụng được hết những thông tin mà các cô gửi đến.
Mẹ lười quay video để post lên nhóm nhờ các cô chỉnh sửa.
Mẹ cũng ít hỏi hay chia sẻ những hành vi với các cô để nhờ các cô hướng dẫn.
Mẹ không áp dụng đúng như trong lộ trình các cô hướng dẫn.
Mẹ đã lãng phí thời gian 3 tháng là không tương tác nhiều với con. Không thực hiện các yêu cầu của các cô theo từng tuần.
Tất cả những điều trên đã khiến giai đoạn mới bắt đầu can thiệp cho con mẹ chưa thành công.
Đúng rồi mẹ Ngân. Trước tiên là cần vạch ra được đúng nguyên nhân của vấn đề chúng ta sẽ có giải pháp tập trung giải quyết được chúng. Các cô MV cũng đã hết sức cảm thông với trường hợp của mẹ Ngân thời gian đó. Các cô biết các vấn đề mẹ đang gặp phải. Và hơn hết nguyên nhân lớn nhất đến từ niềm tin của mẹ. Mẹ chưa thực hiểu về phương pháp can thiệp phát triển ngôn ngữ của MV. Chưa hiểu nên chưa tin. Và chưa tin nên áp dụng không tới dẫn đến không hiệu quả.
Không chỉ mẹ Ngân đâu nhiều ba mẹ mới đến với Mẹ Việt vẫn còn giữ tâm lý e dè như vậy đó. Các ba mẹ chưa hiểu phương pháp nên chưa đủ niềm tin mình có thể can thiệp cho con thành công tại nhà. Với những chia sẻ của mẹ Ngân, ba mẹ hoàn toàn tin tưởng và quyết tâm can thiệp cho con.
Mẹ có những lưu ý gì để khai thác khóa Chuyên sâu Mẹ Việt hiệu quả nhất mẹ Ngân nhỉ?
Để can thiệp thành công tại nhà thì ba mẹ hãy:
Thực hành đầy đủ theo thời gian biểu dạy con tại nhà.
Học kỹ cách nghe loa đúng cách, thời gian nghe loa đúng như các cô đã hướng dẫn.
Chăm chỉ quay video để các cô xem giúp ba mẹ những gì cần thay đổi.
Tương tác với con mọi lúc mọi nơi để con tích lũy ngôn ngữ đầu vào.
Ba mẹ thật thoải mái và thật nhiều năng lượng khi tương tác với con. Để con luôn cảm thấy hào hứng và thích thú khi tương tác và chơi với ba mẹ.
Cho con ra ngoài chơi thật nhiều, để con được tiếp xúc với thế giới bên ngoài…
Ba mẹ hãy kiên trì và hãy tin rằng một ngày sớm thôi con mình sẽ bật âm và nói được thật nhiều ba mẹ nhé.
Đến bây giờ cũng đã gần kết thúc khóa học, mẹ cảm thấy đã tự tin dạy con chưa? Mẹ có hài lòng hay tiếc nuối gì khi tham gia khóa học chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà của mẹ Việt không? Theo mẹ các ba mẹ có cần tham gia một khóa học bài bản để có thể dạy con ở nhà để dạy con học nói thật tốt không?
Hiện giờ sau khi gần kết thúc khóa học, mẹ có thể khẳng định rằng mẹ tự tin để dạy con học nói tại nhà. Tuy mẹ chưa phải là một người mẹ giỏi giang và có nhiều kỹ năng để dạy con. Nhưng qua khóa học mẹ đã hiểu được những giá trị cốt lõi của việc dạy con tại nhà mà các cô đã gửi đến. Mẹ hiểu được cách tương tác với con để con mình luôn thích thú khi chơi cùng ba mẹ.
Mẹ cảm ơn các cô Mẹ Việt đã mang đến khóa học thật bổ ích. Mẹ rất hài lòng với khóa học chuyên sâu dạy con chậm nói tại nhà của Mẹ Việt. Hy vọng Mẹ Việt sẽ giúp được rất nhiều những ba mẹ có con chậm nói.
Các ba mẹ có con chậm nói cần tham gia ngay một khóa học chuyên sâu như này để dạy con học nói hiệu quả tại nhà nhé. Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn đến Mẹ Việt về khóa học tuyệt vời này! Chúc cho Mẹ Việt ngày càng thành công hơn và giúp đỡ được nhiều ba mẹ hơn nữa. <3 <3 <3
Chân thành cảm ơn mẹ Ngân vì đã không ngừng nỗ lực thay đổi để đồng hành với con. Thấy được những tiến bộ của bạn Minh cùng như tâm thế tự tin dạy con của mẹ Ngân là điều mà các cô hạnh phúc nhất! Cảm ơn mẹ Ngân đã không bỏ cuộc, luôn tin tưởng đồng hành cùng Mẹ Việt và giúp cho con có được những tiến bộ tốt nhất trong khả năng của con. Ba mẹ chính là người thầy đầu tiên và tuyệt vời nhất của con. Cảm ơn mẹ Ngân đã đến với chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt. Và chia sẻ câu chuyện giá trị về hành trình đồng hành của mình.
Mẹ Việt tin chắc rằng câu chuyện của mẹ sẽ là truyền nhiều năng lượng tích cực. Giúp cho nhiều ba mẹ thêm tự tin chữa chậm nói cho con tại nhà. Chúc gia đình mẹ Ngân và gia đình nhiều sức khỏe và hạnh phúc <3. Chúc cho bạn Minh sẽ đều đặn phát triển ngôn ngữ để con nói tốt, giao tiếp tốt mẹ nhé!