Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào:
30 phút đọc

Chào ba mẹ, trong chương trình gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt tuần này chúng ta sẽ đến với tâm sự, trải lòng của mẹ Châu. Mẹ phát hiện con chậm nói, lo lắng cho con. Câu nói: Lớn lên khắc con tự nói được không giúp mẹ yên tâm. Mẹ giấu gia đình cho con đi thăm khám, phát hiện con rối loạn ngôn ngữ và hành vi. 24 tháng tuổi mà con chưa chịu bật một âm nào, chưa biết gọi ba, gọi mẹ. Con nghe hiểu, mà con không chịu nói, thường xuyên mè nheo, ăn vạ, cục tính, ăn phải xem điện thoại… Mẹ đã tìm cách học kiến thức để giúp con nhưng chưa hiệu quả. Áp lực cuộc sống, gia đình, con cái, người thân thiếu cảm thông, thấu hiểu, hỗ trợ mẹ. Đã có lúc mẹ đã nghĩ rất tiêu cực… 

Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.

“Tưởng như mọi thứ bế tắc, không tìm ra được lối thoát thì một duyên lành màu nhiệm đã đến… Nhân duyên đã giúp mẹ biết đến cô Thuần – Mẹ Việt. Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, tình yêu thương chân thành và sự đồng cảm sâu sắc. Cô đã lắng nghe mọi tâm sự của mẹ, chia sẻ, dẫn dắt, đồng hành cùng mẹ trên hành trình gian nan này. Nói mẹ hiểu rằng để giúp được con trước hết mẹ phải thay đổi chính mình. Mẹ phải năng lượng lên, tích cực lên, mẹ phải giúp được chính mình trước rồi mới giúp được con. Và từ đó cuộc đời mẹ như được sang trang mới. 

Ba mẹ nghe bài podcast chi sẻ tại đây

Mẹ hăng say học hỏi, can thiệp cho con. Kiên trì cho tới ngày con bật tiếng gọi mẹ. Mẹ xúc động, vỡ òa vì hạnh phúc. Và sau đó là chuỗi ngày tươi sáng khi con biết tương tác, ham mê đọc sách. Tới giờ con 38 tháng đã có thể nói chuyện như chim chích, là giao tiếp tốt, biết chơi, tương tác vui vẻ với ba mẹ. Đây cũng là thời điểm mẹ sẵn sàng chia sẻ, lan tỏa câu chuyện của mình. Mong muốn giúp các ba mẹ có duyên nghe được podcast này, có thêm động lực trên hành trình can thiệp chậm nói cho con. Và bây giờ xin được giới thiệu nhân vật chính ngày hôm nay của chúng ta, mẹ Bảo Châu. 

...

Đôi nét về khách mời

Vâng, xin chào mẹ Châu, trước tiên em có thể giới thiệu đôi nét về bản thân và bé nhà mình để các ba mẹ được biết nhé!

Em xin chào các cô Mẹ Việt, chào các ba mẹ. Em tên Trần Huỳnh Bảo Châu, bé Mai Hoàng Bảo Ân (Bé Pepsi) con sinh ngày 13/4/2020. Mẹ tham gia khóa chuyên sâu đồng hành – can thiệp chậm nói cho trẻ tại nhà MVK7 của Mẹ Việt. Gia đình đến từ Long An.

Cảm ơn mẹ Châu. Mẹ chia sẻ một chút về tình trạng chậm nói của Si trước đây để các ba mẹ khác cùng biết em nhé? Em đã phát hiện Si chậm nói như thế nào? 

Khi con tầm 24 tháng con không thể nói được các từ đơn, vốn từ của con chỉ gói gọn là các tiếng la hét khóc, các từ đơn giản như: ba, mẹ, đi con cũng không hề nói được. Khi con muốn mẹ lấy gì con cầm tay mẹ đi đến đúng món đó hoặc con chỉ khóc. Con không thể hiện được các nhu cầu cơ bản của con như ăn uống hay đi hay uống sữa.

Những áp lực nặng trĩu trên đôi vai mẹ

Chắc hẳn thời điểm đó em rất hoang mang phải không em? Khi phát hiện con chậm nói như thế cảm giác của em lúc đó như thế nào? Em đã làm gì để hỗ trợ con?

Mẹ rất bất lực khi không thể giao tiếp với con, có khi cảm thấy stress vì con khóc nhiều. Bước đầu em cho con thăm khám ở bệnh viện chuyên khoa tâm lý, bác sĩ chẩn đoán con rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi còn thích ứng xã hội. Mẹ cho con uống thuốc theo toa. Mẹ tham khảo các bài dạy con trên Internet, nhưng chưa cải thiện được nhiều.

Em đồng thời cũng phải chịu nhiều áp lực khi con chậm nói như vậy. Liệu em có thể mở lòng chia sẻ về những áp lực mà em từng trải qua không?

Khi con không nói được, phần em tự trách không biết trong giai đoạn thai kỳ mình có bỏ qua phần nào không, em cũng có tham gia các khóa thai giáo cho con đến khi con sinh ra con gặp vấn đề em cũng tự trách nhiều. có giai đoạn bận việc quá giao phó con cho ba, con xem TV nhiều. Em thấy con chưa ổn nhưng chồng không chấp nhận việc thăm khám cho con. Tính con không dứt khoát một phần do ba răn dạy cưng rắn- có khi ba phạt roi, mẹ thì chưa dứt khoát trong lời dạy. Con sinh ra tính ỷ lại vào mẹ.

Đọc đầy đủ các bài viết Mẹ Việt chia sẻ về chủ đề này tại: Trẻ tự kỷ

Cô Thuần Mẹ Việt – Cô giáo “đặc biệt”

Rất nhiều ba mẹ đã từng trách bản thân, lo lắng hoang mang khi phát hiện con chậm nói. Vậy trong những lúc hoang mang bế tắc như thế, em đã vượt qua như thế nào? Ai là người đã giúp đỡ em?

Tình cờ đến với Mẹ Việt nhận được sự giúp đỡ rất tận tâm từ CÔ THUẦN , em vô cùng biết ơn. Ngoài việc hướng dẫn chuyện dạy con như thế nào. Cô còn giúp cho em cách suy nghĩ tích cực hơn để hoàn thiện các mối quan hệ xung quanh. Giúp cân bằng lại suy nghĩ, không quá bi quan, than thân trách phận. Cô theo dõi sát sao hành trình tiến bộ của con từng ngày. Đến khi e cảm thấy con dần đi theo được các điều em hướng. Em mới nói với cô để cô dành thời gian cho các bạn khác hơn. Nhưng cô vẫn theo dõi hành trình của 2 mẹ con. 

Nhắc đến cô Thuần thì chắc hẳn ba mẹ đều đã rất quen thuộc. Cô Thuần là sáng lập Mẹ Việt, đồng thời là quản lý chuyên môn tất cả các khóa học, chương trình giáo dục Mẹ Việt. Cô Thuần chia sẻ nhiều video về kiến thức chăm sóc và nuôi dạy con, giúp hàng ngàn ba mẹ tự tin dạy con tại nhà.  Đặc biệt là giúp các bé chậm nói tìm lại tiếng nói yêu thương. Biết gọi ba gọi mẹ cũng chính là 1 trong những mong muốn mà cô Thuần cũng như đội ngũ Mẹ Việt khao khát cháy bỏng hỗ trợ cho cộng đồng.

Hành trình đi tìm ánh sáng niềm tin

Đảm đương nhiều trách nhiệm cao cả nên hầu như cô Thuần rất bận rộn. Thực sự may mắn và hữu duyên khi mẹ Châu đã kết nối và được trực tiếp cô Thuần hỗ trợ. Em có thể chia sẻ cụ thể cô Thuần đã hỗ trợ 2 mẹ con như thế nào không?

Ban đầu bên nhóm MVK7 có nhóm zalo để các thành viên gửi video của các con và các câu hỏi để các Cô hỗ trợ, thì em nhiều lần gửi câu hỏi cụ thể tình trạng của con thì được cô Thuần chú ý cô chủ động liên hệ, em có trình bày cho cô nghe về hiện trạng của con cũng như các vấn đề riêng của cá nhân em. Cô động viên và hướng dẫn e từng bước thậm chí theo sát từng ngày. Mỗi ngày cô đề ra cho em những vấn đề em cần cải thiện hay hướng dẫn cho con. Em thực hiện và phản hồi lại cho cô vào ngày hôm sau. Ngoài ra  cô còn như một người bạn tâm sự, lắng nghe và động viên em rất nhiều giúp em dung hòa các mối quan hệ gia đình.

Cô bảo cho thời gian chơi với con, tâm sự với con trước khi thức dậy và khi con đi ngủ. Dành nhiều thời gian hơn với con như đi bộ hay đọc sách cho con.

Thật sự vô cùng biết ơn cô Thuần đã giúp kịp thời nâng đỡ em. Hỗ trợ sát sao để giúp em có những tiến bộ nổi bật. Sau khi được hỗ trợ tích cực như vậy thì đã giúp bản thân em thay đổi như thế nào? Về mặt nhận thức, suy nghĩ, tư duy?

Sau khi được cô hỗ trợ, em thay đổi cách nhìn với con. Đặt niềm tin nơi con rằng con và mẹ sẽ cùng nhau thực hiện được. Từng bước một hướng dẫn cho con. Tâm tính cũng bớt than trách hơn, không kỳ vọng quá nhiều vào người bên cạnh, tâm hướng về con và mình nhiều hơn là tập trung vào người khác và hy vọng họ sẽ thay đổi. Bản thân mình thay đổi trước, trước là không kỳ vọng nhiều, sau là không để người khác thay đổi tâm trạng, cảm xúc của cá nhân mình. Tập trung vào con và bản thân nhiều hơn.

Xúc động khi con cất tiếng gọi mẹ

Những thay đổi từ chính gốc rễ của vấn đề đã được nảy nở. Xin chúc mừng em nhé. Trên hành trình can thiệp chậm nói chuyên sâu của Mẹ Việt. Điều mà các cô mong muốn nhất chính là đây, chữa chậm nói từ gốc rễ. Các cô cảm thấy rất vui mừng khi được lắng nghe em chia sẻ điều này. Chắc chắn khi cô Thuần nghe được những điều này cô sẽ vô cùng hạnh phúc. Vậy từ những thay đổi của mẹ dẫn đến những thay đổi từ phía con em như thế nào em? 

Sau khoảng 3 tháng con phát ra tiếng gọi mẹ rõ ràng rành rọt. Hoặc khi mẹ gọi con biết quay đầu, con biết chỉ tay khi cần mẹ giúp lấy món đồ nào đó. Con có thói quen đọc sách, bật theo các âm ở quyển Ú ÒA  các từ đơn giản như hù, ái chà , phập phập,…..

Hiện tại con đọc được bài thơ 10 quả trứng gà, con hát được 1 vài bài và giao tiếp cơ bản của con đã hoàn thiện. Nhưng giọng con chưa tròn hay thỉnh thoảng con còn nói ngược ví dụ như: Thùng rác bỏ, mẹ bác sĩ ý nói mẹ làm bác sĩ khám bệnh cho Si.

Tuyệt vời quá mẹ Châu. Thật mừng cho sự tiến bộ của Si. Nghe con gọi mẹ hẳn là hạnh phúc lắm phải không em ^^ Còn vấn đề nói ngược cũng như giọng chưa tròn thì em kiên trì đồng hành đều đặn thêm cùng con em nhé. 

Ba mẹ hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt tại Fanpage Mẹ Việt – Chữa chậm nói cho trẻ, hotline: 035 227 5339 để được tư vấn cách can thiệp hiệu quả cho con nhé.

Kết nối ba cùng đồng hành can thiệp cho con hiệu quả

Quay trở lại hành trình của 2 mẹ con. Không chỉ là những cải thiện về ngôn ngữ, khi được trực tiếp cô Thuần hỗ trợ chắc chắn em nắm rất vững gốc rễ quan trọng là sự kết nối. Em có thể chia sẻ những cải thiện về kết nối 2 mẹ con có được, cũng như của cả gia đình tới thời điểm hiện tại như thế nào? Ba đã tham gia hỗ trợ tích cực cùng 2 mẹ con ra sao?

Vấn đề là con nghe theo lời ba nhiều hơn mẹ, nên là Cô Thuần bày cho mẹ mềm mỏng hơn với ba để nhờ ba hướng dẫn và dạy con, em thấy rất hữu dụng. Như con rất hay bướng và làm theo ý mình, nhưng khi nào mẹ thấy chưa ổn mẹ sẽ nhờ ba can thiệp. Nhưng mẹ mềm mỏng với ba thì khi ba tiếp xúc với con ba cũng không quá đanh thép. Con sinh hoạt với ba nhanh gọn lẹ hơn nhiều so với mẹ. Khi ở nhà với mẹ con có tính nhây hay chưa triệt để bằng khi con ở với ba.

Thật sự hạnh phúc phải không em? Điều tuyệt vời nhất mà chị cảm nhận được qua những tình huống này là: Nnhững chia sẻ của cô Thuần đã giúp cho hai vợ chồng ngồi lại cùng nhau tháo gỡ vấn đề. Vợ chồng chịu lắng nghe nhau, phối hợp nhau để hỗ trợ con. Chị tin chắc rằng vợ chồng em mỗi ngày sẽ có sự kết nối tốt hơn. Vậy điều em cảm nhận sâu sắc nhất về cô Thuần là gì? Và qua podcast này chắc em cũng có nhiều điều muốn nhắn gửi tới cô chứ?

Khi nói với cô, em cảm nhận như cô lắng nghe và hiểu rõ cặn kẽ vấn đề của mình. Các vấn đề về kiến thức chuyên môn thì không nói đến. Nhưng các vấn đề về các mối quan hệ xung quanh hay cách mình đối diện với đời, với người, cô nói mình nghe rất thấm, không như kiểu nói qua loa cho có.

Bản thân em với con chân thành biết ơn cô Thuần đã dành rất nhiều thời gian và tâm tư cho mẹ con em. Em cảm nhận được tình thương mà cô dành cho cả 2 mẹ con luôn. Con hiện tại chưa được như các bạn đồng trang lứa. Ví dụ như là trình bày hay thuật lại câu chuyện đã diễn ra trong ngày. Nhưng so với bản thân con đã tốt hơn rất nhiều. Nhìn lại thấy là cả một quá trình dài không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào. Nhưng hiện tại có thể nói là con đã làm được ạ.

Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp nhiều trẻ chậm nói đơn thuần bật âm ngay trong tháng đầu tiên. Con phát triển ngôn ngữ nhanh, tỏng vòng 6 tháng bắt kịp tốc độ phát triển của các bạn đồng trang lứa. Con nói được câu dài 9-10 từ ngay trong 3-4 tháng. Sau khóa học, trẻ chủ động giao tiếp, biết kể chuyện, diễn đạt đa dạng các nhu cầu. Trẻ biết nhiều, thông minh ngôn ngữ, lập luận tốt, phát triển ngôn ngữ tốt sau khóa học. Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà.

Rất cảm ơn về những chia sẻ chân thành của em. Không chỉ các ba mẹ ngay bản thân chị khi được đồng hành và làm việc cùng với cô Thuần. Chị cảm nhận được sự quan tâm, thấu hiểu từ cô. Chị vô cùng biết ơn và cảm thấy may mắn khi được biết đến cô. Được đồng hành cùng cô không chỉ về hành trình dạy con học nói. Mà còn hỗ trợ các ba mẹ ngay cả trong cuộc sống. Biết ơn cô đã kịp thời hỗ trợ hai mẹ con! Để giờ đây đã giúp hai mẹ con mở ra được trang sách mới đầy màu sắc em nhé.

Trên thực tế, vẫn có rất nhiều bé chưa có ngôn ngữ. Nhiều ba mẹ dường như rất lạc lõng và chơi vơi. Ko biết bắt đầu cho con như thế nào? Ko có điểm tựa về tinh thần, ko động lực để đồng hành cùng con. Từ trải nghiệm thực tế, em có lời khuyên nào dành cho các ba mẹ không?

B1: Gia đình nên có cái nhìn tích cực và khách quan cho con. Đừng nói câu đợi từ từ con nói… nhìn nhận con có 1 chút vấn đề và vấn đề cần phải giải quyết cấp bách.

B2: Nên thăm khám cho con ở các bv hay cơ sở chuyên khoa.

B3: Tận dụng tất cả khoảng thời gian ở cạnh con nhiều nhất có thể. Tham khảo các khóa học đồng hành cùng con tại nhà như khóa học của Mẹ Việt. Để biết các bước cơ bản mình phải làm cho con. Nếu có điều kiện gia đình nên cho con tham gia các lớp can thiệp. Xem các video của con để làm tài liệu thực hành với con tại nhà.

Lời kết

Chân thành cảm ơn lời khuyên của mẹ Châu dành cho các ba mẹ. Một lời khuyên quý báu đến từ trải nghiệm thực tế của hai mẹ con. Cảm ơn em đã dành thời gian tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt để góp phần truyền cảm hứng cho nhiều ba mẹ thêm tự tin can thiệp chậm nói cho con tại nhà. Chúc bé Si ngày càng lém lỉnh, chủ động giao tiếp, kể chuyện nhiều hơn nữa. Và mẹ Châu yên tâm. Trên hành trình cùng con khôn lớn, cô Thuần và đội ngũ Mẹ Việt đồng hành cùng ba mẹ. Chúc gia đình mẹ Châu nhiều sức khỏe và hạnh phúc!