Khi Phát Hiện Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói, Ba Mẹ Phải Dạy Con Từ Đâu

Đăng bởi: Health Coach Phạm Thuần
Đã cập nhật vào: 3 Th07 2024
14 phút đọc

Giai đoạn 2 tuổi là một cột mốc rất quan trọng, là giai đoạn bùng nổ ngôn ngữ. Ba mẹ thường phát hiện trẻ chậm nói nhiều ở giai đoạn này. Và nhiều ba mẹ cũng không rõ trẻ 2 tuổi chậm nói hay tự kỷ, tăng động,…Do đó, ba mẹ cần nhận biết đúng dấu hiệu, xác định đúng tình trạng của con. Từ đó, ba mẹ mới có phương pháp can thiệp phù hợp, kịp thời cho con. 

Trẻ 2 tuổi chậm nói có phải tự kỷ, tăng động

Giai đoạn trẻ 2 tuổi là giai đoạn bùng nổ ngôn ngữ. Bên cạnh đó là các dấu hiệu chậm nói cũng thể hiện rõ ở giai đoạn này. Có trẻ chậm nói đơn thuần, hay những dấu hiệu trẻ chậm nói do vấn đề trí não. Và cách phân biệt trẻ 2 tuổi chậm nói thuộc loại nào là Nhận thức của trẻ.

Ba mẹ cũng đừng lo lắng quá, không phải trẻ chậm nói cũng là tăng động, rlptk, chậm phát triển,….Ba mẹ hãy ghi nhớ những dấu hiệu về nhận thức sau:

  • Con không biết chỉ tay, không biết nhờ người khác giúp đỡ khi có nhu cầu.

  • Khép kín, không có nhu cầu tương tác với người khác.

  • Không nhận thức và kiểm soát được cảm xúc khi sợ, giận, buồn,…

  • Lặp đi lặp lại trong hành vi và ngôn ngữ, bị thoái trào ngôn ngữ (trước nói được, sau không nói được nữa).

  • Có hành vi lạ kỳ như hay nhún nhảy, xoay tròn, đưa tay ve vẩy trước mặt, đi nhón gót,…

  • Tự làm tổn thương mình khi không vừa ý: đập đầu, cắn, cào cấu bản thân,…

  • Chậm ngôn ngữ kết hợp các biểu hiện trên.

  • Trẻ khó có thể tập trung, ngồi yên ngay cả khi được yêu cầu.

  • Không biết vâng lời, không biết tuân thủ các giới hạn, kiểm soát hành vi.

  • Khó ngủ, khó khăn trong ăn uống.

Đây là những cảnh bảo con có dấu hiệu tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển,… Ba mẹ theo dõi con có những biểu hiện và tần suất để có phán đoán sơ bộ. Nếu có ba mẹ nên đưa con đi khám ở cơ sở uy tín, để có chuẩn đoán chính xác. Ngược lại, ba mẹ yên tâm là con chậm nói đơn thuần.

Ba mẹ tham khảo thêm bài viết :

Trẻ Chậm Nói Khám Ở Đâu? Tổng Hợp 5 Địa Chỉ Uy Tín Khám Chậm Nói

Biểu hiện chậm nói của trẻ 2 tuổi

Ở mỗi mốc phát triển của trẻ đều có những dấu hiệu nhận biết sớm. Ba mẹ có thể đọc bài Làm Thế Nào Ba Mẹ Nhận Biết Sớm Dấu Hiệu Chậm Nói Của Trẻ. để phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ 2 tuổi chậm nói sẽ có các biểu hiện sau:

  • Vốn từ chưa đến 15 từ.

  • Chưa tự nói ra được mà chủ yếu nhại lại lời nói của người khác.

  • Chưa nói được từ đôi, rất ít nói chuyện, giao tiếp.

  • Không hiểu và thực hiện được các mệnh lệnh dài: con vào nhà lấy cặp đi, con có muốn cả nhà mình đi công viên chơi không?

  • Không biết chơi trò giả vờ với búp bê, không biết tự chơi với chính mình: chơi nấu ăn, chơi mẹ và bé, đóng giả làm cô giáo.

  • Con không bắt chước được hành động hay lời nói của người khác.

  • Chưa chỉ tay theo yêu cầu của người khác được.

  • Không biết công dụng của các đồ vật trong nhà như quần áo, chén dĩa, lược, xe,…

Ba mẹ cần làm gì khi phát hiện 

Có rất nhiều phản ứng xảy ra khi ba mẹ nhận diện hoặc phát hiện ra trẻ bị chậm nói. Có ba mẹ thì không tin con mình bị chậm nói, chỉ nghĩ rằng lớn lên con hết và đã bỏ lỡ thời điểm vàng giúp con. Một trường hợp khác cũng là số đông các ba mẹ khi phát hiện con chậm nói thì hoang mang, lo lắng rồi ép con học theo từng từ một mà không theo một phương hướng cụ thể. Dẫn đến con không hợp tác, tiến bộ rất chậm làm các ba mẹ càng lo lắng và nản lòng.

Ba mẹ nên đưa con đến các cơ sở uy tín có các bác sĩ có chuyên môn để thăm khám. Hoặc những ba mẹ nào đã xem các dấu hiệu trên, còn phân vân có nên cho con đi khám. Trường hợp này ba mẹ có thể làm bài test M-chart ở trẻ 18 – 24 tháng tuổi. Và so sánh với kết quả sau:

  • Những câu số 11, 18, 20, 22: trẻ có nguy cơ bị tự kỷ nếu đáp án là CÓ.

  • Các câu còn lại, nếu trẻ có ít nhất 3 câu trả lời bất kỳ hoặc 2 câu then chốt (những câu số 2, 7, 9, 13, 14, 15) là KHÔNG: Trẻ có nguy cơ bị chậm nói do tự kỷ cao. 

Bài test M-chart là bài test có kết quả chuẩn xác cao và uy tín trên thế giới. Nên ba mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng kết quả bài test này. Nếu trẻ nằm trong nhóm nguy cơ tự kỷ cao, ba mẹ hãy sắp xếp thời gian cho bé đi khám. Còn nếu bé không thuộc nhóm nguy cơ cao, khả năng con chậm nói đơn thuần.

Cần làm gì khi trẻ chậm nói đơn thuần

Sau khi ba mẹ đã các định con chậm nói đơn thuần, thì cần làm gì tiếp theo? Đây là câu hỏi của rất nhiều ba mẹ đặt ra. Điều đầu tiên là ba mẹ cần xác định nguyên nhân trẻ chậm nói. Tiếp đó, tạo môi trường giao tiếp, chủ động tương tác, kết nối với con. Điều quan trọng là ba mẹ cần quyết tâm, kiên trì để đồng hành, can thiệp cho con hàng ngày.

Trẻ 2 tuổi chậm nói, ba mẹ áp dụng các phương pháp sau:

  • Thường xuyên nói chuyện với trẻ.

  • Cung cấp cho trẻ nhiều từ vựng mới thông qua đọc sách, nghe nhạc thiếu nhi, đọc thơ,…

  • Dành nhiều thời gian chơi với trẻ.

  • Đưa con ra ngoài dạo chơi, đi du lịch để kích thích trí tò mò cũng là cách khuyến khích con nói.

Đây là những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ không kiên trì dẫn đến kết quả không như mong muốn. Lúc đó, các ba mẹ lại lao vào các trang hội nhóm trẻ chậm nói lượm nhặt thông tin, và áp dụng. Phương pháp này không được lại hỏi, lại đổi làm cho trẻ không được can thiệp phù hợp với tình trạng, không được can thiệp triệt để.

Sách và đồ chơi cho bé, phục vụ cho quá trình kích âm của bé đã được Shop Mẹ Việt chọn lọc kỹ lưỡng. Ba mẹ tham khảo sản phẩm tại đây nhé : https://shopmeviet.vn/danh-muc-san-pham/day-con/

Ba mẹ hãy nhắn tin cho Fanpage Mẹ Việt để được tư vấn phương pháp can thiệp trẻ chậm nói. Để ba mẹ được tư vấn về lộ trình can thiệp, giúp ba mẹ biết bắt đầu từ đâu. Và ba mẹ đang làm gì, để đạt được mục tiêu gì.

Dạy con học nói là một quá trình dài, đòi hỏi ba mẹ thật kiên trì can thiệp cho con để đạt hiệu quả. Và ba mẹ lưu ý rằng:

  • Dạy con học nói không có phương pháp đúng, không có lộ trình rõ ràng giống như đi vào mê cung mà không tìm thấy lối ra.

  • Ba mẹ dừng hành vi lo lắng suông và sẽ không có bất kỳ kết quả nào nếu không có hành động.

  • Quả ngọt chỉ dành cho những người kiên trì, tin tưởng gieo trồng, chăm sóc, tưới nước. Để giúp được con là một cơ hội giúp ba mẹ rèn luyện khả năng kiên trì.

Kết luận

Trẻ 2 tuổi chậm nói, con vẫn trong giai đoạn vàng để phát triển ngôn ngữ. Nhưng ba mẹ cũng không nên chủ quan, lãng phí thời gian của con. Hãy bắt tay hành động can thiệp cho con càng sớm càng tốt. Chỉ cần ba mẹ làm đúng phương pháp, chỉ 2-3 tuần là đã thấy con tiến bộ. Ba mẹ hãy theo dõi Shop Mẹ Việt để được chia sẻ nhiều kiến thức hữu ích.