Bà ngoại can thiệp thành công cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 14 tuổi

Đăng bởi: Health Coach Phạm Thuần
Đã cập nhật vào: 8 Th01 2023
48 phút đọc

Xin chào ba mẹ, trong chuyên mục “Gặp gỡ và chia sẻ” hôm nay, Mẹ Việt chia sẻ cùng ba mẹ câu chuyện đặc biệt về hành trình can thiệp cho trẻ tự kỷ. Ba mẹ biết rồi đấy, can thiệp cho trẻ tự kỷ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Điều đó càng khó khăn gấp bội khi mà trẻ đã qua độ tuổi vàng can thiệp. Ba mẹ của bé trong câu chuyện này đã chấp nhận phó mặc con cho số phận. Nhưng may mắn là con còn có bà ngoại rất yêu thương và không chấp nhận bỏ cuộc. Với tình yêu thương vô hạn, quyết tâm tìm tương lai cho cháu. Và với lòng kiên nhẫn, bao dung cho những khiếm khuyết của cháu. Cuối cùng bà đã can thiệp cho cháu thành công. 
Mọi người có thể nghe bài đọc tại đây

Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.

...

Đôi nét về khách mời

Mẹ Việt rất vinh hạnh mời đến cô Hường – bà ngoại đã can thiệp chậm nói thành công cho cháu rối loạn phổ tự kỷ chia sẻ cùng ba mẹ. Chắc chắn câu chuyện của cô sẽ giúp ba mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế. Và niềm tin khi đồng hành cùng các bạn tự kỷ. Ba mẹ cùng theo dõi câu chuyện nhé! 

Vâng cháu xin chào cô Hường. Cháu xin phép gọi cô là bà ngoại để tiện xưng ạ! Trước tiên, cháu xin mời bà chia sẻ thông tin về mình để các ba mẹ cùng biết bà nhé. 

Chào các khán thính giả và các cô Mẹ Việt. Bà tên Hường, năm nay bà được 62 tuổi. Bà đăng ký tham gia khóa Chuyên sâu chữa chậm nói cho con của Mẹ Việt khóa MVK4. Để can thiệp cho 2 bạn là bạn Cảnh Hòa 14 tuổi, rối loạn phổ tự kỷ. Và bạn Khôi Nguyên 4 tuổi chậm nói đơn thuần. Hiện tại 3 bà cháu ở Bình Dương.

BlockNote image

Dạ, cháu cảm ơn những chia sẻ của bà. Vậy trước khi biết đến Mẹ Việt bà đã hỗ trợ bạn Cảnh Hòa như thế nào? Trong thời gian bao lâu và kết quả cải thiện ra sao ạ? 

Bé 14 tuổi – RLPTK, 7 năm trời tìm phương pháp can thiệp 

Cảnh Hòa được phát hiện tình trạng rối loạn phổ tự kỷ lúc 3 tuổi. Ba mẹ cho cháu đi học can thiệp 3 năm nhưng vẫn không tiến bộ. Đến 6 tuổi cháu về ở luôn với bà. Mỗi tuần bố mẹ cháu đến thăm một lần. 

Bà đã tìm đủ mọi phương pháp để hỗ trợ Cảnh Hòa. Từ năm 6 tuổi đến năm 14 tuổi bà tìm đủ mọi cách để giúp cháu nhưng không hiệu quả. Đến năm nay bà mới gặp Mẹ Việt và tham gia khóa can thiệp chậm nói chuyên sâu lớp MVK4. Bà vừa dạy bạn Cảnh Hoà và cả cháu nội Khôi Nguyên chậm nói đơn thuần. 

Trước khi bà biết đến Mẹ Việt bà đã đi rất nhiều nơi để tìm cách giúp cháu. Ai chỉ đâu bà đi đó. Bà đi Thầy Võ Hoàng Yên, đi châm cứu ở viện châm cứu Trung Ương Hà Nội. Đi bệnh viện Vinmec ở ngoài Hà Nội. Mỗi nơi bà ngoại đều đi. Ai bày chỗ nào hay bà cũng đi. Xa cũng có, gần cũng có. Chỉ cần nghe nói phương pháp đó giúp cháu bà nói được bà đều đi. Bà đi đến đâu cũng được mọi người giúp đỡ. Nhưng kết quả thì không được như mình mong muốn. Bà đã mất 7 năm đi tìm mọi phương pháp để dạy cháu. 

Vâng! 7 năm trời đằng đẵng, làm tất cả mọi thứ để tìm cách can thiệp cho cháu ngoại. Nghe bà chia sẻ cháu phần nào tưởng tượng ra những khó khăn, gian truân mà bà và Cảnh Hòa đã phải trải qua trong quãng thời gian 7 năm ấy. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp như Cảnh Hòa. Ba mẹ cũng ròng rã bao năm chạy đông chạy tây tìm tiếng nói cho con mà chưa thành công. Ba mẹ hãy lắng nghe podcast này trọn vẹn để có thêm động lực đồng hành cùng con. Và có thể ba mẹ cũng sẽ tìm thấy giải pháp cho chính trường hợp con của mình nhé. 

Thông tin và kiến thức quan trọng cần biết về trẻ tự kỷ, Mẹ Việt đã tổng hợp chi tiết trong chuyên mục Trẻ tự kỷ. Ba mẹ hãy đọc kỹ các bài viết để hiểu rõ về hội chứng này và cách dạy trẻ tự kỷ bật âm thành công.

Gửi gắm niềm tin vào Mẹ Việt

Quay trở lại với câu chuyện của cô Hường, cháu rất khâm phục sự quyết tâm và tinh thần bền bỉ, không bỏ cuộc của bà ngoại. Vậy cơ duyên nào bà biết đến Mẹ Việt ạ? Và lúc ấy khả năng ngôn ngữ của Cảnh Hòa và Khôi Nguyên như thế nào bà?

Bà đã tìm nhiều nơi, lang thang trên mạng tình cờ gặp các cô team Mẹ Việt. Các cô đã giới thiệu chương trình can thiệp chậm nói chuyên sâu thế là bà tham gia ngay. Lúc ấy khả năng ngôn ngữ của Cảnh Hòa nói được. Nhưng nói ít từ, nói không rõ, hay bị mất âm. Khả năng ngôn ngữ của Khôi Nguyên bị thoái lui ngôn ngữ, bạn ấy nói lúc 1 tuổi sau đó bạn ấy mất ngôn ngữ và không nói nữa.

Vâng vậy là ròng rã 7 năm cho tới thời điểm biết đến Mẹ Việt thì bạn lớn Cảnh Hòa mới chỉ nói được ít từ ngọng nghịu chưa rõ, hay bị mất âm. Khôi Nguyên thì chỉ chậm nói đơn thuần nhưng lại có dấu hiệu thoái lui ngôn ngữ. 4 tuổi bạn không chịu nói. Nghe bà chia sẻ cháu cũng hiểu được lý do vì sao bà lại nhanh chóng đăng ký tham gia vào chương trình chuyên sâu của Mẹ Việt. Để kịp thời can thiệp cho các cháu sớm ngày nào hay ngày đấy đúng không ạ? 

Bà ngoại đơn độc trên hành trình can thiệp cho cháu

Nhưng bà có thể chia sẻ kỹ hơn có phải chỉ có một mình bà là người quyết định tham gia khóa học của Mẹ Việt và tự mình can thiệp sau đó cho 2 cháu, chứ không có sự góp ý hay hỗ trợ sau đó của bố mẹ 2 bé phải không ạ??

Ba mẹ cháu cũng bận, chỉ cho cháu đến trường mẫu giáo hòa nhập, nhưng cháu vẫn cứ im ắng hơn, không muốn nói gì cả. Bà ngoại thì nghĩ rằng luôn luôn phải lạc quan, không có cách này thì có cách khác. Thấy cháu không nói bà lại quyết tâm đi tìm hướng khác. Tìm hết cái này đến cái khác. May mắn và gặp được Mẹ Việt. Được nhận lộ trình chi tiết, hướng dẫn cho bà từng chút một. Lộ trình khoa học, các cô hướng dẫn bà từng chút. Bà kiên trì áp dụng từng chút. Bà nghĩ rằng không có thành công nào mà không kiên trì mà được và bắt buộc bà phải kiên trì nỗ lực từng ngày.

Dạ vâng bà nói rất đúng ạ. Không sự thành công nào đến một cách dễ dàng. Đội ngũ Mẹ Việt thực sự rất khâm phục tinh thần của bà. Bà ngoại với tình yêu thương cháu vô hạn. Bà đã không ngại khó khăn để giúp cháu tìm được tiếng nói cho mình. Thực sự là tinh thần quyết tâm học tập của bà đã truyền rất nhiều động lực cho các ba mẹ trong cùng khóa Chuyên sâu chữa chậm nói MVK4.

Quả ngọt đã đến chỉ sau 3 tháng can thiệp đúng cách

Vậy với tinh thần học tập quyết tâm đó, dưới sự hỗ trợ sát sao của các cô bên Mẹ việt thì sau bao lâu kể từ khi tham gia vào khóa học thì bà bắt đầu thấy cháu có tiến bộ ạ? Bà có thể chia sẻ một chút về cảm xúc khi đó cho khán thính giả cùng biết được không. 

Khoá học 6 tháng nhưng bà tham gia được 3 tháng là bà thấy cháu đã tiến bộ rồi. Cảnh Hòa đã nói nhiều hơn, thích nói hơn. Khôi Nguyên biết sử dụng câu ngắn, tương tác và giao tiếp với bà.

Lúc cháu nói được bà ngoại rất xúc động. Đó là 1 con đường trên nhiều con đường bà đã đi. Bà đi rất nhiều nơi, tìm nhiều phương pháp. Rất nhiều người đã quan tâm, giúp đỡ bà nhưng vẫn không có kết quả. Đến khi được tham gia khóa học của Mẹ Việt bà mới giúp cháu nói được như mong muốn của mình. Bây giờ Cảnh Hòa đã nói được nhiều mặc dù còn ngọng đôi chút. Nhưng cháu đã biết và hiểu chuyện nhiều hơn. Bà mừng và hạnh phúc lắm!

Nay Hòa biết nhặt đậu, chiên trứng, luộc đậu bắp, lau nhà, chùi cầu thang. Bày gì Cảnh Hòa làm đó. Bà dạy và rèn luyện cho các bạn làm, các bạn ấy quên đi việc nhõng nhẽo, thấy mình có ích.

Ngoài ra Cảnh Hòa còn biết quan tâm, dành tình yêu cho bà. Có 1 lần bà bị sốt, Cảnh Hòa biết lấy 2 khăn lau cho bà, biết vắt nước chanh cho bà uống. Mặc dù nước chanh chua lắm vì Hòa chưa biết bỏ đường vào. Nhưng lòng bà ấm áp vô cùng vì thấy cháu biết thể hiện sự yêu thương quan tâm người khác.

Cháu nghe mà lòng xúc động vô cùng! Tình yêu rồi cũng có ngày chớm nở. Cây bà trồng đã đến lúc đơm hoa. Các cô mừng quá bà ạ. Cả Cảnh Hòa và Khôi Nguyên đều có tiến bộ rất nhanh sau khi bà được áp dụng lộ trình bài bản của Mẹ Việt để dạy hai cháu.

Vậy tới hiện tại Cảnh Hòa đã nói được những gì rồi ạ?

Hiện tại Cảnh Hòa nói hết tất cả, thích nói, cái gì cũng dùng từ nói được. Vẫn còn ngọng chút ít bà vẫn đang tiếp tục chỉnh ngọng nói. Giờ Cảnh Hòa đã dùng được rất nhiều từ. Bạn còn biết tư duy liên tưởng đến sự vật xung quanh. Ví dụ: Bạn đến dòng sông bạn thấy nước đầy, bạn nói bà ơi nước đầy. Hôm sau thấy hết nước bạn nói bà ơi nước rút vì bạn hiểu được thuỷ triều đi xuống. Biết dùng từ nước rút chứ không phải nước cạn. Ra bầu trời bạn ấy biết nói màu xanh, màu vàng, màu hồng… 

Giáo cụ và tài liệu học tập không thể thiếu cho trẻ chậm nói:

Sách và đồ chơi bổ trợ hiệu quả cho trẻ chậm nói

Ba mẹ cần hướng dẫn chi tiết cách sử dụng giáo cụ và tài liệu tự dạy con tại nhà: Liên hệ Tư vấn Giáo dục Mẹ Việt.

Tuyệt vời quá bà ngoại ơi! Và với sự thay đổi này của con có ý nghĩa như thế nào với bà và với gia đình, bà có thể chia sẻ thêm không ạ? 

Tìm lại gia đình hạnh phúc

Tác động rất lớn luôn cô. Bà kể nghe là có bữa ngồi ăn cơm, bố Cảnh Hòa nằm võng. Mỗi tuần bố mẹ sẽ đến thăm Hòa vào ngày chủ nhật. Đến giờ cơm ba của Hòa đang xem điện thoại. Cũng không dành thời gian cho Hòa mà chỉ xem điện thoại thôi. Cả nhà đã vào bàn rồi mà chỉ còn bố vẫn cứ nằm xem điện thoại. Thế là Hòa lại gần bố “Mời bố Toàn ăn cơm”, thế nhưng bố vẫn không nghe do bố đang tập trung vào máy. Rồi Hòa lại gọi lần thứ 2 to hơn “Mời bố Toàn ăn cơm”. Bố ngạc nhiên “Mẹ mẹ, Hòa nó mời con ăn cơm này, Hoà nó mời con ăn cơm này”. Bố rất mừng và ngạc nhiên. “Trời ơi Hòa nó mời con ăn cơm mẹ ơi”. Bà cũng cười là Hòa gọi con nãy giờ mà con nghe không nghe đấy. Và bắt đầu từ đó bố dành nhiều thời gian cho Hòa, chở Hòa đi chơi, không khí gia đình vui vẻ hơn rất nhiều. 

Mỗi lần bố về bố ôm Cảnh Hòa, nói những lời yêu thương Cảnh Hòa. Và bà cũng dặn bố hãy xem con như những đứa trẻ bình thường, hãy nói chuyện với con bình thường. Vì bây giờ con đã nghe và hiểu hết rồi. Vì Hòa còn ngọng nên hãy cố gắng hiểu Hòa, khi Hòa nói mà mọi người không hiểu Hòa cảm giác rất mặc cảm. Nên khuyên bố hãy dành thời gian, sự quan tâm và đồng cảm với Hòa, bố đã làm tốt hơn.

Xúc động quá! Hẳn là bố mẹ của Cảnh Hòa đã rất bất ngờ và hạnh phúc lắm đây. Điều tuyệt vời nữa là bố đã dành nhiều thời gian hơn để chơi với con, thấu hiểu con. Đó thật là điều quý giá. Cháu xin chúc mừng bà cùng gia đình ạ! 

Kiên nhẫn dạy 100 lần

Bà cũng vừa chia sẻ thì hiện tại bà cũng 62 tuổi rồi. Quá trình can thiệp cho bạn Cảnh Hòa 14 tuổi rối loạn phổ tự kỷ không hề dễ dàng. Điều bà cảm thấy khó nhất khi can thiệp hỗ trợ cháu là gì ạ?

Khó khăn lớn nhất khi dạy Cảnh Hòa là không dạy liên tục được, dạy từng chút, từng chút. Cảnh Hòa dễ nổi nóng, hay tức giận. Dạy Hòa vừa học vừa chơi. Mỗi bài tập chỉ tập được 1-2 phút. Bà phải chú ý từng chút một, chú ý để dạy Hòa mọi lúc mọi nơi. Có những bài tập bà dạy Khôi Nguyên rất nhanh nhưng khi dạy Hòa phải dạy đến 100 lần mới được. Có những lúc Hòa tức giận bà dặn bà không được phép tức giận. Vì khi bà tức giận sẽ chẳng đâu vào đâu. Thế rồi bà kìm nén và đi ra chỗ khác. Giải tỏa cảm xúc rồi mà mới tiếp tục dạy cháu.

Dạ vâng bà ạ, bà quá tuyệt vời. Trong quá trình tư vấn cho các ba mẹ, đội ngũ Mẹ Việt cũng nhận được nhiều chia sẻ, có rất nhiều ba mẹ đã phải đánh con do không kiềm chế được cảm xúc của mình. Đánh con xong lại ngồi khóc hối hận, xót con. Đánh con không giúp con tiến bộ hơn ngược lại còn hằn sau vết thương tâm lý lên con, trực tiếp triệt tiêu đi động lực cố gắng của con. Ba mẹ thật sự không cố ý. Nhưng nếu ba mẹ không kiểm soát cảm xúc được, chắc chắn con dần khép kín và mất kết nối hơn.

Ngược lại qua những chia sẻ của bà chúng ta có thể thấy bà đã rất tâm lý, sâu sắc, trái tim bao dung kiên nhẫn của bà đã chữa lành cho Cảnh Hòa. Giúp con từng bước cải thiện, hòa nhập. 

Tình yêu thương của bà cứu lấy cuộc đời cháu

Mặc dù tuổi đã lớn, không được sự hỗ trợ đồng hành của ba mẹ bé. Mình bà vượt qua bao vất vả, thăng trầm để quyết tâm tìm tiếng nói cho cháu. Có lúc nào bà cảm thấy mệt mỏi, bà già rồi. Bà không làm nữa. Có lúc nào bà suy nghĩ kệ nó, bố mẹ nó không lo thì thôi, bà không cần phải lo không ạ?

Bà ngoại từng trải qua rất nhiều khó khăn, chắc là bà sinh ra gắn với khó khăn. Có những lúc bà mệt chứ nhưng bà luôn tạo cho mình tinh thần lạc quan. Những lúc nào bà mệt quá bà nằm nghỉ, khi nào bà căng thẳng quá bà bỏ đi ra ngoài bà hít thở. Khi Cảnh Hòa bực bội không muốn nghe bà dạy bà lại tránh ra. Cảnh Hòa khó chịu lúc này bà cũng không thể chịu được nữa. Năng lượng bà xuống bà liền giả vờ đi chợ. Rồi bà ra công viên ngồi. Bà bắt đầu hít thở, thiền, nghe âm thanh trong cuộc sống. Khoẻ bà mới quay về tiếp tục dạy cháu. Nhẹ nhàng chỉ bảo cho Cảnh Hòa. 

Cháu thật ngưỡng mộ bà! Một việc làm rất khó không phải ai cũng làm được bà ạ. Bà có thể chia sẻ thêm với các ba mẹ được biết là động lực nào có thể thôi thúc bà làm được những điều như thế không ạ?

Bà nghĩ rằng chính tình yêu thương cháu. Khi bà ra ngoài bà nhìn thấy những đứa trẻ khác bị khuyết tật, bị hạn chế ngôn ngữ, những người không được toàn vẹn bà ngoại thương. Bà thấy người ta như vậy bà nghĩ ngay đến Cảnh Hòa, Khôi Nguyên. Nếu Cảnh Hòa và Khôi Nguyên không được thông minh, minh mẫn sẽ như những người bà gặp. Không giúp các cháu lúc này thì sau này các cháu sẽ khổ. Không ai để nương tựa, không ai giúp cháu mình. Điều đó thôi thúc bà phải nỗ lực dạy cháu. Bà quyết tìm cho bằng được phương pháp để dạy cháu nói. Bà dạy đến khi nào thành công mới thôi.

Rất may mắn khi hai cháu có được một người bà đầy tình yêu thương như bà ở đây. Khó khăn nhiều như thế. Vậy mà ba bà cháu đã vượt qua được. 

Bà hạnh phúc vì đã đặt niềm tin đúng chỗ

Vậy còn về kiến thức và phương pháp bà có thể chia sẻ với các khán thính giả được biết là bà đã được các cô Mẹ Việt hỗ trợ những giải pháp như thế nào ko ah? Các cô hướng dẫn có dễ hiểu và dễ áp dụng vào thực tế không bà?

Các cô đã hướng dẫn cho bà giải pháp nghe loa, đọc sách, tương tác và nói chuyện với cháu. Lộ trình các cô hướng dẫn bà áp dụng đều mỗi ngày. Các buổi zoom ngoài tham gia trực tiếp bà còn nghe đi nghe lại cho hiểu. Quan trọng các cô hướng dẫn cách bà chơi với cháu. Đặc biệt là chỉnh ngọng cho Hòa. Bà biết cách hiểu cháu và luôn cố gắng quan sát để hiểu Cảnh Hòa. Chỉnh ngọng cho Hòa. Ví dụ có 1 câu nói của Hòa bà phải dịch 3 ngày. Ví dụ Hòa nói: “Bà chăm sóc Hòa chi chi Hòa hạnh phúc”. Bà mất 3 ngày để tìm hiểu và cuối cùng ý của Hòa là “Bà chăm sóc Hoà chi tiết Hòa Hạnh Phúc quá”. Lúc này khi được bà hiểu Hoà vui mừng rạng rỡ. Miệng cười tươi gật đầu đồng ý. 

Các cô hướng dẫn cho bà biết cách hiểu và đồng cảm với Cảnh Hòa, gần gũi cháu, chơi với cháu. Các cô hướng dẫn bà đọc sách, gieo trong Hòa những tư tưởng tốt đẹp. Bày bà những quyển sách để giúp Hòa tăng được khả năng nhận thức. Gây dựng cho Cảnh Hòa có những ước mơ thiết thực hơn.

Những phương pháp các cô hướng dẫn rất dễ hiểu. Các cô hướng dẫn bài tập gì bà siêng năng thực hành bài tập đó. Khúc mắc đến đâu bà lại gọi và hỏi các cô. Mỗi bài học của các cô bà nghe đi nghe lại nhiều lần. Bà nghe bà hiểu cho hết và quyết tâm thực hành. Bà làm cái gì bà luôn cố gắng để làm cho tới nơi. 

Tinh thần học tập hăng say. Học là gắn với hành. Có ai ngờ rằng học viên đã 62 tuổi mà có tinh thần học tốt như cô Hường đây không ạ. Trong quá trình đồng hành cùng với các cô Team Mẹ Việt đã giúp bà hiểu cháu, biết đọc từng suy nghĩ của Hòa. Để làm được điều đó bà đã dành hết sự tâm huyết của bà vào đó để hỗ trợ cháu. Đây là một điều rất tuyệt vời và không phải ai cũng có thể làm được.

Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt đã trang bị cho nhiều ba mẹ nhiều kiến thức và kỹ năng để tự can thiệp chậm nói cho con tại nhà. Nhờ áp dụng các phương pháp chữa chậm nói khoa học, trẻ tiến bộ nhanh và bền vững. Đặc biệt, xuyên suốt 6 tháng học tập, các cô Mẹ Việt trực tiếp 1-1 đồng hành cùng ba mẹ. Hướng dẫn chi tiết cách THỰC HÀNH để ba mẹ dạy trẻ tự kỷ bật âm thành công và giao tiếp tốt. 100% các bé từ ít hợp tác, không hợp tác đã HỢP TÁC với ba mẹ học nói tốt. Ba mẹ tự tin dạy con hiệu quả tại nhà, giúp ba mẹ tiết kiệm ít nhất 10 lần chi phí học can thiệp cho con. Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà.

Đồng thời can thiệp thành công cho cháu chậm đơn thuần

Thế còn về bạn Khôi Nguyên 4 tuổi chậm nói đơn thuần, có hiện tượng thoái lui ngôn ngữ. Thì tới thời điểm này bạn ấy đã tiến bộ như thế nào rồi bà?

Bạn Nguyên đến giờ đã nói rất nhiều câu rồi: Bà ơi ăn món gì? Bà ăn món khoai tây, cà rốt, ba về, con thương ba… Bạn đi học mẫu giáo giao tiếp gần như bình thường rồi. 

Vậy là yên tâm rồi bà nhỉ. Công sức của bà đã đem lại quả ngọt cho cả hai bạn.

Vậy trong quá trình hỗ trợ can thiệp cho cháu ngoại 14 tuổi rlptk, cháu nội 4 tuổi chậm nói đơn thuần, hai bé đã tiến bộ rất nhiều trên hành trình học nói. Bà có thể chia sẻ kinh nghiệm thực tế xem quá trình dạy nói cho bé rlptk và bé chậm nói đơn thuần có sự khác biệt lớn như thế nào? Độ tuổi 2 bé cũng khác nhau chắc là độ tiếp thu kiến thức cũng khác nhau phải ko bà?

Can thiệp càng sớm con càng nhanh tiến bộ

Bà dạy bạn Nguyên dễ hơn nhiều vì độ tuổi con còn nhỏ. Bà dạy gì cháu nói đó. Nghe loa một thời gian, đọc sách một thời gian bạn ấy đã nói theo được, nói chuyện được. Bà dạy là cháu nói luôn từ đôi, câu ngắn. Bạn thích gì bà dạy bạn nói Nguyên đều nói theo rất nhanh. Ví dụ: Bà ơi, con cảm ơn bà nhiều lắm. Bà ơi con muốn ăn kem, bà ơi lấy cam dùm con.

Với bạn Cảnh Hoà khó hơn rất nhiều. Muốn cho bạn vòng tay cũng đã khó lắm rồi. Dạy bạn thì phải thả lỏng, lần này không được phải lần sau. Có những cái bà dạy Nguyên 10 lần nhưng khi dạy Cảnh Hòa phải mất 100 lần. Ví dụ: Dạy Hoà viết chữ A, Hoà viết 1 chữ A bằng 1 trang giấy là xong. Để bà dạy, uốn nắn dần, từng chút từng chút 1 cho Hoà viết được phải mất 100 lần. Vừa học vừa chơi. 

Tự tin đồng hành cùng cháu

Vâng như vậy có thể thấy, ba mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân và độ tuổi, cũng như tính cách từng bạn để lên tinh thần và áp dụng phương pháp linh hoạt nữa mới có thể có hiệu quả được. Chứ không phải bé nào cũng giống bé nào đúng không bà? Đến hiện tại bà đã tự tin và có tâm thế đã vững vàng khi đồng hành cùng các cháu chưa ạ?

Bà tự tin khi đồng hành cùng các cháu. Cảnh Hòa đang trên đà phát triển, mà bà không cho phép bản thân mình nghỉ ngơi.

Rất chính xác bà ạ. Mặc dù đã tiến bộ nhưng Hòa đang trên đà phát triển. Cây phải được chăm bón hằng ngày mới ra hoa kết quả. Các con cần phải được nuôi dưỡng từng ngày. Nếu lơ là đi sẽ đánh mất cơ hội cải thiện tốt hơn bà ạ. Qua những chia sẻ của bà chắc bà cũng hài lòng về khóa học Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói của Mẹ Việt phải không ạ? Bà cảm nhận như thế nào về phương pháp cũng như sự hỗ trợ của các cô Mẹ Việt ạ?

Bà rất hài lòng, các cô rất nhiệt tình, tận tâm. Không thắc mắc gì thì thôi. Chứ thắc mắc là các cô lại hỗ trợ nhiệt tình. Gửi bài cho bà thực hành. Bà thực hành từng bước một. Các cô rất vui vẻ nữa. Có những nơi họ làm việc mà không vui vẻ, cảm thấy nặng nề mình cũng không muốn. Nhưng các cô Mẹ Việt rất vui vẻ, nhiệt tình và tận tâm.

Vâng cháu cùng đội ngũ Mẹ Việt rất vui và cảm ơn về những chia sẻ của bà. Với những chia sẻ của bà các cô như được tiếp thêm động lực, không ngừng cố gắng để tiếp tục cống hiến sức lực của mình, để hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các gia đình trên hành trình dạy con học nói. 

Lời khuyên dành cho ba mẹ 

Vậy là bà đã đi hết khóa học với hành trình 6 tháng chữa chậm nói cho con cùng Mẹ Việt và đã cùng cháu gặt hái được rất nhiều thành công. Hiện tại có rất nhiều gia đình đang lo lắng, hoang mang, mong muốn giúp con chậm nói nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Bà có lời gì muốn tâm sự, chia sẻ hay động viên các ông bà, bố mẹ không ạ?

Đáp: 

Mặc dù đã hết 6 tháng nhưng khi bà có gì thắc mắc bà cũng được các cô vui vẻ nhiệt tình hỗ trợ. Bà ngoại thấy rằng con chậm nói như Cảnh Hòa thì khó. Nhưng bà vẫn làm được. Với các bạn chậm nói đơn thuần sẽ rất dễ dàng. Dù con có gặp vấn đề gì đi nữa chỉ cần ba mẹ quyết tâm dành thời gian can thiệp con. Sau thời gian chậm nói quá lâu các con sẽ thu mình vào, những vấn đề rối loạn sẽ dễ dàng xảy ra. Mình không biết là rối loạn gì nhưng chắc chắn sẽ xảy ra. Nên gặp được phương pháp can thiệp chậm nói của các cô Mẹ Việt ba mẹ hãy quyết tâm học để dạy con. Chỉ cần ba mẹ làm sớm, làm tích cực chắc chắn con sẽ có kết quả. Con sẽ nói tốt. Bà dạy cả 2 bạn 1 bạn rối loạn phổ tự kỷ, 1 bạn chậm nói đơn thuần nhưng bà đã giúp hai cháu nói được thì ba mẹ cũng sẽ làm được.

Vâng chắc chắn chúng ta sẽ làm được ba mẹ nhé! Quyết tâm, quyết tâm, quyết tâm!!!

Chân thành cảm ơn cô Hường đã dành thời gian tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt ngày hôm nay. Câu chuyện của ba bà cháu chắc chắn sẽ góp phần truyền cảm hứng cho nhiều ba mẹ, ông bà thêm tự tin chữa chậm nói cho con tại nhà. Chúc gia đình cô Hường nhiều sức khỏe và hạnh phúc <3

Đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ, can thiệp càng sớm con càng có cơ hội hòa nhập vào cộng đồng. Trẻ tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong bật âm, phát triển – duy trì giao tiếp. Nếu ba mẹ cho con đi học can thiệp trên 3 tháng mà chưa thấy tiến bộ. Đừng lãng phí thêm thời gian của con. Ba mẹ hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt để được tư vấn về Khóa học Chuyên sâu chữa chậm nói cho con tại nhà. Khóa học trang bị kiến thức để ba mẹ can thiệp hiệu quả cho con. Hãy hành động ngay vì tương lai của con!