Chế Độ Ăn Uống Phòng Ngừa Cảm Cúm Cho Mùa Lạnh

Đăng bởi: Health Coach Phạm Thuần
Đã cập nhật vào: 28/12/2018
17 phút đọc

Vào mùa đông, bạn rất dễ bị cảm. Sự thay đổi về không khí, nhiệt độ, sự thiếu thốn ánh sáng mặt trời,…  đặc biệt vào mùa đông là cơ hội cho các loại vi rút, vi khuẩn sản sinh và thâm nhập cơ thể gây nên các chứng cảm cúm và ho kéo dài đặc biệt khi hệ thống miễn dịch của bạn không tốt. Có nhiều cách tăng cường hệ thống miễn dịch. Một chế độ ăn hợp lý sẽ đơn giản và dễ dàng giúp bạn phòng và tránh được những căn bệnh cảm cúm vặt. Bạn nên lưu ý các thực phẩm giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông Những Thực Phẩm Giữ Ấm Cơ Thể Vào Mùa Đông Cho Cả Nhà Chị Em Nên Biết. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các vi chất sau và lên kế hoạch cho bữa ăn của bạn và gia đình nhé!

Bổ sung Protein

Một trong những hạn chế của chế độ ăn ít chất béo là lượng protein thấp hơn bình thường. Trong khi protein là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho mọi chức năng của cơ thể duy trì các hoạt động.

Chế độ ăn ít chất béo thường có hàm lượng Carb nhiều vì những thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt và rau thường ít chất béo.

Protein có vai trò rất quan trọng đối với mọi chức năng của cơ thể. Chúng thực hiện vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và duy trì thể trạng cơ thể. Kháng thể là các protein chuyên biệt giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và vi khuẩn. Đồng thời Protein rất cần thiết trong phân chia tế bào, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chữa lành và tăng trưởng thông qua các protein dưới dạng hormone và enzyme điều chỉnh các phản ứng hóa học trong cơ thể.

Cơ thể trưởng thành cần ít nhất 1 gam protein sử dụng cho mỗi 1kg trọng lượng cơ thể. Điều này có nghĩa một người đàn ông trung bình nặng 80kg sẽ cần khoảng 80g protein mỗi ngày và một người phụ nữ trung bình nặng 65kg sẽ cần phải bổ sung 65g trong ngày.

Một số thực phẩm giàu protein có thể kể đến như:

  • Thịt bò, thịt gà.

  • Hải sản.

  • Sữa và các pha chế phẩm từ sữa.

  • Trứng.

  • Nước dùng xương.

  • Các loại hạt.

  • Chuối.

Thịt gà và nước dùng xương là những cách tuyệt vời cung cấp nguồn protein dồi dào cho cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Đó là lý do tại sao súp gà thường được sử dụng tẩm bổ cho những người đang hồi phục khi bị bệnh.

Bổ Sung Chất Béo

Bạn đang giảm cân? Chúng ta không còn xa lạ gì với những thực đơn giảm cân với hàm lượng chất béo ít ỏi. Trong thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn chất béo không làm bạn béo. Một lượng chất béo vừa đủ là rất quan trọng cho những người có ý muốn giảm cân. Chất béo cung cấp năng lượng và là thành phần quan trọng trong hoocmon. Chất béo hòa tan các vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K.

Trong nghiên cứu đó, cho thấy chất béo bao gồm chất béo bão hòa, góp phần tăng cường hệ miễn dịch, chắc xương và bảo vệ gan. Để hiệu quả, điều quan trọng là phải đủ lượng chất béo từ các nguồn thực phẩm lành mạnh và tự nhiên.

Một số nguồn chất béo tốt bao gồm:

Dầu oliu.

Dầu dừa.

Bơ, pho mát.

Hạt quả hạch, hạt chia.

Sữa nguyên chất.

Trứng.

Đặc biệt, nên hạn chế các loại dầu thực vật, vì chúng chứa nhiều các chất béo không bão hòa. Những chất béo này có hại cho sức khỏe cơ thể.

Rau

Chúng ta đã được nghe rất nhiều về việc ăn rau tốt cho sức khỏe và là 1 trong những thực phẩm trọng yếu trong giảm cân. Điều cần quan tâm là nguồn rau hữu cơ này có sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh sức khỏe cho chúng ta không. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng, trừ sâu,… trong trồng trọt hiện nay gây nên rất nhiều vấn đề lo ngại cho người tiêu dùng. Thật là tốt nếu bạn tự trồng và cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình bạn. Một số loại rau đặc biệt chứa tới gấp 3 lần dinh dưỡng các loại rau khác như:

Rau xanh (rau bina, rau diếp, cải xoăn, rau mù tạt, v.v…)

  • Ớt cay.

  • Cà chua.

  • Tỏi.

  • Hành.

  • Cần Tây.

  • Măng Tây.

  • Cải bắp.

  • Bông cải xanh.

  • Nấm.

  • Đậu xanh.

  • Các loại đậu.

Có nhiều cách chế biến các loại rau. Ngoài các cách chế biến thành các món ăn trong các bữa ăn thường ngày, cồn có thể thay đổi bằng cách ép nước sinh tố, hoặc trộn salad cho bữa ăn.

BlockNote image

Bổ sung Vitamin C

Vitamin C giúp cơ thể hỗ trợ sản sinh ra interferon, chống lại các tác nhân gây bệnh, cũng là thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp cơ thể nhanh chóng lành bệnh, rút ngắn thời gian.

Cơ thể bạn không thể tự sản sinh ra Vitamin C mà hấp thụ qua các thực phẩm, chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Một sốthực phẩm bổ sung Vitamin C như: Trái cây đặc biệt là họ nhà cam, các loại rau xanh,… Ngoài ra bạn có thể cung cấp Vitamin C cho cơ thể bằng các viên uống Vitamin C.

Bổ Sung Kẽm

Hàm lượng kẽm lành mạnh trong cơ thể có thể giúp làm cho virut cúm hoặc cảm lạnh bớt nghiêm trọng và sống ngắn hơn. Trên thực tế, một dấu hiệu thiếu kẽm là tái phát bệnh nhẹ (như cảm lạnh và sán). Có một số tranh luận về việc bổ sung kẽm có lợi trong mọi trường hợp hay không, vì vậy tôi chọn dùng viên ngậm kẽm liều thấp khi chúng ta thực sự cố gắng tăng cường hệ thống miễn dịch.

  • Hàu.

  • Mầm lúa mì.

  • Gan.

  • Các lọai hạt bí ngô, hạt vừng.

  • Đậu phộng.

Mật Ong

Mật ong có tính chất kháng khuẩn mạnh, đó là lý do tại sao nó lại trở thành một phương thức tuyệt vời cho các bệnh viêm họng và các triệu chứng cảm lạnh khác. Mật ong cũng có tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch và chống ung thư.

Bổ sung Vitamin D

Một điều khác giúp giảm cân và phòng chống cúm là duy trì đủ lượng vitamin D. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của vitamin D trong việc duy trì cân nặng, ngăn ngừa bệnh tật và cho sức khỏe tinh thần tối ưu.

Nguồn vitamin D tốt nhất là do cơ thể bạn sản xuất tự nhiên khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời một cách điều độ, mặc dù điều này có thể khó khăn trong những tháng mùa đông. Nếu bạn không thể có được 30 phút ánh sáng mặt trời mỗi ngày, việc bổ sung vitamin D có thể là cần thiết.

Vì vitamin D là vitamin tan trong chất béo, nó có thể gây nguy hiểm nếu dùng quá mức. Vì vậy nên cân nhắc kiểm tra mức vitamin D với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng.

Trà Thảo Mộc

Trà thảo dược là một cách tuyệt vời để chống mất nước trong khi bị bệnh, nhưng chúng cũng được biết đến như các bài thuốc dân gian chữa bệnh. Nhiều loại thảo mộc phổ biến rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh nhẹ như cảm lạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch như:

Bạc hà – Tuyệt vời cho các vấn đề tiêu hóa và ốm nghén.

Chamomile – Một loại trà thảo mộc nhẹ nhàng giàu magiê.

Cây xô thơm – Loại thảo dược này có tính chất sát trùng, giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh và sán.

Lá tầm ma – Loại thảo dược này rất bổ dưỡng, đặc biệt là kết hợp với quả mâm xôi đỏ và có thể cung cấp chất dinh dưỡng khi bạn cảm thấy chán ăn..

Trà nghệ – Là loại trà có tác dụng khai thông khí huyết, chữa các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu. Và đặc biệt pha chế một ly trà nghệ rất đơn giản nhé các bạn. Lợi Ích Bất Ngờ Từ Nghệ – Công Thức Trà Nghệ

Tỏi

Khoa học đã chứng minh: Tỏi tươi có đặc tính kháng khuẩn và kháng virut mạnh. Trong mỗi 100g tỏi cung cấp đến 150 calo, 33 g chất béo, 6,36 g protein và nhiều các dưỡng chất khác như: Vitamin B, B2, B3, folate, C, Canxi, sắt, magie, mangan, photpho, kali,… Bổ sung tỏi vừa đủ mỗi ngày giúp cung cấp nhiều allicin, làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh cảm cúm, giảm đến 70% thời gian bị cảm. Thậm chí tính chất kháng khuẩn rất hiệu quả trong điều trị đau họng và phục hồi sức khỏe.

Tuy nhiên do có mùi rất nồng, một số người thường không sử dụng đặc biệt là trẻ em rất sợ mùi nồng và vị cay của tỏi. Vì vậy các bà mẹ có thể khéo léo các món ăn với tỏi như thêm vào các món xào, hay xay 1 vài lát tỏi hòa với mật ong thành một món nước uống thú vị. Một số món ăn phổ biến từ tôm, gà, cá kết hợp với tỏi mà các mẹ không nên bỏ qua. Món Ăn Chế Biến Với Tỏi Thơm Ngon Cho Cả Nhà

Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống phòng ngừa cảm cúm cho mùa lạnh. Chúc các bạn sẽ có những lựa chọn thực phẩm thông minh để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn phòng tránh khỏi những cơn cảm cúm trong mùa đông lạnh giá nhé!