Xin chào ba mẹ, ngày hôm nay Mẹ Việt sẽ chia sẻ với ba mẹ câu chuyện can thiệp cho con của mẹ Hương Lan. Trong họ hàng của gia đình có bé tự kỷ nên ngay từ khi Gấu còn nhỏ. Vậy nên mẹ Hương Lan đã rất quan tâm theo dõi sự phát triển của con. Khi phát hiện con chậm nói, mẹ Lan vừa can thiệp cho con tại nhà, vừa cho con học can thiệp 1-1 với cô giáo. Để có thể tận dụng tối đa can thiệp cho con trong giai đoạn vàng dưới 3 tuổi. Nhờ vậy, đến 31 tháng, Gấu đã nói được câu 4 từ. Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ của con chỉ dừng lại ở đó. Con chững lại và mãi vẫn chưa phát triển tốt lên được. Thêm vào đó, con vẫn còn rụt rè, ngại giao tiếp với các bạn, ăn thô kém, giao tiếp mắt kém,…
Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.
Lúc này mẹ nhận ra can thiệp tại nhà mẹ cũng cần một phương pháp đúng đắn. Mẹ cần một lộ trình, kế hoạch rõ ràng cụ thể, chi tiết dạy con những gì hàng ngày. Để giúp cho con tiến bộ liên tục, tránh bị chững lại hay thoái lui. Mẹ đã tham gia chương trình can thiệp chậm nói chuyên sâu tại nhà của Mẹ Việt. Với hy vọng trong vòng 6 tháng tới Gấu có thể nói được được câu dài 7-8 từ. Con biết yêu cầu đi vệ sinh, ngủ xuyên đêm, ăn hết suất ăn, giao tiếp mắt được thời gian 5s trở lên.
Và thật bất ngờ! Khi điều chỉnh can thiệp đúng phương pháp và chiến lược khoa học, với tất cả các mục tiêu mẹ đề ra trong 6 tháng, Gấu đã hoàn thành xuất sắc chỉ trong vòng 1 tháng. Mẹ ngỡ ngàng và hạnh phúc, quyết tâm làm mạnh mẽ hơn nữa. Giờ đây Gấu từ một học sinh chậm, rụt rè ở lớp, đã trở thành học sinh tiến bộ điển hình. Thường được cô giáo tuyên dương trước lớp vì sự nhanh nhẹn và khả năng ghi nhớ tốt, chăm chỉ học tập. Con đang học mầm non song ngữ, được tiếp xúc cả tiếng Anh từ sớm. Thật là một hành trình nhiều trải nghiệm và nhiều cảm xúc. Ba mẹ nào mong muốn con từ chậm nói đến nói tốt và có thể học cả song ngữ nữa, thì cùng lắng nghe kinh nghiệm thực tế của mẹ Lan chia sẻ sau đây nhé.
Mẹ Việt rất hân hạnh giới thiệu khách mời Gặp gỡ và chia sẻ hôm nay: mẹ Hương Lan.
Xin chào mẹ Hương Lan, rất vui khi mẹ nhận lời tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt. Trước khi bắt đầu, mẹ có thể giới thiệu đôi nét về bản thân và bé nhà mình để các ba mẹ cùng được biết nhé!
Em xin chào cô Thương, các cô thầy trong trong team Mẹ Việt và các ba mẹ đang nghe podcast. Em là mẹ bé Gấu, hiện tại 44 tháng. Em tham gia khóa Chuyên sâu Can thiệp chậm nói - lớp MVK29 vào tháng 9 năm 2023, tức là giờ tròn 1 năm. Gia đình hiện vẫn đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
Mình được biết thì mẹ Lan phát hiện bạn Gấu có các dấu hiệu rlptk từ sớm. Mẹ có thể kể lại hành trình mẹ bắt đầu can thiệp cho con được không?
Dạ vâng. Từ khi Gấu sinh ra em cũng đã khá chú trọng tới việc rèn luyện các kỹ năng cho Gấu vì con của cô ruột bị rlptk.
- Mua thẻ Glenn Doman từ khi 3 tháng tuổi và đã dạy được tới 7 tháng. Do dịch bệnh phải chuyển về quê nên không mang theo thẻ được.
- Rèn luyện kỹ năng: 3 tháng biết lẫy, 6 tháng biết bò, 11 tháng biết đi.
- Nói: 8 tháng đã nhắc được nói mama, baba, 11 tháng biết nói " ạ", sau đó là các từ: dạ, chị, bà,...
- Đến đây thì em thấy Gấu đã rất tốt so với lứa tuổi, so với chị của Gấu ngày xưa nên đã rất chủ quan. Đến tầm này dịch bệnh cũng đã gần như được tháo gỡ, cả nhà trở về Hà Nội.
- Khi mẹ sinh em Gấu phải để cho chị Su xem tivi khá nhiều. Mẹ dạy em học thẻ thì Su cũng cứ mon men học cùng và vô tình chị Su đọc được chữ, xem tivi lại biết kha khá vốn tiếng Anh. Vậy là khi trở lại Hà Nội mẹ đã tham gia các nhóm học ba mẹ đồng hành cùng con trên facebook.
- Mẹ biết tới cái loa ngấm ngôn ngữ, bật cả ngày cho chị Su ngấm ngôn ngữ. Mẹ lại chăm chỉ dạy chị Su, 1 năm sau (5t) chị Su đã thành thạo sách Anh - Việt - Toán. Hồi quay lại Hà Nội cũng đã dạy lại thẻ Glenn Doman cho Gấu nhưng Gấu không hợp tác nên mẹ tặc lưỡi bỏ qua, chắc đợi tới khi 3,5t như chị Su thì sẽ thích học thẻ.
- Khi Gấu 16 tháng mẹ còn cai sữa Gấu do Gấu quá lười ăn, đưa Gấu về bà nội ở. Tách mẹ để cai sữa cho dễ và mẹ có thời gian tối đa đồng hành cùng chị Su. 2 tháng sau mẹ mới về thăm Gấu thì mẹ nhận thấy các kỹ năng trước đó con có mất gần hết. Những từ nói được gần như mất hết. Bản năng của người mẹ cho thấy có gì không ổn ở đây? Mẹ đã đưa Gấu trở lại gia đình và bắt đầu dành nhiều thời gian cho Gấu. Tuy nhiên cũng chưa tới mức quá cấp bách, lại đang vào đà với chị Su nên cũng không gấp gáp lắm. Mẹ cho Gấu đi học mầm non, 2 ngày sau Gấu gọi lại được từ ''bà". Thế là mẹ lại yên tâm nghĩ rằng đi học sẽ nói được.
- Trớ trêu, đi học được 2 tuần thì bị cúm A, sốt ốm 2 tuần mới đỡ. Khi đó lại là mùa đông lạnh giá, lại gần Tết nên mẹ cho Gấu nghỉ học luôn, tầm 2 tuổi mới đi học lại.
- Khi đi học lại mẹ lại chọn trường thật sạch sẽ, đắt tiền cho Gấu học để đỡ bị bệnh. Trường này là trường Montessori. Có thể Phương pháp giáo dục nửa vời ở đây lại là rất hay để trẻ tự khám phá, cô ít quan tâm tới trẻ. Xem camera thấy cô cứ dạy múa, trẻ nào múa thì múa, không thì thôi. Nhưng do môi trường sạch sẽ con không bị ốm, phương pháp Mon cũng có cái tốt cho trẻ chậm nói nên mẹ cứ cố để con học lại.
- 2 tháng theo học không thấy con tiến bộ nhiều, biết chào mẹ, dạy từ nào nói từ đó được. Nhưng con không tự nói và không nhìn mặt mẹ để chào (lúc này e chưa tìm hiểu kỹ để hiểu về rlptk). Mẹ tìm lại trung tâm trước thằng em nhà cô theo học, đưa con tới đó để khám. Vừa tới nơi nhìn các em bé ở đó đã thấy đau lòng.
Hôm đó là ngày 29/4, cô bảo phải test chuyên sâu 2 ngày mới rõ. Nhưng hôm sau nghỉ lễ 30/4 rồi nên cô hẹn sau nghỉ lễ quay lại. Ra về gặp 1 cặp bố con đi 20km tới ngày 1h để học can thiệp cho con 1 năm rồi mà con vẫn chưa nói được mấy. Bố đó nhìn thấy Gấu mắt cũng tránh nhìn người khác, bố ấy nói luôn là giống con nhà bố ấy. Về nhà mẹ mới tìm hiểu kỹ về rlptk, biết về bệnh, lại biết bệnh là do gen nên không chữa khỏi hoàn toàn được. Nhìn thằng em nhà cô (mặc dù đã học can thiệp 1 năm nhưng có thể do bệnh nặng hoặc can thiệp muộn, 3,5t mới học nên giờ vẫn chậm chạp, kém mọi thứ) làm mẹ sốc, khóc ròng.
- Mẹ đã xin chuyển trường để học trường can thiệp 1-1. Nhưng cô hiệu trưởng tư vấn là nên học 1-1 và cũng không nên chuyển trường. Sợ là thay đổi môi trường đột ngột con lại bị sốc tâm lý thì phản phương pháp mới. Mẹ cũng lo và cũng ngại vì Gấu khá nhát. Khi đi học đã khóc rất lâu mới hòa đồng, ăn cũng kém ăn.
- Lúc này mẹ cho con đi test ở trung tâm cô nói về cắt hết nghe tiếng Anh. Không cho xem tivi nữa, con có dấu hiệu mất ngôn ngữ có thể là do dấu hiệu thoái lui. Mẹ về lên mạng tìm hiểu về thoái lui, ngta lại nói thoái lui là nặng nhất. Vì có dạy biết rồi lại cứ mất dần, mẹ lại được phen sốc và khóc tột cùng hơn. Mẹ nhờ được 1 cô bên trung tâm can thiệp tới nhà dạy 250k/1h. Cô bảo Gấu còn nhỏ lại cũng biết kha khá nên tuần học 4 buổi cách nhật là được.
- Học cô được 1 tháng, kết hợp mẹ cũng dạy lại thẻ Glenn Doman. Gấu rất hợp tác và 1 tháng học hết 300 thẻ Glenn Doman. Khi này Gấu đã chủ động nói từ đơn, đôi nên bố và bà bảo cho nghỉ học cô. Vì nhà hàng xóm cũng học 1 tháng là nói tốt. Gấu nghỉ học can thiệp 1 tháng không tiến bộ nhiều, mẹ quyết định cho Gấu học lại cô. Và chuyển sang trường tư thường. Đây là trường cũ chị Su học nên mẹ có quen biết và nhờ cậy các cô trong trường. Chọn cho con 1 cô giáo cũ rất có tâm của Su. 1 tháng theo học Gấu đã làm theo các hoạt động của cô. Con nói được câu 3-4 từ, 1 tháng sau cũng vẫn thế.
- Mẹ lân la các trang mạng, học hỏi nhiều thứ lắm. Cứ không ảnh hưởng gì xấu là tìm hiểu. Copy rất nhiều bài hát tiếng Việt, truyện cho con nghe tắm loa. Nhưng phải lên youtube chuyển mp4 sang mp3, có bài tiếng Bắc, bài tiếng Nam, truyện ngắn dài tùm lum. Copy đại cũng được mấy chục bài bật cho con nghe.
Đến khi vào học lớp Chuyên sâu can thiệp chậm nói Mẹ Việt MVK29 thì mẹ như cá gặp nước.
- Rồi cái gì đến cũng đến! Sự nỗ lực cả cả nhà đã làm nên 1 Gấu đc coi là thông minh như hôm nay. Vẫn theo phương pháp của Mẹ Việt là luôn đi trước con. Dạy cao hơn trình độ của con để kích thích con.
Quả là 1 hành trình dài với nhiều cung bậc cảm xúc. Ba mẹ có thể thấy được mẹ Lan theo dõi sự tiến bộ của con khá là kỹ càng. Nhưng đôi khi vì nhiều lý do, cả vì mình chưa đủ hiểu biết về sự phát triển của con nên thành ra chủ quan với các dấu hiệu cảnh báo của con. May mắn là mẹ Lan đã nhận ra kịp thời và rất quyết liệt can thiệp cho con. Từ việc lựa chọn trường mầm non, gửi gắm cho cô để được hỗ trợ riêng. Mẹ chủ động cho con học can thiệp 1-1 với cô giáo tại nhà. Mặc dù vậy, mẹ không phụ thuộc vào cô giáo mà tích cực tìm mọi phương án để can thiệp cùng con tại nhà. Và sự tiến bộ vượt trội của bạn Gấu hôm nay là thành quả rất xứng đáng với nỗ lực của mẹ.
Mẹ Lan ơi, nhiều ba mẹ khi phát hiện con rlptk thường rất bi quan. Không biết tương lai của con sau này thế nào? Con có học như các bạn bình thường được không? Mẹ có thể chia sẻ tình trạng hiện tại của Gấu sau thời gian được mẹ tích cực can thiệp thế nào?
- Bi quan thật sự cô ạ. Vì chính đứa em nhà cô bị rlptk nên em biết kết quả sẽ như thế nào. Cũng không rõ là gen bên nhà ngoại em hay gen bên nhà chồng của cô. Vì anh trai chồng cô cũng bị vậy, bên ngoại nhà em thì chưa có ai ngoài đứa con của cô. Nhưng mình thấy được kết quả nếu không can thiệp sẽ như thế nào. Nên mình càng cố gắng nhiều hơn.
- Hiện tại thì Gấu đã có thể:
+ Nói được nhiều câu ngắn cùng lúc hoặc câu ghép với liên từ kiểu "vì, và, nhưng mà, để làm gì, không.. thì sẽ....
+ Hiểu được các vấn đề xã hội xung quanh để biết đúng sai, nên không nên,...
+ Đã học gần như thuộc hết các bài hát trong 4 unit trong sách tiếng Anh trong loa Mẹ Việt. Nên đã có thể giao tiếp, trả lời, đứng thuyết trình sơ đồ mindmap tiếng Anh.
+ Cộng trừ nhẩm thành thạo không cần đếm số lượng phạm vi 5, cộng ngón tay phạm vi 10.
+ Làm hết cỡ 15 cuốn toán tư duy kiểu sách rèn kỹ năng như của Mẹ Việt tư vấn.
+ Đọc được 1-100 bằng tiếng Anh và Việt, vẫn thỉnh thoảng nhầm đoạn chuyển tiếp lên số tròn chục.
+ Nghe loa thuộc rất nhanh, giờ Gấu đã nghe và thuộc hầu hết mấy bài hát ngắn ngắn mầm non. Chuyển sang nghe bài cho lứa tuổi thiếu nhi với chị Su: Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu Nhi Việt Nam, Bống Bống Bang Bang, Trái đất này là của chúng mình,...
+ Dạy mãi thẻ chữ nhớ được màu sắc và thành viên gia đình. Mẹ cho sang thử đánh vần thì bạn ấy đánh vần được các chữ 2 âm. Nhưng thôi để 4t thì dạy đánh vần, giờ mẹ dạy tư duy trước đã.
+ Mẹ thì quen tham gia các nhóm bố mẹ đồng hành cùng con. Hôm trước có 1 nhóm họ nhận đồng hành free mẹ xin vào đã nhận tài liệu và kiếm cộng đồng cùng chí hướng. Họ hỏi tình hình của Gấu hiện tại. Mẹ nói như trên thì họ nói rằng Gấu đã biết quá nhiều rồi họ ko nhận nữa. Học của họ xong cũng chỉ để biết được như thế.
- Đến lúc này mọi người xung quanh lại nói là nhà em có gen 2 bạn chăm học, thông minh. Gia đình cũng bớt áp lực, lo sợ, hoang mang và hỗ trợ, ủng hộ em đồng hành cùng con. 2 tháng nay Gấu nghỉ hè ở nhà học với mẹ nên cũng không rõ cô giáo nhận xét sao ạ. Còn trước đi học thì Gấu vận động tinh, vận động thô, nhận thức đều rất tốt. Hay được cô cho làm trước cho các bạn làm theo.
Chúc mừng mẹ Lan và bạn Gấu. Đến giờ này chắc hẳn là mẹ Lan đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Bạn Gấu đã bắt kịp thậm chí là con tiến bộ tốt hơn các bạn đồng trang lứa. Nhờ được mẹ cùng đồng hành tích cực trong hơn 1 năm. Bây giờ mục tiêu của mẹ Gấu là tiếp tục hỗ trợ con phát triển nâng cao năng lực như học tiếng Anh, làm quen với tiền tiểu học, tiếp tục bồi dưỡng tri thức. Đúng lộ trình phát triển của bạn nhỏ 4 tuổi.
Ba mẹ hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt tại Fanpage Mẹ Việt – Can thiệp chậm nói cho trẻ, hotline: 035 227 5339 để được tư vấn cách can thiệp hiệu quả cho con nhé.
Chúng ta cùng quay ngược lại 1 năm trước đây. Vào thời điểm tháng 9 năm ngoái là lúc mẹ Lan có duyên biết đến Mẹ Việt. Vậy mẹ Lan có thể chia sẻ: Cơ duyên nào mẹ tham gia vào chương trình đào tạo cha mẹ chuyên sâu của Mẹ Việt? Và mong muốn lúc đó của mẹ là gì? Thời điểm đó mẹ gặp khó khăn gì mà lại quyết định là mẹ cần nâng cấp kiến thức để hỗ trợ cho con?
Trong lúc mẹ đang lướt các trang để tìm cách dạy con thì vô tình 1 lần thấy bài quảng cáo loa tắm ngôn ngữ của Mẹ Việt. Trời ơi, loa gì mà đúng ý, gãi đúng chỗ ngứa. Em đã đồng hành có thể nói là thành công với bạn lớn bằng việc học ngoại ngữ qua loa tắm ngôn ngữ. Nên nhìn thấy loa cái là em thấy như 1 cái chìa khóa. Nơi nào đào tạo mà dùng tới loa này là biết đó sẽ là 1 nơi tốt. Như nhóm mà em đã tham gia đồng hành cùng bạn lớn. Và hy vọng con mình sẽ thay đổi, phát triển như nhóm mẹ đã tham gia cho chị Su.
- Loa có giọng đọc Bắc, giọng em bé rất dễ thương, đọc tròn vành rõ chữ. Bài thơ ngắn đúng khả năng của trẻ 2,5 tuổi.
- Tra vào tìm người đăng là ai? Lại thấy bài giảng làm kế hoạch 1 ngày của cô Thuần. Cái này làm mẹ tâm đắc lắm!
- Mẹ đăng ký tư vấn và vào học khóa chuyên sâu ngay.
- Vẫn với tâm thế như các phương pháp khác, vừa học vừa thăm dò. Có phần mục tiêu thì mẹ chỉ nghĩ con đạt được: nhìn mắt 5s, nói được câu 7 từ, ăn uống tốt, ngủ tốt là được.
- Vậy mà có phương pháp, có người hỗ trợ như 1-1, có bạn bè cổ vũ. Chỉ sau 1 tháng Gấu đã hoàn thành các mục tiêu trên.
- Sự đột biến đó làm mẹ càng có tinh thần hiếu chiến! Và cũng cố gắng để chớp lấy cơ hội giai đoạn vàng trước 3t của con.
- Thời gian đó chỉ có lý do là không can thiệp con mình sẽ như con nhà cô. Tương lai sẽ không tự làm được gì lo cho được chính cuộc sống của con. Tiền nong lúc này không còn quan trọng nhiều nữa, người ta bị bệnh chạy chữa 100-200tr. Mình chạy chữa cũng không tốn tới mức vậy đâu. Con lại đang ở giai đoạn vàng trước 3 tuổi. Nên mẹ phải thật nhanh tay chớp lấy cơ hội làm mọi thứ có thể.
- Cái thiếu lúc này của em là kế hoạch bài bản 1 ngày, 1 sự kiên trì, hỗ trợ từ 1 người có chuyên môn trong lĩnh vực dạy trẻ rlptk. Khi này vẫn còn có cô giáo dạy 1:1 cho con nhưng 1 tuần đc có 4h. Cô dạy cũng không thể nào trực quan, thực tế môi trường sống của con như bố mẹ được.
- Nói chung là lúc này công sức, sự vất vả hay tiền bạc không cái gì gọi là đắt nữa. Cái tương lai của con chỉ có thể lấy lại nhanh nhất lúc này. 1 ngày lúc này bằng cả tháng sau này, 1 tháng lúc này bằng cả năm sau này.
Các mẹ ở cùng hoàn cảnh với mẹ Lan mới thấu hiểu được. Không có tiền bạc nào quan trọng hơn tương lai của con. Hãy làm tất cả mọi thứ có thể càng sớm càng tốt để giúp con có cơ hội hồi phục ngôn ngữ, nhận thức, hành vi mạnh mẽ, từ đó có cơ hội hòa nhập tốt cộng đồng.
Vậy sau khi học các phương pháp can thiệp chậm nói đúng phương pháp, chuẩn khoa học. Cụ thể mẹ đã học và thực hành như thế nào? Và mẹ có thể chia sẻ sự tiến bộ của con lúc đó có gì khác biệt so với giai đoạn trước?
- Phương pháp của Mẹ Việt nói tới đâu thấy đúng tới đó nên mẹ áp dụng triệt để cũng kha khá.
+ Mẹ mua các cuốn sách đúng trình độ của con để con dễ dàng học tập.
+ Mua đồ chơi đúng trình độ và là đồ chơi mở cho con.
+ Bất kể làm gì mẹ cũng dụ con làm cùng: nấu ăn, nhặt rau, tắm, quét nhà, đi chợ,…
+ Nhắc lại thật nhiều các hoạt động của con để con nhớ tên hoạt động.
+ Tận dụng mọi hoạt động đều cùng con từ lúc ngủ tới lúc thức dậy.
- Gấu được cái tiếp thu rất nhanh ạ.
+ Chỉ 1 tuần Gấu đã có thể mặc được quần áo.
+ Vài hôm cứ gọi con dậy là mẹ massage và tới đâu đọc bộ phận tới đó. Đi tắm cũng đọc lại thế là con biết chi tiết các bộ phận: mắt cá chân, gót chân, cằm, cổ, lông mi,…
+ Ngủ dậy là dụ con chọn quần áo rồi dạy con tự mặc. Tự đi giày chỉ vài hôm là con biết.
+ Tắm loa theo phương pháp nghe từng folder chứ không nghe dàn trải. Khoảng 2 tuần con thuộc kha khá bài của folder đầu tiên. Trên đường đi học có gặp đồ vật hoạt động nào giống với bài thơ của con là mẹ lại chỉ cho con thấy. Vd đi bộ trên vỉa hè, buổi sáng bé đi học, mặt trời mọc rồi lặn, các loại hoa quả,…
+ Nấu cơm mẹ cũng nhờ Gấu vặt rau, rửa rau giúp, tưới cây giúp, … Và con rất hào hứng làm cùng mẹ.
+ Bộ Kumon cô Thương giới thiệu mỗi ngày con học tầm 10 trang. Sau khoảng 4-5 cuốn là Gấu cắt rất tốt. Khi đó con mới 32 tháng, các bạn cùng lứa còn chưa biết cầm kéo đâu. Ai nhìn thấy cũng trầm trồ nên Gấu thích lắm. Em cũng không dạy phần bóc dán là bẻ tờ giấy cho nó bênh cái miếng bóc lên mới dễ bóc. Khi dán thì xoay hình thật khớp rồi dán. Thế nhưng Gấu thấy mẹ làm vậy nên hết 2 quyển dán là Gấu đòi tự bóc và dán được.
+ Em cũng chép lại bài tiềm thức trong file nghe loa của Mẹ Việt và viết lại theo lời của em. Tự thu âm bật loa cho con nghe sau khi vừa ngủ. Nghe trong 15p sau khi ngủ và trước khi thức dậy 15p thấy Gấu ngủ ngon hơn. Con đỡ tỉnh giấc và khóc đêm nhiều nữa.
Tuyệt vời quá, rõ ràng khi chưa có phương pháp cụ thể mình cứ loay hoay không biết nên làm gì. Ai bày gì cũng làm nhưng thiếu đi định hướng và tư duy. Tại vì sao phải dạy con cái này cái kia. Nhưng khi học sâu về các phương pháp, mẹ hiểu các phương pháp này giúp con như thế nào. Từ đó, mình ko phải lan man nữa, chỉ cần tập trung thực hành là ra kết quả.
Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp nhiều trẻ chậm nói đơn thuần bật âm ngay trong tháng đầu tiên. Con phát triển ngôn ngữ nhanh, trong vòng 6 tháng bắt kịp tốc độ phát triển của các bạn đồng trang lứa. Con nói được câu dài 9-10 từ ngay trong 3-4 tháng. Sau khóa học, trẻ chủ động giao tiếp, biết kể chuyện, diễn đạt đa dạng các nhu cầu. Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành can thiệp chậm nói cho con tại nhà.
Vậy còn phương pháp đọc sách thì sao mẹ Lan? Đọc sách là một trong những phương pháp rất cần thiết, không thể thay thế nếu muốn giúp con tiến bộ nhanh. Đọc sách đã giúp bạn Gấu tiến bộ thế nào vậy mẹ?
Sách với các bạn chậm nói dễ hơn lời nói của bố mẹ rất nhiều.
Nhờ các cô hướng dẫn nên mẹ đã cố gắng đọc rõ ràng, nhấn nhá, vừa đọc vừa mô tả để bạn dễ hiểu.
Sau 1 tháng đọc bộ Miumiu thì Gấu biết nhắc đi tè, ị, thay đồ, đánh răng,...
Được các cô tư vấn các sách kỹ năng khác, mẹ mua theo và đọc thì bạn nhận biết được rất nhiều thứ: con nào đẻ trứng, con nào đẻ con, dài ngắn, to nhỏ, trái phải, cao thấp,…
Bạn Gấu được cái mẹ đã rèn cho tinh thần đọc sách từ lâu, nhưng mẹ lại cứ nhai đi nhai lại vài cuốn không có phần kỹ năng.
Từ các kỹ năng học được thì sau này Gấu làm các sách tư duy cũng dễ dàng hơn.
Sách lật mở khoa học giúp con tưởng tượng thế giới quan dễ dàng, rất ham mê luôn ạ.
Cứ làm việc gì mà thấy giống trong sách Gấu lại bảo:
giống cái này trong sách mẹ nhỉ.
Đi đánh răng cũng bảo con phụt mạnh như miumiu.
Đi tham quan các di tích lại cái này giống sách của chị Su mẹ nhỉ.
Chị Su làm điều gì sai với sách hướng dẫn là lại nhắc nhở: chị phải chia sẻ chứ, không được ích kỷ, ích kỷ là không có ai chơi cùng đâu, nhở mẹ nhở.
Wow, nhờ sách mà bạn Gấu biết được rất nhiều thứ. Mình vẫn nhớ lúc mới đọc cho Gấu bộ Thế giới trong tay em, mẹ còn lo lắng là chữ nhiều thế con có hiểu được ko. Vì con chỉ nghe thôi mà ko thấy phản hồi gì cả. Nhưng sau đó tầm 3 tháng thì mẹ có chia sẻ lên là con đã hiểu và nhận thức được rất tốt. Như thế mới thấy, ba mẹ cần tin tưởng con và biết cách xây dựng cho con một lộ trình chuẩn để con phát triển liên tục, không bị chậm, không bị chững lại nhé!
Bên cạnh ngôn ngữ, mẹ còn thấy con còn cải thiện những gì về nhận thức, về kỹ năng?
Được các cô hướng dẫn là luôn đi trước con 1 bước, nâng cao hơn tư duy của con 1 chút. Dần các kỹ năng: bóc dán, cắt kéo, vận động... con biết và thích thực hành. Từ đó con hòa đồng, hăng hái, con sẽ cởi mở hơn, tự tin thể hiện. Và khi hòa đồng sẽ học được nhiều từ các bạn khác.
Khi tư duy tăng lên tự nhiên ngôn ngữ của con cũng tăng lên theo. Bạn ấy sẽ hiểu với hoàn cảnh này dùng từ ngữ nào.
Tư duy tăng con cũng sẽ hiểu đồ dùng nào để dùng vào khi nào? Đi đường thấy có thùng rác con sẽ vứt rác đúng vào thùng. Ai mà vứt rác sai là Gấu lại chỉ và nói không được như vậy.
Em nhận thấy tư duy cao thì mình nói gì con đều hiểu, nhớ. Và diễn đạt lại y lời nói đó ở 1 hoàn cảnh tương tự.
Gấu đã biết thổn thức nếu mẹ phê bình, nhưng nếu mẹ phê bình con mà không phê bình bạn hàng xóm là sẽ thắc mắc ngay.
Mặc cả mẹ cho con mượn 1 tí, xong con trả mẹ nhé.
Biết bảo vệ chị Su.
Đúng rồi mẹ Lan, nếu chỉ chú trọng vào dạy con học nói mà thiếu phát triển tư duy thì con có thể nói được cả câu dài. Nhưng con sẽ chưa thể nói đa dạng hay tự mình giải quyết vấn đề. Nhận thức càng cao ngôn ngữ của con càng phát triển. Ngôn ngữ ngược lại cũng sẽ bổ trợ để con ngày càng phát triển thì nhận thức. Vậy nên can thiệp chậm nói cần phải kết hợp với việc dạy con phát triển nhận thức.
Trước đây mẹ cũng tự mua sắm các giáo cụ cho con nhưng gặp khó khăn là con không hợp tác, con chơi nhanh chán hay chưa chơi được. Sau khi các cô Mẹ Việt tư vấn những giáo cụ phù hợp với năng lực của con thì mẹ thấy con đã học hỏi được những gì qua các trò chơi?
Sau khi được các cô tư vấn giáo cụ phù hợp thì em đã biết chọn giáo cụ đúng và giáo cụ mở để tăng tư duy, sáng tạo của con.
Chơi với bộ cầu vồng con đã có thể xếp thành các hình như mẫu hướng dẫn. Con còn có thể sáng tạo ra nhiều hình khác.
Chơi các bộ lắp mô hình con có thể nhìn hướng dẫn để biết vị trí các đồ vật ở đâu.
Chơi lego con tự xếp được ngồi nhà, chuồng thú, máy bay, súng,...
Qua các trò chơi giúp cho trí tưởng tượng của con tăng lên. Đôi tay của con trở nên khéo léo hơn,..
Tối qua mẹ cho xem máy bay trực thăng cứu giúp dân vùng lũ. 1 lúc sau Gấu lắp được cái lego hình máy bay trực thăng cho mẹ xem, xin dây để đi cứu nạn.
Đúng rồi, để mở rộng tư duy của con thì cần phải có các đồ chơi kích thích tư duy, sáng tạo. Con chưa chơi được thì mẹ cần hướng dẫn con cho đến khi con biết cách chơi. Vậy còn phương pháp thẻ học, trước đây mẹ đã áp dụng dạy con.
Khoá Chuyên sâu can thiệp cho trẻ chậm nói có những nội dung gì? Ba mẹ đọc kỹ tại: https://www.daycontainha.com/chuyensauchamnoi
Phương pháp thẻ đã giúp Gấu tăng cường nhận thức thế nào vậy mẹ Lan?
Phương pháp thẻ giúp con tập trung hơn, nhận diện được rất nhiều các hình ảnh xung quanh.
Từ các ngôn ngữ khi mẹ dạy thì con tự nói được các hình ảnh đó ngoài thực tế.
Gấu có thể nhìn số lượng phạm vi 7 đọc được lượng luôn mà không cần đếm.
Con đọc được chữ chủ đề gia đình, màu sắc.
Nhưng em cho con học Vmonkey lại thấy con nhớ đánh vần khá tốt: các chữ đơn bò, bà, gà,... là bạn Gấu tự đánh vần được. Giờ em đang không biết dạy chữ cho Gấu kiểu nào nữa?
Vmonkey hỗ trợ cho con học đánh vần khá tốt thông qua các trò chơi vui nhộn. Mẹ cứ cho con học vần với Vmonkey rồi sau đó cho con tập đọc từ các sách ehon đơn giản ít chữ của con nhé. Nhưng giai đoạn này cũng chưa áp lực dạy con tự đọc sách. Mỗi hôm mình khuyến khích con đọc 1 quyển ngắn thôi. Còn lại vẫn là mẹ đọc cho con nghe là chủ yếu nhé!
Một vấn đề của các bạn rlptk đó là mặc dù con đã biết nói nhưng con hay lười nói. Gấu có gặp trường hợp này ko? Thường trong giao tiếp con sẽ thể hiện ntn? Các cô Mẹ Việt đã hỗ trợ mẹ xử lý vấn đề này như thế nào mẹ có thể chia sẻ cho các ba mẹ cùng lắng nghe dc ko??
Em có gặp trường hợp con lười nói:
Ban đầu chưa can thiệp Gấu thường ư ư, lôi tay mẹ ra vị trí cần. Tay chỉ cả bàn chứ không phải 1 ngón. Nhưng các vấn đề này là cô dạy can thiệp dạy lại cho Gấu sau 1 tháng.
Còn sau đó các cô mẹ Việt dạy mẹ hướng dẫn con nói các câu dài hơn, đa dạng và rộng nội dung hơn trong diễn đạt.
Lúc đầu có thể nói: con muốn ăn, sau đó nâng dần lên là con muốn ăn bánh, con muốn ăn bánh bao,...
Không đáp ứng con nhanh, đợi con bật âm ra rồi mới đáp ứng.
luôn khen ngợi, cổ vũ khi con làm được.
Ba mẹ thấy đấy, khi con thiếu động lực nói thì ba mẹ cần biết cách tạo ra động lực, kích cho con nói nhiều. Từ đấy giúp con tăng cường khả năng diễn đạt, giao tiếp. Nếu như mẹ Lan không kiên trì áp dụng các kỹ thuật kích nói như gợi mở, đáp ứng chậm thì bạn Gấu sẽ không hoạt ngôn được như bây giờ.
Mẹ Lan ơi, trong quá trình đồng hành cùng con chắc hẳn có rất nhiều trải nghiệm đáng nhớ của hai mẹ con. Mẹ có thể kể một số kỷ niệm vui ấy không?
Có những lần mẹ dạy con tô màu, bóc dán mà con mặt tư duy không nói gì, trầm tư. Làm mẹ rất sốt ruột, không biết tới khi nào con mới tươi vui được. Nhưng sau đó được các cô tư vấn là con đang suy nghĩ tập trung nên con không nói thôi. Dần dần em không còn chấp vào tâm trạng đó của con mà cứ mải miết nói. Nói đi nói lại cho con ngấm. Khi con hiểu, có ngôn ngữ con tự nói lại bằng lời nói các hành động của con.
Gấu học nhanh lắm, dạy cái gì cũng tiếp thu nhanh: dạy đạp xe, dạy đi patin, xe scooter, … nên cũng không có gì quá khó khăn với 2 mẹ con.
Gấu được dạy nhiều nên biết rất nhiều thứ xung quanh, đi đâu mẹ cũng hỏi lại rồi nói thêm xung quanh cho con biết. Mọi người đều nhìn Gấu trầm trồ, thành ra Gấu rất vui, thể hiện hơn nữa. Cứ vậy dần dần Gấu thích ra ngoài, tới giờ thì đi chơi hàng xóm cứ phải gọi về mới thấy mặt.
Mọi người lại khen Gấu nhanh mồm nhanh miệng, rồi nói con nhà người ta 3 tuổi rồi chưa nói mấy.
Bây giờ Gấu đã học tiếng Anh trở lại rồi, Gấu học rất nhanh, nghe loa tắm ngôn ngữ nhớ cực nhanh. Mấy chị hàng xóm hơn Gấu 2 tuổi cũng không nói được như Gấu. Hàng xóm lại bảo nhà em có gen học.
Thế công bằng 1 câu mà nói có phải là nhờ các con có gen học không mẹ Lan? Hay đó là thành quả của giáo dục và nghiêm túc học tập?
Thiên tài thì chỉ có 1% là bẩm sinh còn 99% là rèn luyện. Nếu như không có quá trình đồng hành vất vả của mẹ Lan trong thời gian qua thì sẽ không có Gấu tiến bộ nhanh như ngày hôm nay. Vậy nên, không có gì tự nhiên mà có. Ba mẹ có gieo những hạt giống tốt, chăm sóc vun bón cho hạt giống thì cái cây mới nảy mầm và phát triển mạnh. Ba mẹ có tích cực can thiệp thì con mới hồi phục mạnh mẽ được.
Mẹ Hương Lan là học viên rất chịu khó quay video quá trình học tập của con gửi các cô Mẹ Việt sửa lỗi tương tác. Mẹ cảm thấy việc sửa bài qua video có hiệu quả không? Giúp ích cho mẹ nhiều không? Mẹ cảm nhận như thế nào về hỗ trợ của các cô Mẹ Việt trong suốt thời gian đồng hành học tập?
Quay video là cách dễ nhất để các cô thấy được toàn diện từ ngôn ngữ, biểu hiện, môi trường của con nên cô sửa sẽ triệt để hơn rất nhiều so với việc mẹ chỉ nói và mô tả theo góc nhìn của mẹ.
Có 1 mẹ trong nhóm hỏi em là sao con của họ theo đánh giá chỉ chậm nói đơn thuần thôi mà học mấy tháng rồi không thấy tiến bộ. Lúc này em lại thấy cái tính lo xa của em tốt hơn mẹ ấy. Em giải thích là chính vì mẹ nghĩ con mẹ chỉ chậm đơn thuần nên mẹ hành động hời hợt. Không quay video chơi cùng con, đi làm về mệt chỉ chơi vài phút với con rồi thôi. Còn em đây thì em có 2 nhân tố là: tính cách lo xa, và cầu toàn, em luôn lấy chị Su ra để so sánh. Chị Su là dạy chơi tự nhiên chứ không có giáo dục sớm hồi trước 3,5 tuổi. Mãi 3,5 tuổi thấy con thông minh nên mới tìm hiểu dạy. Nên kỹ năng nào thấy Gấu chưa có bằng chị Su hồi đó là em tìm cách làm bằng được.
Quay video còn để mẹ so sánh, đánh giá được sự tiến bộ của con.
Các mẹ trong nhóm cũng từ đó rút ra kinh nghiệm bản thân, hỗ trợ học tập lẫn nhau.
Mình đã mất tiền vào khóa học để được các cô có kinh nghiệm, có chuyên môn hướng dẫn cho. Tại sao lại bỏ phí tiền của mình, rồi đi nghe mấy bà hàng xóm nói: con chỉ lười nói còn cái gì con cũng biết, con nhà người ta 3,4 tuổi mới nói đầy ra,… thì mình lại đang đợi chờ 1 sự may rủi ở đây rồi. Con mình là cả gia tài của mình, mình phải hành động trước khi điều tồi tệ xảy ra.
Chuẩn không cần chỉnh luôn :D Ba mẹ hãy học tập thật nghiêm túc và hành động kỷ luật như mẹ Lan để con sớm cải thiện nhé!
Các cô vẫn còn nhớ 1 trong những điều làm mẹ stress nhất khi vào khóa học đó là con không chịu ăn thô. Mà con gần 3 tuổi ko chịu ăn thô thì không ổn rồi, làm cơ miệng kém linh hoạt này. Rồi con khó hòa nhập với môi trường mầm non. Vậy sau đó thì sao, mẹ có thể chia sẻ với ba mẹ kinh nghiệm mẹ đã tập cho Gấu tự ăn thô, xúc ăn thành công được không?
Thêm cái đặc điểm lười ăn và lười ăn thô của con làm mẹ suy nghĩ. Con không phát triển cơ hàm, lưỡi không được hoạt động nhiều. Nên con nói ngọng, khó phát âm nên lười nói. Hoặc con lười ăn nên thiếu chất, trí não kém phát triển.
Cứ thấy biểu hiện nào là mẹ giải quyết triệt để. Mẹ lên mạng tìm hiểu phương pháp “bỏ đói khoa học”. Mẹ cho con nghỉ học ở nhà 2 tuần để rèn ăn.
Sáng cho dậy sớm. Mặc dù lúc này đêm con ngủ còn chưa ngoan, chưa sâu giấc, còn tỉnh khóc đêm vài phút.
Dãn bữa đủ 5h, thời gian đủ với độ tuổi của con.
Ngày cho con vận động thật nhiều cho đói và ra mồ hôi.
Làm món ăn mềm, đa dạng để con không ngán.
Không ăn bất kỳ đồ ăn nào ngoài bữa của con.
Trong bữa con mất tập trung, mình chỉ hỏi 2 lần xem con có ăn nữa không. Sau đó là dọn bữa luôn.
Chỉ vậy thôi, mất 3 ngày con không hợp tác. Mẹ chú ý biểu hiện lả của con thì phải bù sữa ngay, nhưng may mắn là đến bữa con vẫn ăn được vài miếng nên đủ năng lượng tới bữa sau.
Mẹ cho con ăn từng đồ ăn 1, ăn hết 1 miếng này rồi mới sang miếng khác. Khi đưa là mẹ đọc tên món ăn cho con luôn. Sau 2 tuần rèn ăn con lại biết được kha khá tên các đồ ăn.
Bây giờ thì Gấu ăn tốt rồi ạ, cân nặng đạt chuẩn, chiều cao cũng dần tới chuẩn.
Qua chia sẻ của mẹ Lan, thực sự các cô nhận thấy có một người mẹ luôn quan tâm, chăm sóc yêu thương con chủ động tuyệt vời đến nhường nào. Các cô nghĩ rằng nhiều ba mẹ sẽ học hỏi được từ mẹ Lan sự quyết liệt. Quyết liệt trong can thiệp cho con.
Thực tế khi vào khoá học ngôn ngữ của Gấu cũng tương đối ổn nhưng mẹ không chủ quan vẫn can thiệp rất tích cực và kỷ luật. Cách mẹ xử lý vấn đề rất triệt để. Mẹ tìm kiếm giải pháp và kiên trì thực hiện đến cùng, không bỏ cuộc. Mẹ không phụ thuộc vào bất cứ ai, giáo viên hay người thân. Mà mẹ đang đặt mình là người chịu trách nhiệm cao nhất cho sự tiến bộ của con. Vậy nên các cô nhìn thấy được sự quyết tâm qua từng hành động, qua cách mẹ can thiệp cho con.
Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều ba mẹ không có nhiều tiến bộ khi can thiệp cho con tại nhà. Đôi khi ba mẹ xem nhẹ vai trò của mình đối với con nên chưa đủ tích cực can thiệp với con. Đôi khi ba mẹ còn chủ quan nghĩ con nói tốt rồi hoặc nghĩ là con rlptk, tđgcy nên sẽ không thể bằng các bạn mà vô tình giới hạn đi sự phát triển của con. Và Gấu chính là một minh chứng rõ nét nhất để ba mẹ hiểu rằng khi ba mẹ thực sự quyết tâm can thiệp cho con thì con có thể phát triển vượt trội như thế nào!
Các cô được biết là hiện tại mẹ Lan đang cho Gấu theo học tiếng Anh ở trường rất tốt. Con hợp tác và tiếp thu nhanh cũng là nhờ công rất lớn của mẹ Lan đã đồng hành cùng con ở nhà. Vậy với những mẹ đang trăn trở liệu các bạn đặc biệt có học tiếng Anh được không? Câu trả lời của mẹ Lan là gì? Mẹ Lan đã làm thế nào để giúp Gấu học tốt tiếng Anh?
Gấu thì em không rõ là do con bị rối loạn ngôn ngữ. Hay do con tiếp xúc tiếng Anh quá nhiều nên con biết nói tiếng Anh trước tiếng Việt.
Bây giờ Gấu nói tốt tiếng Việt rồi mẹ cho Gấu quay trở lại học tiếng Anh. Vẫn trên đà đó, sau 1 năm cắt hoàn toàn tiếng Anh thì giờ con bắt nhịp lại vẫn như bình thường, không có bị hụt đâu ạ.
Các bé đặc biệt em thấy học ngoại ngữ khá nhạy. Em nghĩ các mẹ cứ đồng hành thật tốt tiếng Việt cho con. Cỡ nói được câu dài 9-10 từ là có thể học tiếng Anh được.
Các bài hát tiếng Anh có trong file nghe loa của Mẹ Việt. Các mẹ có thể bật lên nghe thử, âm thanh của họ làm cực hay, thu hút các bạn nhỏ. Các mẹ có thể tải video của họ về và cho xem mỗi video 2-3 lần. Còn chỉ mở loa cho nghe thôi. Tương tác bằng tiếng Anh em nghĩ cũng là 1 cách tương tác để con tăng kỹ năng.
Tuyệt vời quá! Khi ba mẹ can thiệp tích cực con phát triển tốt rồi, con sẽ có nhiều cơ hội học tập và đáp ứng học tập không thua kém gì các bạn khác.
Mình hỏi ngoài lề một chút là trên hành trình can thiệp cho Gấu, có khi nào mẹ cảm thấy nản lòng không? Mẹ đã làm gì để vượt qua những lúc ấy?
Nản nhiều lắm ạ, có những lúc dạy mãi con không nhớ. Lại nghĩ tới bệnh rlptk, nghĩ tới tương lai mà con cứ thế này thì làm ăn được việc gì. khi không hòa đồng được với cộng đồng con sẽ bị tự ti, bạn bè trêu chọc. Cứ nghĩ vậy thôi là em lại ứa nước mắt. Nhìn thằng em nhà cô bây giờ lại lo sợ.
Chị Su học cũng được cô giáo quý, cô giáo của Su biết Su được bố mẹ đồng hành nên đã nhắn nhủ mong sau này lại được dạy Gấu. Thành ra mẹ bị ngại, không muốn cô biết tình trạng của Gấu.
Chính những sự trăn trở đó làm mẹ càng quyết tâm áp dụng mọi lúc, mọi nơi, triệt để cho Gấu nhanh nhất có thể.
Đây gọi là biến đau thương thành sức mạnh đúng không mẹ Lan :) Thay vì ủ dột và cố gắng che giấu tình trạng của con. Mình cần thẳng thắn đối diện và tìm giải pháp can thiệp cho con.
Đến hiện tại, nhìn lại các mục tiêu mẹ đã đặt ra ngay từ khi vào khoá học, mẹ đã đạt được những gì? Và mẹ có lời khuyên gì gửi đến những ba mẹ vẫn đang loay hoay can thiệp cho con mà chưa có nhiều tiến bộ?
Khóa học của Mẹ Việt em đã tham gia tròn 1 năm rồi, mục tiêu 6 tháng em đã hoàn thành từ lúc 1 tháng.
Bây giờ Gấu có thể khẳng định như 1 đứa trẻ bình thường.
Gấu đã biết nói đùa, trêu chọc lại người khác.
Nói câu ghép, nhiều câu 1 lúc, mô tả đồ vật.
Làm các bài toán quy luật nhiều vật, quy luật khó.
Làm toán cộng trừ phạm vi 5.
Em không biết lời khuyên này có nên không. Vì các cô Mẹ Việt vẫn hay bảo em là đừng quá cầu toàn rồi gây áp lực cho mình. Làm ảnh hưởng tới tâm lý khi dạy con. Nhưng em thấy các mẹ tính toán tới trường hợp xấu nhất có thể xảy ra rồi hành động.
Với mẹ Lan thì các cô khuyên rằng mẹ đừng quá cầu toàn vì đôi khi sự cầu toàn khiến mẹ mệt mỏi và giảm năng lượng khi mẹ đồng hành cùng Gấu. Còn những ba mẹ khác thì thực sự là ba mẹ hãy học hỏi mẹ Lan, hãy nghĩ đến trường hợp xấu nhất để hành động quyết đoán, mạnh mẽ, để không bỏ lỡ thời gian của con nhé!
Rất cảm ơn những chia sẻ của mẹ Lan. Mẹ Việt tin rằng những chia sẻ của mẹ Lan sẽ giúp nhiều ba mẹ thêm niềm tin vào hành trình can thiệp cho con. Để thấy rằng các bạn rlptk vẫn có cơ hội học tốt, phát triển tốt. Con vẫn có những thế mạnh của riêng mình mà nếu ba mẹ biết cách phát huy sẽ rất tuyệt vời. Ba mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của con. Và để đạt được điều đó, con rất cần được ba mẹ can thiệp tích cực, bài bản, cần được đồng hành mỗi ngày.
Cảm ơn mẹ Lan đã nhận lời phỏng vấn podcast. Chúc mẹ và gia đình thật nhiều sức khoẻ. Chúc cho bạn Gấu mỗi ngày học thêm được nhiều điều mới, luôn vui vẻ và mang lại nhiều tiếng cười hạnh phúc cho gia đình.