Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 12 Th03 2024
46 phút đọc

Cách đây 6 tháng, cụ thể là vào tháng 6/2023, Mẹ Việt nhận được câu hỏi của một mẹ. Mẹ đang rất hoang mang vì bé nhà mẹ 6 tuổi rồi, bây giờ mới bắt đầu can thiệp rlptk thì còn hiệu quả không? Liệu con có kịp nhập học lớp 1 theo đúng tuổi không? Đây là những trăn trở của rất nhiều ba mẹ có con rlptk trong độ tuổi chuẩn bị đến trường. Mẹ đã xác định đến 90% là con không thể vào lớp 1 đúng tuổi. Mẹ đã chấp nhận cho con học lùi 1 năm. Mẹ dự tính trong 1 năm đó, mẹ sẽ tích cực can thiệp và cho con học mầm non hoà nhập để con quen chơi cùng các bạn, thiết lập nề nếp sinh hoạt. 

Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.

Vậy mà sau 3 tháng nỗ lực can thiệp tích cực. Con đã kịp nhập học lớp 1. Và tới thời điểm hiện tại, sau 6 tháng can thiệp, con đã có những chuyển biến tích cực bất ngờ khiến ba mẹ không kìm được nước mắt vì xúc động. Chuyện gì đã xảy ra trong 6 tháng ngắn ngủi đó? Ba mẹ hãy cùng Mẹ Việt lắng nghe câu chuyện của mẹ Kim Linh để thấy rằng: Chỉ cần ba mẹ không bỏ cuộc, chỉ cần ba mẹ quyết tâm, con có thể thay đổi vượt ngoài sự mong đợi của ba mẹ nhé!

...

Ba mẹ suy sụp khi nghe kết luận của bác sĩ

Mẹ Việt rất vui mừng được giới thiệu cùng ba mẹ khách mời Gặp gỡ và chia sẻ tuần này: mẹ Kim Linh.

Xin chào mẹ Kim Linh, rất vui khi mẹ nhận lời tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt. Trước khi bắt đầu, mẹ có thể giới thiệu đôi nét về bản thân và bé nhà mình để các ba mẹ được biết nhé!

Xin chào cô và mọi người, em tên Nguyễn Thị Kim Linh, bé là Phạm Ngọc Uyên Nhi, bé 4 tuổi mới bật âm nói và rất hạn chế tiếp xúc nói chuyện. Hiện tại em đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Và là học viên khóa Chuyên sâu chậm nói Mẹ Việt MVK26.

Mẹ Linh có thể chia sẻ đã phát hiện con chậm nói như thế nào? Và tâm trạng lúc ấy của mẹ ra sao?

Mẹ nghe cô dạy Mầm Non khuyên đưa cháu đi khám lúc 4 tuổi hơn. Vì cháu không nói chuyện với bạn bè, thích chơi một mình và cũng hay nổi nóng. Ba mẹ cho cháu đi thăm khám bệnh viện HCM, thì cũng chậm nói bình thường. Nhưng càng lớn biểu hiện cháu càng rõ rệt. Cháu hay đứng cửa sổ giỡn 1 mình, tần suất lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Cháu cười vô nghĩa, tránh ánh mắt mọi người.

Cha mẹ lại tiếp tục đưa con đi khám bệnh viện khác ở HCM và nhận được kết quả con chậm phát triển trí tuệ, kèm tự kỷ. Cầm kết quả trên tay ba và mẹ chỉ biết ôm con khóc, rối bời. Mọi thứ giờ chỉ mong có thể đánh đổi lại hết cho con. Đêm ngủ cũng nằm khóc vì trách mình thương con. Không biết con có bình thường lại không, không biết cách nào giúp con đây? Cuộc sống con sau này sẽ như thế nào? Nhiều suy tư, trầm cảm, tính khí mình cũng thay đổi tiêu cực, chán nản. Vợ và chồng cũng rơi vào khủng hoảng tình cảm vì tự trách.

Thời gian đầu quả thật rất bế tắc và tuyệt vọng đúng không mẹ. Nhiều ba mẹ rất khó để chấp nhận kết quả con mình rlptk, rất lo lắng cho tương lai của con. Mình rất ấn tượng khi nghe mẹ kể chuyện ba mẹ đã quyết định ôm nhau khóc 1 trận cho đã đời, cho xả hết những cảm xúc tiêu cực. Rồi bắt tay vào hành trình can thiệp cho con. Đúng vậy mẹ ạ, nếu chỉ chìm đắm mãi vào bi quan sẽ không thay đổi được điều gì. Điều ba mẹ cần là phải tự vực dậy niềm tin càng sớm càng tốt. Để bắt tay ngay vào đồng hành can thiệp cho con. Đó mới là chìa khóa vàng giúp cho con được cải thiện tốt nhất.

Phương án cho con đi học can thiệp

Vậy Ba mẹ đã hành động gì sau khi biết tin con rlptk ở độ tuổi ấy? Mẹ có thể chia sẻ những khó khăn khi ba mẹ tự mày mò và tìm cách dạy con không? 

Lúc biết con bệnh vậy thì mình lên Google tìm đọc hết trang này tới trang khác, mua sách đọc, lên Facebook tham gia các hội nhóm có bé bị như vậy. Thấy cha mẹ nào đăng gì coi có bị giống con mình không? Hỡi ơi mỗi bé một kiểu, muôn hình vạn trạng, có bé nặng đọc comment xong phát rầu thêm. Em lại khóc và mất ngủ. Nếu thấy có bé nhẹ hay đỡ dần hơn thì lại có thêm chút hy vọng, lặn hụp tiếp các nhóm.

Cũng đưa con thử đến Trung tâm can thiệp 1 (TTCT) bé học 1 hôm cho con nghĩ. Vì về nhà hỏi học tiếp không con, bé ậm ừ lắc đầu. Bản năng người mẹ mình cũng hiểu là không phù hợp với con. Đi tiếp TTCT2 vật chất đầy đủ hơn nhưng xa nhà, xa chỗ làm bất tiện đủ bề, con phải thức từ rất sớm.

Quyết định Đồng hành cùng Mẹ Việt – tự học can thiệp cho con tại nhà

Vào thời điểm khi mẹ biết đến Mẹ Việt là mẹ đang cân nhắc giữa cho con đi học can thiệp và ba mẹ tự học để dạy con tại nhà. Cuối cùng thì vì lý do gì ba mẹ đã quyết định tự dạy con ha?

Mình còn nhớ hôm trưa thứ 4 đó mình đang lướt facebook thì thấy có livestream nhóm Mẹ Việt nói về cách dạy trẻ chậm nói. Thôi đánh đổi nghỉ trưa 1 buổi xem có gì hay giúp con không? Mình coi thấy hay, đơn giản, dễ hiểu. Mình mạnh dạn gọi thử 1 lần xem sao. Mình gọi vào Cô Nhung, cô Nhung chưa online, mình để lại lời nhắn. Rồi lúc coi live có ghi lại số Cô Thương nữa, cũng gọi tiếp. May mắn gặp cô và trao đổi, cô cũng đưa ra 1 số lời khuyên chân thành. Để mình tự suy nghĩ lại và quyết định cho bé. Sau đó Cô Nhung cũng có gọi lại động viên mình, cũng như hướng đi cho các bé dạng này như thế nào.

Mình về trăn trở tiếp, tối này thì mình không khóc, mà nằm hoài không ngủ. Nghĩ coi thử lần này xem sao, biết đâu lại có cách hay giúp con tiến bộ. Mình cũng chia sẻ với chồng, anh cũng động viên em học thử xem sao. Mình giúp gì được con thì cứ thử.

Thế là hôm sau mình gọi các cô đăng ký học luôn khoá Chuyên sâu Can thiệp chậm nói MVK26. Tham gia, lắng nghe, tương tác cùng các cô, ghi chép cẩn thận lại điểm mấu chốt, để nhớ hay coi lại nếu quên. Rồi mình quyết định tự dạy con theo phương pháp các cô hướng dẫn. Cái mình nhìn nhận ra được là các cô dạy cái rất chi là cơ bản. Tưởng chừng đơn giản mà bản thân người làm mẹ như mình cũng chưa biết cách áp dụng đúng cho con. Thật hay, từ đó mà có động lực và niềm tin cho chính mình!

Chẳng cần thần thánh, thuốc tiên gì đâu mọi người. Gốc là ở người mẹ cùng trái tim yêu con vô bờ bến và kế hoạch hành động rõ ràng!

 Uyên Nhi thật sự may mắn vì đã có ba mẹ rất tuyệt vời. Ba mẹ đã nhìn nhận đúng vấn đề rằng: đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ, vai trò của gia đình là quan trọng nhất. Can thiệp cho trẻ tự kỷ không thể can thiệp bằng bản năng. Ba mẹ cần học để dạy con đúng cách. Và mình càng cảm phục hơn nữa khi ba mẹ đã quyết định rất quyết liệt để hỗ trợ con. Uyên Nhi vào thời điểm này đã 6 tuổi, qua thời gian vàng. Nhưng muộn còn hơn không. Thời điểm vàng để can thiệp cho con ngoài giai đoạn vàng 0-6 tuổi. Và 1 thời điểm vàng nữa chính là ngay lúc ba mẹ nhận thức được ba mẹ PHẢI nghiêm túc bước chân trên hành trình can thiệp cùng con. 

Ba mẹ hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt tại Fanpage Mẹ Việt – Chữa chậm nói cho trẻ, hotline: 035 227 5339 để được tư vấn cách can thiệp hiệu quả cho con nhé. 

Con tiến bộ vượt trội qua mỗi lần khám

Mẹ Linh ơi, ba mẹ bắt đầu thực hành các phương pháp can thiệp chậm nói cho con mà Mẹ Việt hướng dẫn. Con đã thay đổi như thế nào vậy mẹ? 

Lúc đầu bé chán với việc làm quen với đọc sách hay nghe gì liên quan đến ngôn ngữ. Các cô Mẹ Việt hỗ trợ mình lựa 1 số dạng truyện thơ, hình ảnh là chủ yếu, chữ ít. Sách có màu sắc hài hòa mang tính giáo dục, kỹ năng và vui nhộn. Nhờ đó mà bé cải thiện được rất nhiều hành vi, ngôn ngữ cũng tăng thêm, nói nhiều hơn. 

Lần đầu khám con chậm phát triển tâm thần nhẹ. Bác sĩ hỏi không thèm trả lời, hoặc trả lời đâu đâu. Con nhảy lên nhảy xuống đi lòng vòng trong phòng (lúc chưa học Mẹ Việt). Lần sau con đỡ hơn và bớt hành vi, trả lời được câu đơn giản. Con biết ngồi im và đáp lại câu hỏi (lúc này mình học Mẹ Việt được 2 tháng). 

Lần thứ ba con trả lời được các câu của Bác sĩ Tâm lý, ngoan, lễ phép, vâng lời tự biết đi làm kiểm tra IQ, rồi tự đi ra. Con vẫn còn rối loạn của hoạt động chú ý và hành vi, ngôn ngữ cải thiện rất nhiều (sau khóa học MKV26).

Quả ngọt khi ba mẹ can thiệp cho con tích cực

Wow, kết quả rất bất ngờ luôn mẹ Linh. Uyên Nhi đang đổi khác từng ngày. Ngay đến các bác sĩ cũng phải khen ba mẹ giỏi đúng ko ^^ Mẹ có thể review về các phương pháp can thiệp chậm nói của Mẹ Việt đã hỗ trợ con học nói như thế nào?

Sách: từ ngày mẹ con cùng nhau đọc truyện, thơ, tranh sách bóc, dán, sách kỹ năng tự lập, kỹ năng an toàn. Bé mê mẩn với sách, mặc dù vẫn chưa biết đọc. Hình thành thói quen thích mẹ đọc cho nghe 2-3 quyển mỗi đêm. Cứ thế lặp đi lặp lại và thay quyển mới 3-4 ngày sau đó, thay lần lượt trước sau. Thông qua thơ con có thể vuốt đôi, nhận dạng thế giới xung quanh. Con học kỹ năng cơ bản cần thiết, như đánh răng, thay đồ, vệ sinh cá nhân. Kể cả phân biệt giới tính, gọn gàng, ngăn nắp con cũng làm được.

Nghe: Loa nghe giống như bảo bối nhỏ, lúc mới bật lên bé giật mình. Sau nó nhạc thiếu nhi hát, bé không hát theo, mà nhảy kiểu hòa theo nhạc, cứ nghe 1 tập lặp đi lặp lại, rồi bé cũng yêu cầu bấm bài bé thích. Lúc nghe mẹ cũng giới thiệu tên bài gì. Nên con thích bài nào cứ gọi tên bài. Hay con nhớ chữ nào trong bài thì nói ra. Mẹ để ý ghi lại số ở bìa, và bấm số đó cho nhảy theo. Dần dần bé cũng hát theo được, vừa hát, vừa nhảy.

Đồ chơi: “Ráp hình” lúc đầu bé còn không thể ráp được 1 hình con vật cơ bản 4-5 chi tiết. Các cô Mẹ Việt có hướng dẫn mẹ lựa 1 vài bộ con vật đơn giản. Hướng dẫn bé cách lắp, rồi cùng nhau thi lắp ai nhanh hơn. Từ từ 7 bộ lắp bé đều lắp được hết và gọi tên được bộ phận các con vật.

Bộ cọc gỗ Montessori ban đầu bé tháo không ra, hơi nổi quạo. Ba mẹ hướng dẫn cho, tháo lắp riết quen rồi vui, đêm nào cũng rủ ba chơi cùng. Làm không kịp ba nhưng vẫn cố gắng hoàn thành phần chơi của mình. Qua bộ này bé học được các hình khối và ghi nhớ.

Bên cạnh đó ba mẹ cũng tích cực tương tác với bé. Thông qua các hoạt động hàng ngày, gặp đồ vật, con vật, cây cối, thức ăn, mọi thứ xung quanh, thiên nhiên,… Mẹ điều dạy bé cách gọi tên, chức năng, công dụng. Dần dần bé tăng vốn từ nhận thức lên rất nhiều.

Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp nhiều trẻ tự kỷ nói được, nhận thức tốt và bắt đầu giao tiếp tốt. Khoá học giúp con hồi phục mạnh mẽ ngôn ngữ – nhận thức và hành vi. Trẻ Tự kỷ cần được can thiệp 1-1 tối đa thời gian để phát triển nhanh nhất theo năng lực của con. Ba mẹ luôn là người có thời gian chất lượng nhất để can thiệp hiệu quả cho con. Đừng để thời gian của con trôi qua lãng phí. Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà. 

Kỷ niệm đáng nhớ và niềm tin con có thể nhận thức như bao bạn khác

Đây chắc chắn là 1 phần rất nhỏ trong những gì ba mẹ đã hành động cùng con ha. Để Uyên Nhi có thể có nhiều tiến bộ “thay da đổi thịt” hàng ngày như thế. Ba mẹ đã can thiệp rất tích cực mỗi ngày. Tận dụng mọi thời gian để tương tác dạy con. Cả ngày đi làm về mệt nhưng vẫn dàng ra 2-3 tiếng buổi tối can thiệp cho con. Ba mẹ luân phiên nhau hỗ trợ con. Đầu tư cho con các đồ chơi giáo dục để con vừa chơi vừa học hiệu quả. Vậy mẹ có thể chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ nhất, ấn tượng nhất trong suốt hành trình đồng hành dạy con vừa qua không?  

Có 1 kỷ niệm rất đáng nhớ về sự tiến bộ của con mà cả nhà đều bất ngờ đó cô. Trong các quyển sách, bé thích nhất 2 quyển An toàn trong nhà và An toàn nơi công cộng. 2 quyển này tương đối dày, nặng, nhiều chi tiết, mỗi trang có hình ảnh mô tả và gợi ý kết quả cho hành vi. Bé ngày nào lôi ra xem xem, chỉ chỉ, trỏ trỏ, hỏi làm này bị gì mẹ, tại sao lại thế? Mẹ và bé cùng coi và lật xem kết quả. Nhờ đó mà 1 tháng sau cháu kịp thời cảnh báo cháy cho người lớn, giúp cả nhà thoát khỏi trận hỏa hoạn.

Hôm đó, bé đang ngồi đồ chơi, bà bắt chảo nóng rồi cho dầu nhiều vào. Trước nhà có việc bà đi ra xem thử, sau đó quên bẵng luôn chảo dầu. Đến lúc dầu quá nóng bốc khói lên, cháu ngó thấy. Lặp tức chạy ra khỏi nhà hô to lên “ chảo khói cháy bà ơi, chảo khói cháy bà ơi”. Bà chạy vào tắt kịp thời.

Ôi, một tình huống thật thót tim, may mà con phát hiện kịp nếu không hậu quả không biết sẽ khủng khiếp thế nào. Trong tình huống này con xứng đáng nhận được “huân chương” khen thưởng đó mẹ Linh ^^. Một em bé rlptk nhưng nhờ sự đồng hành của ba mẹ con đã nhận thức tốt và đặc biệt phản ứng rất nhanh. Mình nghĩ câu chuyện này sẽ truyền rất nhiều cảm hứng cho các ba mẹ. Giúp các ba mẹ có con tự kỷ có thêm niềm tin mãnh liệt vào sự phục hồi và phát triển của con.

Hành trình con đến trường 

Hiện tại thì con đã trở thành cô trò nhỏ lớp 1, cũng học sắp hết học kỳ 1 rồi. Chắc hẳn các ba mẹ có con rlptk cũng rất quan tâm vấn đề con vào tiểu học sẽ hòa nhập cùng các bạn như thế nào. Mẹ có thể chia sẻ một chút về việc học tập của con trên trường để các ba mẹ cùng biết không? Con có gặp những khó khăn gì khi học tập trên trường không mẹ? Ba mẹ đã hỗ trợ cho con học tập ở nhà thế nào?

Đáp: Ngày bé tựu trường cả cha lẫn mẹ rầu cả ngày không biết đi học thế nào. Điện thoại chực chờ xem cô giáo có gọi chở về không, rầu lắm. Chiều tranh thủ làm về sớm rước con hỏi thăm cô. Cô bảo gọi tên không thèm trả lời. Ngày thứ 2, lại hỏi cô giáo tiếp. Cô nói 2 tiếng thì đi ra ngoài toilet hết 10 lần, phải đi kiếm về lớp, rầu rồi phát rầu hơn! 1 tuần rồi lại 2 tuần đủ thể loại hành vi. Điểm nào con chưa tốt thì tối về mẹ thủ thỉ thêm, dặn dò con, rồi cũng thành thói quen. Con biết chào hỏi, dạ thưa, đi ra thì xin phép, bớt đi lung tung hơn ban đầu.

Viết: 5/9 hoàn toàn bé chẳng biết cách viết trơn thế nào, cứ đồ chữ. Dạy viết trơn thì nước mắt ngắn nước mắt dài, mẹ vẫn kiên trì mỗi đêm kèm con ít ít. Sau 1 tháng thì dường như hiểu cách viết trơn, nhìn mẫu viết theo. Tuy chưa đẹp, nhưng ngay hàng và cần cố gắng nhiều hơn.

Đọc: mẹ dạy bảng chữ cái, chia sẻ thật cùng cô và mọi người. Bảng chữ cái mẹ dạy bé hơn 500 lần có thể chưa ai tin, nhưng thực tế còn hơn số lần đó. Mà hỏi lại có chữ cũng chả nhớ chữ gì, b d, p ph, h n, q b, thanh sắc thanh huyền, lộn lên lộn xuống. Rồi vô có cô giáo thương dạy cháu thêm. Giờ cũng biết đánh vần, chữ đơn giản cũng nhớ đọc được. Các mẹ đừng quên kèm mỗi ngày một ít, có mệt thì nghỉ xả hơi, hay khóc thét gì đó. Nào thấy tâm bình lại rồi thì quay lại dạy tiếp. Chứ các bé như con mình mà cho tự học là không học được như bé bình thường đâu à, cái gì cũng phải có trả giá hết.

Quả thật là một hành trình gian nan phải không mẹ Linh? Mới thấy được rằng sự nỗ lực của ba mẹ là điều vô cùng quan trọng với con. Và trên hành trình này rất cần những người có kiến thức và tâm huyết đồng hành cùng ba mẹ. 

Biết ơn khoá học Mẹ Việt đã là kim chỉ nam của mẹ

Quay trở về nhìn lại quá trình tham gia khóa Chuyên sâu. Lúc đầu khi đăng ký khoá học, mẹ kỳ vọng khoá học như thế nào? Và sau khi tham gia học trực tiếp cùng các cô mẹ cảm thấy như thế nào? 

Lúc tham gia khóa học mẹ cũng không kỳ vọng gì quá lớn lao, chỉ hy vọng tìm được 1 chút phương pháp nào đó giúp con mình tốt hơn. Sau tham gia khóa học mình Tâm Đắc Nhất: “Chỉ có mẹ là người có thể kéo con ra khỏi vực sâu tâm lý, người đồng hành, dạy dỗ con tốt nhất. Tuy nhiên cần có kiến thức cơ bản, phương pháp và hướng đi đúng đắn”.

Chính xác mẹ Linh ạ. Những điều mẹ nói cũng chính là những gì mà Mẹ Việt đang cố gắng lan toả. Để ngày càng nhiều ba mẹ có con rlptk hiểu rõ rằng: Vai trò của giáo viên hay nhà trường chỉ chiếm 20%. 80% còn lại chính là vai trò quan trọng của ba mẹ. Chính ba mẹ mới là người nắm giữ vai trò  quyết định đến can thiệp thành công cho con. 

Khoá Chuyên sâu can thiệp cho trẻ chậm nói có những nội dung gì? Ba mẹ đọc kỹ tại: https://www.daycontainha.com/chuyensauchamnoi

Nhắn nhủ các ba mẹ chuẩn bị cho trẻ Rối loạn phổ tự kỷ vào lớp 1

Hiện tại con đang tiến bộ đều mỗi ngày và ba mẹ cũng đã dần tự tin đồng hành cùng con. Vậy thì với những ba mẹ còn đang loay hoay đi tìm giải pháp can thiệp cho con. Đặc biệt là các bạn vẫn còn chậm nói khi 5,6 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1. Mẹ có lời khuyên gì để giúp các ba mẹ từng bước bắt đầu can thiệp hiệu quả cho con không?

Hành động đầu tiên mình muốn gửi đến các mẹ 1 cái ôm thật chặt để lắng đọng lại bao nỗi niềm, chua chát mà 1 người mẹ có con đặc biệt, con chậm nói phải chịu đựng. Thứ hai là các mẹ hãy cho mình 1 phép thử. Học ở Mẹ Việt, học ở cô thầy tâm lý gì cũng được để mình có 1 hướng đi. Đi đúng hay không thì chúng ta cũng có thêm kiến thức mà dạy con.

Dù các bé 5,6 thậm chí 7 tuổi cũng chẳng sao đâu các mẹ à. Cái mà các con đang chịu đựng trong chính cơ thể của các con. Nỗi đau không kiểm soát được chính mình nó còn thống khổ hơn. Con chưa nói được cố gắng 10,000 lần xem sao. Phép thử cho tất cả, dạy chữ này không được đổi chữ khác. Dạy kiểu này không được đổi kiểu khác, cái gốc là KIÊN TRÌ – KHÔNG TỪ BỎ.

Các bé chuẩn bị vào lớp 1 thì cha mẹ có thể in 1 số tài liệu liên quan viết. Hướng dẫn con ô ly là gì, hay cho tô vẽ, đất nặn, nhiều thể loại màu sắc con thích. Các bé đặc biệt tay yếu viết không được cứ cùng cầm tay con tô, luyện nhiều thì tốt dần lên. Tuyệt đối không bắt ép con quá sức.Rồi để con khủng hoảng với môn học đó. Có stress quá thì cũng có thể xả 1 chút, nhưng tuyệt đối không dùng lời lẽ tổn thương con!

Toán thì cho con đếm tay, đếm que, đếm động vật, đồ dùng, xe…, loại nào con hứng thú. Có khi dạy đếm xong quay lại hỏi chả nhớ và chả hiểu gì. Mẹ hãy bình tỉnh nó bình thường thôi, cứ nghĩ 1 ngày con sẽ hiểu mà cố gắng tiếp tục hướng dẫn con.

Đọc thì mình cứ dạy cho các bé hiểu được nguyên tắc âm vần, thanh dấu. Dạy cho con hiểu tự đánh vần, từ đánh vần được rồi dạy đọc trơn, từ đôi, luyện đọc câu. Lưu ý là dùng các từ có nghĩa và dễ nhớ, cộng thêm liên kết câu. Chú ý tạo các Liên kết giúp các bé nhớ lâu hơn.

Mình xin gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các cô nhóm Mẹ Việt – các cô Tư vấn giáo dục đã kết nối mẹ đến khóa học. Và đội ngũ kỹ thuật Mẹ Việt đã luôn âm thầm hỗ trợ các ba mẹ học tập hiệu quả. Cảm ơn cô Thuần và đội ngũ Mẹ Việt đã xây dựng chương trình học chất lượng. Sự hướng dẫn, nhiệt tình, tận tâm, hấp thụ hết những tiêu cực từ mình để rồi xoay lại hướng dẫn mình cách đi tiếp, lấy động lực.

Cảm ơn các mẹ trong nhóm, nơi chị em chúng ta trải lòng cùng nhau. Bao nỗi niềm u uất, chia sẻ nhau cách hay, điều hay cho các cháu. Cảm ơn Ơn trên ban tặng mình bé Uyên Nhi bé bỏng. Con mang lại cho mẹ nhiều bài học quý giá về cách làm mẹ. Và biết yêu thương chân thành hơn, nghị lực vươn lên, không đầu hàng trước số phận. Biết sống chậm lại để nhìn nhận cuộc sống theo hướng tích cực hơn.

Lời kết

Rất cảm ơn những chia sẻ của mẹ Linh. Thấu hiểu những khó khăn của các ba mẹ nên đội ngũ Mẹ Việt vẫn luôn nỗ lực hỗ trợ hết mình để ba mẹ có thể hoàn toàn tập trung vào dạy con. Hạnh phúc nhất của Mẹ Việt chính là nghe ba mẹ báo tin vui về sự tiến bộ. Đây chính là động lực để Mẹ Việt nỗ lực cống hiến cho cộng đồng hơn nữa. Để giúp thêm nhiều ba mẹ can thiệp hiệu quả cho con tại nhà.

Chân thành biết ơn những kinh nghiệm quý báu của mẹ Linh, một người mẹ vô cùng tuyệt vời đã luôn mở lòng đón nhận con yêu, đón nhận những kiến thức và tận tình hỗ trợ con từng bước.  

Mẹ Việt tin rằng những chia sẻ của mẹ đã giúp các ba mẹ vững tin vào tương lai tươi sáng của con. Trẻ rối loạn phổ tự kỷ vẫn có cơ hội học tập, đến trường và hoà nhập vào cộng đồng như bao trẻ khác. Đồng thời, ba mẹ cũng thêm niềm tin đồng hành dạy con tại nhà. Ba mẹ hoàn toàn có thể học cách tự can thiệp, tự dạy con hiệu quả tại nhà. Chỉ cần ba mẹ đủ sự quyết tâm và kiên trì. Mẹ Việt sẽ luôn đồng hành cùng ba mẹ :) 

Đến hiện tại thì cả ngôn ngữ, nhận thức và hành vi của Uyên Nhi đều đã hồi phục mạnh mẽ. Mẹ Linh đã và đang tiếp tục đồng hành cùng Mẹ Việt trong Khoá 2 – Khoá Phát triển Kỹ năng học tập và Kỹ năng tương tác xã hội cho trẻ đặc biệt. Mỗi ngày của 2 mẹ con lại thêm những trải nghiệm mới. Uyên Nhi đang dần học nhanh hơn, tiếp thu học tập tốt hơn. Hy vọng sau một thời gian nữa, chúng ta lại gặp nhau mẹ Linh ha, để cùng chia sẻ với ba mẹ về những kinh nghiệm quý giá mà mẹ tiếp tục đồng hành cùng Uyên Nhi học tập hiệu quả trên trường.