Xin chào ba mẹ, con chậm nói cần được can thiệp để con cải thiện là điều ai cũng biết. Nhưng bao lâu con sẽ cải thiện, bao lâu con hết chậm nói. 6 tháng? 3 tháng? 1 tháng? Đều ko phải. Hôm nay Mẹ Việt chia sẻ với ba mẹ câu chuyện con học nói tiến bộ trong vòng 15 ngày. Vâng ba mẹ không nghe nhầm đâu ạ, đúng là 15 ngày đó!!!
Xuất phát điểm là 1 em bé chậm nói đơn thuần. Cho tới 30 tháng con chỉ mới nói đc 10 từ đơn. Sau khi mẹ dạy đúng cách. 15 ngày con nói dc 50 từ đơn. Sau 6 tuần con nói hơn 50 từ đôi và trả lời được các câu hỏi đơn giản.
Đó là câu chuyện về hành trình can thiệp chậm nói cho con nhanh như vũ bão của mẹ Vũ Anh. Mẹ đã làm gì mà kết quả thần kỳ như vậy??? Chúng ta cùng lắng nghe để áp dụng cho con của mình nhé!
Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.
Hỏi: Xin chào mẹ Vũ Anh. Mẹ Việt rất vui khi mẹ Vũ Anh nhận lời tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ lần này. Trước khi bắt đầu, mẹ có thể giới thiệu đôi nét về bản thân và bé nhà mình để các ba mẹ được biết nhé!
Đáp: Xin chào cô và các mẹ, em tên là Vũ Anh, mẹ của bé Khôi Nguyên. Hiện nay bé nhà em đang được 35 tháng tuổi. Em là học viên của khóa Chuyên sâu MVK35 ạ.
Vâng, mẹ Vũ Anh ơi, mẹ có thể chia sẻ mẹ đã phát hiện Khôi Nguyên chậm nói từ khi nào? Lúc đó tình trạng của con ra sao vậy mẹ?
Em phát hiện con chậm nói khi bé được khoảng 24 tháng. Khi đó bé đã đi học ở nhà trẻ được 5 tháng nhưng vẫn không nói thêm được từ nào. Bé chỉ nói được 4 từ: Bà, ạ, tè, ị. Nhưng phải khi nào hỏi bé mới nói. Chứ không chủ động dù bé có nhu cầu đi vệ sinh hoặc có nhu cầu muốn người lớn giúp đỡ.
Hỏi: Như vậy là mẹ đã phát hiện con chậm nói tầm 1 năm trước. Khi phát hiện con chậm nói mẹ Vũ Anh đã làm cách nào để dạy con học nói? Quá trình đó mẹ có gặp những khó khăn gì không?
Đáp: Khi thấy con chậm nói, em cho con đi test tại Trung tâm can thiệp. Sau khi test ra kết quả con chậm nói đơn thuần. Và có một chút dấu hiệu của giảm chú ý thì em đăng ký cho con học toàn thời gian tại trung tâm.
Khó khăn gặp phải thì rất nhiều cô ạ: tài chính và cả tinh thần. Em cho con tham gia học với mức học phí là 5,4tr/tháng. Mức học phí khá cao so với thu nhập của hai vợ chồng. Có con chậm nói nên bố mẹ ông bà cũng rất sốt ruột. Không khí gia đình cũng không được hài hòa. Bất đồng quan điểm giữa việc đưa con đi trung tâm hay ở nhà chờ con đủ 3 tuổi con sẽ nói. Vì ở trong xóm cũng có bé gần 3 tuổi mới nói.
Cuối cùng gia đình quyết định đưa đi học ở trung tâm. Các cô bên trung tâm cũng nói là gia đình cần đồng hành với trung tâm. Và dạy bé khi bé ở nhà, nhưng gia đình lại không hiểu lắm về cách dạy của các cô. Cũng không biết là ở nhà mình phải dạy con những gì. Mặc dù bé đã theo học được 3 tháng, gia đình cũng không nắm được tiến độ dạy học của trung tâm. Hay sự tiến bộ của con cụ thể như thế nào. Với mức học phí cao như vậy, càng khiến cho bất đồng quan điểm việc con tiếp tục theo học hay nghỉ lại càng gay gắt. Mẹ thì lo con không nói được nên muốn tiếp tục đi học. Ông bà thì nói mẹ lo xa nên muốn cho bé nghỉ để về nhóm trẻ bình thường học.
Hỏi: Như vậy là cũng giống như nhiều ba mẹ khác, khi biết con chậm nói. Mẹ rất xót con và muốn con mau chóng tiến bộ. Mặc dù chi phí cao nhưng ba mẹ vẫn quyết định cho con học. Vì nghĩ rằng các cô có chuyên môn sẽ hỗ trợ con tốt hơn ba mẹ. Tuy nhiên, sau một thời gian thì hiệu quả không được như mong đợi nên mẹ đã đăng ký học lớp Chuyên sâu can thiệp chậm nói Mẹ Việt hả.
Đáp: Vâng. Bé Khôi Nguyên nhà em tham gia khóa học từ tháng 4. Nhưng em đã mua sách và loa cho con từ tháng 3. Và cũng bắt tay vào can thiệp cho con từ 15/3. Xin chia sẻ thêm 1 chút là sau khi phát hiện bé chậm nói. Em cho con đi học ở trung tâm can thiệp hơn 3 tháng. Đến khi bé được khoảng 28 tháng thì em cho bé nghỉ học bên trung tâm can thiệp. Và em bắt đầu cho bé học theo chương trình của Mẹ Việt khi bé được 30 tháng ạ.
Ba mẹ hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt tại Fanpage Mẹ Việt – Chữa chậm nói cho trẻ, hotline: 035 227 5339 để được tư vấn cách can thiệp hiệu quả cho con nhé.
Hỏi: Vậy là 24 tháng mẹ phát hiện con chậm nói. Suốt 6 tháng sau đó, mẹ đã thử nhiều cách, cũng đã cho con đi can thiệp. Nhưng dường như chưa có giải pháp nào thực sự hiệu quả với con. Trong khi đó cha mẹ lại chưa hề biết đến vai trò của giáo dục gia đình. Việc chính cha mẹ cùng tham gia vào hành trình can thiệp cho con mới có thể đem lại hiệu quả nhanh nhất và tối ưu nhất.
Cho tới khi Khôi Nguyên 30 tháng, mẹ Vũ Anh mới biết đến Mẹ Việt. Và từ đó mẹ biết tới chương trình can thiệp chậm nói cho con tại nhà. Vậy sau đó thì thế nào mẹ nhỉ, mẹ Vũ Anh có thể kể chi tiết cho ba mẹ đang lắng nghe được biết về sự tiến bộ từng bước của Khôi Nguyên sau đó không?
Đáp: Khi bắt đầu tham gia chương trình của Mẹ Việt. Bé nhà em vẫn chỉ nói được 4 từ: Bà, ạ, tè, ị. Sau 3 tháng học ở trung tâm can thiệp bé vẫn không nói thêm được bất kỳ từ nào. Bố mẹ cũng không biết cách nói chuyện và chơi với con. Sau đó em mua loa và sách về đọc cho con, làm theo đúng hướng dẫn của các cô. Đến ngày 1/4 bé bắt đầu bật nói thêm được 5, 6 từ trong sách âm thanh quanh bé Leng Keng. Em còn nhớ là bé nói nước, thìa, cốc, đèn, cô. Đến ngày 2/4, bé đi học về thì thấy cô giáo mầm non nhắn tin cho mẹ. Nói là bé nói được hơn 20 từ đơn. Khi đó em vẫn chưa áp dụng phương pháp học thẻ do đi công tác không ở nhà. Sau khi áp dụng tất cả các phương pháp của Mẹ Việt hướng dẫn. Thì tầm tháng 5 Khôi Nguyên nói được 50 từ đôi. Đến tháng 6 con đã trả lời được các câu hỏi đơn giản như: con gì, quả gì. Đến nay bé đã có thể đọc thơ, đọc lời bài hát, nói câu dài.
Wow, một kết quả rất là bất ngờ. Mình còn nhớ các mẹ trong lớp còn đùa rằng. Mẹ Vũ Anh và Khôi Nguyên cưỡi tên lửa hay sao mà đi nhanh thế ^^. Thực sự, không chỉ mẹ đâu mà các cô cũng rất mừng cho con. Vì con tiến bộ thần tốc như thế. Điều đó cho thấy các con không hề thua kém. Chỉ cần mẹ tìm đúng phương pháp và thực hành chuẩn thì con sẽ nói được rất nhanh.
Hỏi: Mẹ Vũ Anh ơi, khi được mẹ can thiệp toàn diện một cách tích cực, không chỉ dạy con học nói, mà còn phát triển nhận thức, rèn hành vi. Thì đến hiện tại, con đã thay đổi những gì so với trước đây?
Đáp: Vâng. Bé thay đổi nhiều lắm ạ.
Về nhận thức: Bé biết được nhiều kiến thức hơn. Bé phân biệt được nhiều màu sắc và gọi tên đúng các màu. Bé cũng nhận biết được rất nhiều loài động vật, phương tiện giao thông, các loại côn trùng. Các loại cây gia đình trồng bé đều phân biệt được và gọi đúng tên. Các kiến thức trong bộ thế giới xung quanh khi học thẻ giúp ích bé rất nhiều. Bé phân biệt được các bộ phận trên cơ thể.
Về hành vi: Bé đã chủ động hơn khi thể hiện nhu cầu. Khi đi vệ sinh bé biết bảo bố mẹ hoặc ông bà. Bé tè vào bô và ngồi ị trên bồn cầu. Có lần bé còn tự cầm bô để tè mà không cần nhờ người lớn. Bé có thể tự đánh răng mặc dù chưa quen sử dụng kem đánh răng. Khi có nhu cầu ăn hoặc uống, bé đã biết gọi ông bà bố mẹ hoặc cô lấy cho bé. Bé cũng có tính kỷ luật hơn. Bình thường bé sẽ ăn trước, cả nhà ăn sau. Sau khi mọi người cùng ăn xong, bé sẽ được xem tivi 30 phút. Vậy nên khi cả nhà chưa ăn cơm thì bé cũng không đòi xem. Bé đã tự chủ động xúc ăn được ạ.
Ôi, bạn Khôi Nguyên như được thay da đổi thịt vậy. Rõ ràng là từ khi được mẹ đồng hành đúng cách, con phát triển đều cả mọi mặt. Vừa học nói nhanh vừa ngoan hơn, hiểu chuyện hơn.
Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp hàng ngàn ba mẹ can thiệp thành công cho trẻ chậm nói. Đặc biệt là trẻ rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển. Với đặc thù:
– Hướng dẫn ba mẹ áp dụng các phương pháp can thiệp chậm nói khoa học tại nhà.
– Lộ trình chi tiết từng giai đoạn học tập của trẻ.
– Kinh nghiệm đào tạo “cầm tay chỉ việc” giúp ba mẹ nào cũng dạy con tại nhà hiệu quả.
Giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và phát triển mạnh mẽ ngôn ngữ – nhận thức – hành vi.
Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà.
Hỏi: Chắc hẳn các ba mẹ ở đây cũng rất nóng lòng muốn biết mẹ đã làm những gì mà con tiến bộ nhanh như vậy? Mẹ có dùng thuốc gì không, có ăn uống gì đặc biệt không? Hay mẹ đã áp dụng các phương pháp can thiệp chậm nói như thế nào? Mẹ có thể chia sẻ để các ba mẹ cùng học tập kinh nghiệm áp dụng cho con nhé!
Đáp: Khi bé được 28 tháng em có cho bé đi Nhi Trung ương khám. Bác sĩ kết luận là chậm nói đơn thuần. Khi đó bé được kê thuốc về để uống trong vòng 2 tháng. Sau khi bé tham gia học tại Mẹ Việt thì mẹ không cho bé dùng thuốc gì cả. Mẹ chỉ bổ sung DHA và men pro theo tư vấn của các cô bên Mẹ Việt.
Mẹ chỉ áp dụng đầy đủ các phương pháp theo chương trình của Mẹ Việt. Các cô dạy như thế nào thì mẹ cố gắng áp dụng như vậy.
Cảm ơn chia sẻ của mẹ Vũ Anh đã giúp nhiều ba mẹ giải đáp được thắc mắc, con chậm nói thì nên uống thuốc gì? Điều chỉnh dinh dưỡng thế nào để con nhanh nói? Nhưng thực sự là không có bất kỳ một liều thuốc tiên nào cả. Để can thiệp ngôn ngữ hiệu quả cho con thì ba mẹ cần can thiệp cả về giáo dục. Lấy giáo dục làm trọng tâm. Ba mẹ cần dạy con bằng những phương pháp khoa học đã được kiểm chứng là hiệu quả.
Hỏi: Với một bé chậm nói đang bị chậm ngôn ngữ hơn nhiều so với mốc phát triển ở độ tuổi. Thì việc áp dụng 1 hay 2 phương pháp can thiệp chậm nói là chưa đủ. Ba mẹ cần phối hợp nhiều phương pháp cùng lúc để kích thích con phát triển ngôn ngữ nhanh nhất có thể. Trong khóa Chuyên sâu các cô Mẹ Việt hướng dẫn mẹ xây dựng Kế hoạch 1 ngày dạy con. Vừa vận dụng linh hoạt 6 phương pháp can thiệp chậm nói. Vừa giúp mẹ biết cách giao tiếp tối đa với con qua các tình huống sinh hoạt hàng ngày. Kế hoạch 1 ngày dạy con đã giúp mẹ Vũ Anh thay đổi như thế nào về cách dạy con?
Đáp: Vâng, em đã xây dựng Kế hoạch 1 ngày dạy con theo như mẫu các cô hướng dẫn. Sau đó thì em cố gắng áp dụng hết mức có thể. Buổi sáng trước khi bé thức dậy thì em dặn ông nội cho bé nghe loa đến khi bé đi học. Bé học cả ngày ở lớp, đến 5 giờ chiều ông đón về thì mẹ sẽ dạy con học thẻ. Sau đó cho bé đi dạo xung quanh xóm. Hai mẹ con vừa đi vừa nói chuyện. Em giới thiệu cho con những con vật hay cây cối. Giới thiệu cả các ngôi nhà xung quanh, nhìn thấy gì nói với con cái đó. Khi về nhà lúc tắm mẹ sẽ giới thiệu cho bé các bộ phận trên cơ thể. Khi ăn cơm sẽ giới thiệu cho con các món ăn mà hôm nay con sẽ ăn.
Sau giờ xem ti vi, hai mẹ con sẽ học thẻ lần nữa. Và lên giường đọc truyện hoặc chơi các đồ chơi mà bé thích. Khi chơi với con thì em sẽ giới thiệu hoặc nói cho con tên các loại đồ chơi. Mẹ chỉ ở bên cạnh với vai trò hướng dẫn hoặc giới thiệu. Mẹ không cố ép bé phải đọc sách đầy đủ hết các trang hoặc chơi đồ chơi theo trình tự. Mẹ cho bé thoải mái lật sách hoặc chơi đồ chơi theo ý thích. Thậm chí mẹ còn cho bé tháo tung đồ chơi đề bé nghiên cứu. :))
Sau khi đọc sách hoặc chơi xong thì sẽ tắt điện. Cho con nghe loa trước khi đi ngủ ạ. Trong lúc con chưa ngủ thì hai mẹ con nói chuyện với nhau một lúc. Kiểu nói thủ thỉ, mẹ hỏi con về những hoạt động hôm nay. Con có gì vui không, có thích không. Hay ngày mai con muốn ăn sáng món gì, con muốn chơi trò gì.
Hay quá, mẹ Vũ Anh đã hiểu và xây dựng được một kế hoạch dạy con tại nhà hiệu quả. Mẹ đã tối ưu thời gian tối đa để can thiệp cho con mọi lúc mọi nơi. Bất kỳ hoạt động nào mẹ tương tác với con đều trở thành một bài dạy con học nói hữu ích. Chính vì con được tăng cường can thiệp tối đa thời gian mẹ có như thế mà con đã nhanh chóng nói được rất nhiều.
Khoá Chuyên sâu can thiệp cho trẻ chậm nói có những nội dung gì? Ba mẹ đọc kỹ tại: https://www.daycontainha.com/chuyensauchamnoi
Hỏi: Các cô còn nhớ có lần mẹ còn chia sẻ rằng công việc của mẹ cũng khá bận rộn. Người đồng hành và hỗ trợ can thiệp tích cực cho con phải kể đến là ông nội. Cụ thể ông nội đã giúp con học nói thế nào? Mẹ có thể chia sẻ thêm để các ba mẹ cùng học tập kinh nghiệm nhé.
Đáp: Vâng ạ, do mẹ đi làm xa nhà, sáng 5h30 mẹ đã đi. Và tối thì tầm 6h mẹ mới về đến nhà nên thời gian bé ở với ông nhiều. Ông nội cũng là người cho bé nghe loa buổi sáng theo hướng dẫn của mẹ. Sáng dậy ông vệ sinh cá nhân và cho bé ăn sáng. Khi cho bé ăn thì ông cũng giới thiệu cho con các món mà con ăn như: cháo thịt lợn, cháo thịt gà, cháo tim, mì hay bánh cuốn. Khi đưa đi học ông giới thiệu cho con các loại phương tiện giao thông đang đi trên đường. Buổi chiều khi đón về thì ông là người đưa bé đi chơi xung quanh. Ông đưa bé đi bộ vận động, đi câu cá, đi sang nhà hàng xóm xem bể cá,… Thời gian hai ông cháu đi chơi khoảng hơn 1 tiếng. Khi ở nhà thì hai ông cháu cũng hay nằm thủ thỉ với nhau. Ông dạy bé học đếm ngón tay, dạy bé bảng chữ cái.
Hỏi: Mẹ Vũ Anh và Khôi Nguyên rất may mắn có được sự hỗ trợ của ông nội nên con phát triển liên tục. Ba mẹ thấy không, khi ba mẹ biết cách tương tác với con. Ba mẹ còn có thể hướng dẫn người thân của con, như ông bà cùng hỗ trợ can thiệp tích cực cho con. Cả gia đình đồng lòng như thế thì càng sớm hái quả ngọt. Vậy với sự thay đổi ngoạn mục của con thì không khí trong gia đình mình đã thay đổi thế nào mẹ Vũ Anh?
Đáp: Không khí gia đình thoải mái hơn rất nhiều. Cả nhà thấy bé tiến bộ nên cùng nhau áp dụng các phương pháp cho bé như: cùng bé đi chơi, giới thiệu cho bé các đồ vật xung quanh, cho bé nghe loa, hát cho bé nghe,… Bố mẹ cũng biết cách giao tiếp và nói chuyện với con hơn. Trước đây bé không nói thì bố mẹ nói 1, 2 câu là thôi. Sau này hiểu là mình phải nói chuyện cùng con thì bé không nói bố mẹ vẫn tiếp tục nói với bé. Còn giờ thì bố mẹ và bé nói chuyện với nhau bình thường.
Đúng rồi, con đang trong giai đoạn học nói rất cần ba mẹ tương tác nói chuyện thường xuyên để dạy con vốn từ mới, dạy con diễn đạt hay giao tiếp chủ động. Dù bận rộn đến đâu ba mẹ đừng quên nói chuyện với con nhé! Nói chuyện với con trẻ vừa giúp con phát triển tốt vừa giúp ba mẹ kết nối với con tốt hơn, con cũng hợp tác học tập hơn. Còn ba mẹ nào chưa biết cách nói chuyện với con. Chưa biết về lộ trình một ngày dạy con khoa học thì hãy liên hệ các cô Mẹ Việt ngay để được hỗ trợ nhé.
Hỏi: Ba mẹ dạy con học nói tại nhà gặp nhiều khó khăn như con không hợp tác. Rồi lý thuyết là thế, nhưng áp dụng thực hành thì con lại không theo ý mình. Mẹ Vũ Anh có gặp những khó khăn này không? Các cô Mẹ Việt đã giúp mẹ rèn luyện kỹ năng dạy con thế nào để con hợp tác?
Đáp: Tất nhiên là cũng gặp nhiều khó khăn ạ. Ví dụ như học thẻ, đang học thì bé chạy đi, rồi giành thẻ của mẹ, rồi ngồi gần dí mắt vào thẻ. Đọc truyện thì bé lật đi nhanh, hoặc chỉ cho mẹ đọc 1, 2 trang. Những trang còn lại không bao giờ đọc. Nghe loa thì con không chịu nghe theo folder, chỉ thích nghe nhạc, không thích nghe thơ và đồng dao. Những lúc như vậy thì em quay video để gửi lên nhờ các cô góp ý. Hoặc nhắn tin lên nhóm lớp để các cô giúp mẹ điều chỉnh hành vi của bé. Em cố gắng kiềm chế không tức giận để tránh tạo không khí căng thẳng trong các buổi học thẻ.
Chắc hẳn là không chỉ có một mình mẹ Vũ Anh bối rối khi dạy con đâu. Mà đây là khó khăn của hầu hết các ba mẹ khi can thiệp cho con tại nhà. Hiểu được điều đó nên Mẹ Việt đã xây dựng chương trình chuyên sâu đồng hành. Các cô Mẹ Việt với nhiều kiến thức và kinh nghiệm can thiệp sẽ “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn ba mẹ thực hành các bài tập can thiệp với con. Với mục tiêu giúp cho ba mẹ nào cũng có thể can thiệp cho con được.
Hỏi: Đến hiện tại mẹ cảm thấy như thế nào khi đã quyết định đăng ký tham gia chương trình can thiệp chậm nói chuyên sâu của Mẹ Việt? Với sự trải nghiệm của bản thân, theo mẹ thì bé chậm đơn thuần, ba mẹ có cần tham gia một khóa học để học cách dạy con bài bản không? Và vì sao?
Đáp: Đến thời điểm hiện tại thì em cảm thấy may mắn khi đã quyết định tham gia khóa học một cách nhanh chóng. Theo em thì bé chậm nói đơn thuần tất nhiên là cần tham gia khóa học để dạy con. Vì thực ra khi đi khám tại Nhi Trung ương, bác sĩ cũng đã kê là học can thiệp 1h/ngày. Nhưng khi đó em hiểu không đúng về khái niệm can thiệp. Em nghĩ chỉ các cô giáo được học bài bản dạy con mình thì mới gọi là can thiệp. Còn bố mẹ dạy ở nhà thì không được gọi là can thiệp. Trước khi biết đến Mẹ Việt thì cũng không biết phải can thiệp cho con như thế nào. Đến khi tham gia Mẹ Việt thì bố mẹ mới có các kỹ năng để can thiệp tại nhà cho con. Em thấy việc tham gia một khóa học bài bản là vô cùng cần thiết. Vì tham khảo trên mạng thì không thể chắt lọc được thông tin. Áp dụng không đúng, không đủ, chỗ thừa chỗ thiếu, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thiện của con.
Hỏi: Đúng vậy mẹ ạ. Khi con chậm nói nghĩa là con đang chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa. Việc can thiệp không hiệu quả sẽ càng làm chậm lại quá trình phát triển của con. Làm khoảng cách của con với các bạn ngày càng xa. Vậy nên ba mẹ cần những giải pháp giúp con tiến bộ nhanh, rút ngắn được khoảng cách ấy càng nhanh càng tốt. Và thực tế chứng minh chỉ sau 4 tháng mẹ Vũ Anh tích cực đồng hành với Khôi Nguyên, bạn đã có rất nhiều tiến bộ vượt bậc khiến mẹ yên tâm hơn.
Trước đó mẹ Vũ Anh biết đến Mẹ Việt cũng thông qua 1 mẹ học viên cũ của Mẹ Việt đúng không nhỉ? Mẹ Vũ Anh chia sẻ một chút về cơ duyên mẹ gặp gỡ và được mẹ chia sẻ về chương trình chuyên sâu đồng hành Mẹ Việt nhé!
Đáp: Dạ, em biết đến chị Mẹ Bảo Vip 7. Thực ra em cũng không biết mẹ ấy tên thật là gì. Em có lướt tiktok vô tình thấy video của mẹ ấy. Mẹ ấy có bé bị tự kỉ. Và có nói là nếu mẹ nào có con bị như vậy thì kết bạn zalo để mẹ ấy giới thiệu khóa học. Em cũng tò mò nên kết bạn và được mẹ ấy giới thiệu cho cô Nguyễn Vân. Sau khi cô Vân tư vấn và gửi em link 3 buổi học khai mở của tháng trước. Em nghe cô Thuần chia sẻ thấy tâm đắc quá nên quyết định đăng ký ngay.
Hỏi: Vậy lúc đăng ký khóa học của Mẹ Việt là khóa học online mẹ có lo lắng không? Với trải nghiệm 4 tháng vừa qua thì bây giờ mẹ có những cảm xúc gì?
Đáp: Em lo lắng rất nhiều, cứ sợ bị lừa đảo cô ạ. Vì bây giờ lừa đảo qua mạng rất nhiều. Rồi cũng lo không biết mình có học hành ra gì để dạy con không. Vì người ta học chuyên ngành về giáo dục đặc biệt mà dạy con mình 3 tháng còn không thấy tiến bộ gì. Nhưng chỉ những buổi học đầu thôi, các cô Mẹ Việt đã sốc lại tinh thần cho em ngay. Em còn nhớ các cô nói gia đình là môi trường mà bé cảm thấy thân quen và an toàn nhất. Nếu đi học ở trung tâm các cô cần thời gian để hiểu bé. Thì ở nhà bố mẹ ông bà đã hiểu rõ bé rồi. Hơn nữa giữa bố mẹ và con cái luôn có sự kết nối nhất định. Nếu mình chưa kết nối được với con là do mình chưa tìm đúng phương pháp.
4 tháng đồng hành cùng Mẹ Việt, là 4 tháng mẹ được chia sẻ. Ở đây không ai lên án, so sánh hay chì chiết mẹ không biết dạy con. Đều là vì chúng ta chưa tìm đúng phương pháp mà thôi. Ở Mẹ Việt cũng là nơi các mẹ có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng an ủi nhau, cùng vui mừng khi thấy các bé tiến bộ. Em cảm thấy may mắn vì đã biết đến Mẹ Việt. Và cũng cảm thấy bản thân vô cùng sáng suốt khi đã quyết định tham gia ngay để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của con.
Hỏi: Các cô cũng rất vui vì ngày hôm nay 2 mẹ con đã gặt hái được nhiều quả ngọt. Khôi Nguyên thì đang trên đà phát triển nhận thức rất tốt. Con bắt đầu nói nhiều câu và biết được đa dạng. Với những kinh nghiệm mẹ đã đồng hành can thiệp thành công cho bé chậm nói đơn thuần. Giúp con từ hết chậm nói đến dần dần phát triển thông minh, lanh lợi. Mẹ có nhắn nhủ gì đến các ba mẹ đồng cảnh ngộ như mẹ trước đây ha?
Đáp: Em chỉ xin nhắn nhủ các ba mẹ hãy tin tưởng vào bản thân mình. Không ai yêu thương con mình bằng cha, mẹ. Hãy tìm đúng phương pháp, kiên định và kiên trì theo đuổi. Rồi một ngày quả ngọt sẽ đến. Chúc các ba mẹ tham gia các khóa học của Mẹ Việt sớm gặt hái thành quả từ những nỗ lực của mình và của các con ạ.
Rất cảm ơn những chia sẻ của mẹ Vũ Anh. Hy vọng những chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của mẹ Vũ Anh có thể truyền cảm hứng, động lực mạnh mẽ cho các ba mẹ có con chậm nói. Ba mẹ nhớ nhé! Trẻ chậm đơn thuần có rất nhiều cơ hội phát triển. Đừng chủ quan con chỉ chậm đơn thuần từ từ con sẽ nói. Ba mẹ hãy tích cực can thiệp cho con ngay từ hôm nay để con nhanh hết chậm nói và phát triển thông minh. Chúc cho hành trình can thiệp của các ba mẹ sớm gặt quả ngọt. Chúc các con mau tiến bộ mỗi ngày. Ba mẹ hãy nghe kênh podcast Mẹ Việt chia sẻ hàng tuần để thêm động lực cùng đồng hành với con nhé! Xin chào và hẹn gặp lại ba mẹ trong chương trình podcast tiếp theo.