Nghệ là loại thực phẩm đa năng với nhiều lợi ích tuyệt vời. Bạn có thể sử dụng nghệ như một gia vị trong nấu ăn, một loại thức uống hay một loại nguyên liệu trong các công thức làm đẹp. Đây cũng là một loại thảo dược được người dân Đông Nam Á rất hay sử dụng.
Trong thành phần của nghệ có 3 thành tố chính là: curcumin; demethoxycurcumin và bisdermothoxycurcumin. Các thành phần này là các chất tự nhiên có nhiều tác dụng tốt với cơ thể con người. Cùng điểm qua một số lợi ích nghệ đem lại nhé!
Curcumin tốt cho đường tiêu hóa nhờ kích thích vào túi mật sản sinh ra mật. Sự kích thích này làm tăng sản xuất mật dịch tiêu hóa đồng thời bảo vệ tế bào gan khỏi bị hư hại do hóa chất liên quan mật. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, uống trà nghệ làm giảm chướng bụng đầy hơi ở những người hay mắc bệnh khó tiêu. Ở nhiều quốc gia như Đức, đã cho phép y học sử dụng nghệ trong điều trị các bệnh về tiêu hóa.
Các bác sĩ cũng thường khuyên bệnh nhân dùng nghệ như một cách giúp giảm viêm nhiễm hiệu quả. Cơ chế này dựa trên tác dụng của Curcumin làm giảm hoạt động của 2 enzym gây viêm trong cơ thể. Tác dụng chống viêm này giúp cơ thể:
Ngăn ngừa và điều trị ung thư.
Ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer.
Giảm các triệu chứng do bệnh viêm khớp.
Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng nghệ có tác dụng ngăn tiểu cầu kết tụ làm giảm nguy cơ hình thành các khối máu trong cơ thể, hiệu quả trong ngừa các mảng bám trong động mạch. Hơn thế tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của nghệ còn mang lại nhiều lợi ích như: tăng oxy hóa axit béo, cân bằng lượng Insulin trong cơ thể giúp giảm cân, chống ung thư,…
Nếu bạn sử dụng nghệ thường xuyên, đều đặn và đúng cách thì còn giúp bạn giảm biến chứng tim mạch và hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch .
Gia vị này là nền tảng trong các món ăn của Ấn Độ, được sử dụng trong bột cà ri, mù tạt, và nhiều loại gia vị khác. Ở các bữa ăn Việt, nghệ là gia vị làm giảm vị tanh và tạo nên hương vị hấp dẫn trong các món ăn hàng ngày. Bạn có thể kết hợp nghệ để chế biến các món từ cá hay trong các món kho, cá nấu riêu chua. 4 Món Ăn Kết Hợp Với Nghệ Ngon Miệng Cho Cả Nhà
Đọc thêm: Chế Độ Ăn Uống Phòng Ngừa Cảm Cúm Cho Mùa Lạnh
Nghệ còn có tác dụng trong làm giảm các vết thâm, nám, tàn nhang,… bổ sung vi chất cho làn da sáng mịn, căng bóng.
Ngoài các công dụng tuyệt vời được sử dụng để làm gia vị nấu ăn, làm đẹp thì nghệ cũng được sử dụng như một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe. Đó là trà nghệ, một loại thức uống đặc biệt được ưa chuộng bởi người dân châu Á. Trà nghệ có tác dụng làm giảm các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu. Với các bà mẹ sau sinh, đây là thức uống tuyệt vời để phục hồi vết mổ, vết sẹo dài lâu liền sa, đặc biệt là các vết nám, mụn,… do thay đổi nội tiết tố khi mang thai gây ra.
Sau đây, Mẹ Việt sẽ hướng dẫn bạn cách pha chế ngay một cốc trà nghệ tươi mát nhé!
Nguyên liệu làm trà nghệ từ tinh bột nghệ
Nguyên liệu
4 chén nước.
1 muỗng cà phê nghệ.
½ muỗng cà phê nước cốt chanh.
Cách làm
Cho 1 muỗng nghệ và 4 chén nước hòa lẫn. Khuấy đều tay.
Đun sôi khoảng 20 phút. Để nguội.
Lọc lấy nước nghệ. Trong khi đun bột nghệ mặc dù hòa tan nhưng vẫn còn tồn lại những cặn. Do đó, bạn nên lọc cặn đi trước khi uống.
Sau khi lọc để nguội và với nước cốt chanh.
Trong trường hợp bạn không mua được bột nghệ, hãy sử dụng ngay công thức trà nghệ bằng nghệ tươi này:
Nguyên liệu
3 Muỗng nghệ xay.
1 Nhánh gừng nhỏ.
½ Muỗng nước cốt chanh.
Sữa đặc có đường ( hoặc mật ong, sữa hạnh nhân,…). Nghệ tươi có mùi vị nồng hơn bột nghệ nên chị em có thể thêm sữa hoặc quế vào để dễ uống hơn nhé!
Cách làm
Nghệ tươi đem rửa sạch, cạo vỏ sạch sẽ, xay nhỏ. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập.
Cho nghệ xay, quế, gừng vào cốc, thêm 600ml nước đun sôi.
Lọc nước nghệ vài lần, loại bỏ hết xác nghệ đi.
Sau khi lọc, để trà nguội sau đó thêm sữa ( hoặc mật ong,…) vào, nêm cho hợp khẩu vị.
Cuối cùng khuấy đều trà, thêm vài giọt nước cốt chanh để trà có vị thanh mát dễ chịu hơn.
Nên uống 1 cốc trà gừng nghệ vào buổi sáng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Uống quá nhiều sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
Không dùng nghệ trong trường hợp bị rong kinh. Trà nghệ có tác dụng khai thông khí huyết, có tác dụng chữa tích huyết không có tác dụng chữa rong kinh.
Uống nhiều trà nghệ có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, gây thiếu sắt,…
Người bị bệnh dạ dày nên sử dụng nghệ đen.
Đơn giản với một cốc trà nghệ mỗi ngày, bạn có thể bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình rồi.