Xin chào các mẹ, 9 tháng mang bầu rất vất vả, giờ chỉ còn chờ ngày bé yêu chào đời. Chắc hẳn mẹ rất háo hức, hồi hộp và xen lẫn chút lo lắng phải không? Thực tế, tùy vào cơ địa mỗi người. Hay tùy vào lần sinh nở của mỗi mẹ mà các dấu hiệu sắp sinh, khoảng thời gian từ khi xuất hiện dấu hiệu đến khi sinh thật sự sẽ khác nhau.
Dưới đây là 4 dấu hiệu điển hình báo hiệu em bé sắp ra đời mà mẹ cần lưu ý. Khi có các dấu hiệu này, thì mẹ thu xếp vào viện để chuẩn bị sinh mẹ nhé.
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy em bé của mẹ sắp chào đời. Mẹ có thể nhận biết các cơn co báo hiệu sắp sinh qua các đặc điểm sau:
Cơn co thắt tử cung khá mạnh, đau và khó chịu. Chúng không giảm hay biến mất khi mẹ thay đổi tư thế
Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của mẹ
Tần suất các cơn co thắt ngày càng liên tục, đau đớn hơn và đều đặn hơn. Mỗi cơn co kéo dài 30 giây đến 1 phút và cách nhau khoảng 5-7 phút.
Tùy vào cơ địa từng mẹ, kết hợp với độ mở của cổ tử cung. Thời gian mẹ sinh sau các cơn co mạnh này là từ vài giờ đến 1 ngày. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xuất hiện khi thai chưa đủ 37 tuần thì mẹ hết sức cẩn thận. Mẹ nên đi khám bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu sinh non.
Mẹ cũng cần lưu ý phân biệt giữa cơn co thắt chuyển dạ cới các cơn co thắt sinh lý. Cơ co thắt sinh lý đôi khi vẫn xuất hiện trong thai kỳ. Các cơn co này thường không đều, gây đau nhẹ, nhanh hết và xuất hiện thưa thớt. Nếu mẹ mới xuất hiện các cơn co thắt sinh lý này thì chưa cần vào viện vì đây là dấu hiệu sắp sinh giả.
Cổ tử cung sẽ giãn ra, mỏng đi trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi mẹ chuyển dạ. Điều này giúp “thông đường” cho bé yêu ra đời. Khi mẹ đi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể theo dõi độ giãn, mỏng của cổ tử cung.
Tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu cũng sẽ nhanh chậm khác nhau. Nhưng đây là dấu hiệu chuyển dạ thực sự đó mẹ ạ. Vì vậy mẹ cần được theo dõi tại cơ sở y tế khi cổ tử cung bắt đầu mở. Trung bình cổ tử cung phải mở 10cm mới được xem là dấu hiệu sắp sinh.
Giai đoạn chuyển dạ, cổ tử cung của mẹ từ trạng thái đóng kín sang mở hoàn toàn 10 cm. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho em bé lọt ra ngoài. Quá trình này diễn ra như sau:
Giai đoạn chuyển dạ sớm: Mở từ 0 đến 3 cm.
Giai đoạn chuyển dạ tích cực: Mở từ 4 đến 7 cm.
Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp: Mở từ 8 đến 10 cm.
Giai đoạn mở hoàn toàn: Mở 10 cm, em bé sẽ chào đời.
Xem thêm: Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn Quốc Tế
Các chất nhầy cổ tử cung thường có màu trong suốt. Hay sậm màu, màu hồng hoặc có một ít máu (còn gọi là máu báo). Sở dĩ nhất nhầy được hình thành do lớp niêm mạc tử cung được xếp dày lên nhau. Chất nhầy giúp bảo vệ bảo vệ thai nhi tránh sự tấn công của các vi khuẩn. Trong những tuần cuối thai kỳ, dịch nhày sẽ được tiết ra ngoài nhiều hơn nhằm “dọn đường” cho bé yêu chào đời.
Trên thực tế từ khi ra chất nhầy cổ tử cung đến lúc sinh cần khoảng thời gian nhất định. Thời gian ngắn hay dài còn tùy vào mẹ mang thai lần thứ mấy. Tùy thuộc vào cơ địa của mẹ và các yếu tố khác. Một số mẹ thường sinh sau đó khoảng 1-2 ngày hoặc có thể lên tới 1-2 tuần. Ở một số mẹ, càng đến giai đoạn sắp sinh, dịch nhầy cổ tử cung càng tiết ra nhiều. Chúng thường được gọi là nút nhầy. Đây chỉ là dấu hiệu cho thấy cổ từ cung đang giãn nở, chuẩn bị cho ngày chuyển dạ. Vì thế mẹ nên kết hợp với các dấu hiệu sắp sinh khác để dự đoán thời điểm sinh nhé.
Tuy nhiên, nếu dịch nhầy chứa nhiều máu (như máu kỳ kinh nguyệt), đây có thể là một dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm, cần phải đến bệnh viện ngay.
Vỡ ối xuất hiện khi mẹ bầu cảm nhận túi ối bục ra. Chất dịch tràn nhiều từ vùng kín có màu trắng trong, đôi khi lẫn chút dịch nâu hoặc hồng.
Có mẹ thấy bất ngờ khi một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh. Dòng chảy này đột ngột tuôn ra từ đường âm đạo. Một số mẹ chỉ thấy nước ối chảy thành dòng nhỏ chầm chậm xuống dưới chân. Nước chảy ra không quá nhanh cũng không quá chậm được gọi là rỉ ối. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ gặp phải dấu hiệu này.
Túi ối vỡ ra kèm theo các cơn co thắt tử cung gây hiện tượng đau bụng ở mẹ bầu. Nếu thai nhi trên 37 tuần, khi mẹ bầu vỡ ối có thể sinh ngay trong vòng 24 giờ. Nếu xuất hiện trước 37 tuần, thì đây chính là hiện tượng vỡ ối non, rất nguy hiểm. Mẹ cần được thăm khám càng sớm càng tốt.
Trên đây là 4 dấu hiệu cơ bản nhất cho thấy mẹ sắp sinh em bé. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu này, mẹ nên tới bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.
Trong những tuần cuối thai kỳ, ngoài các dấu hiệu sắp sinh kể trên, mẹ bầu cũng có những dấu hiệu như tiêu chảy, tụt bụng, giảm cân… cho thấy ngày sinh cận kề. Mẹ cần lưu ý để chăm sóc sức khỏe và chủ động. Chuẩn bị đồ đạc cũng như tinh thần thật tốt để chào đón bé yêu ra đời. Mình sẽ chia sẻ chi tiết những thay đổi của mẹ bầu vào tháng cuối thai kỳ tiếp theo đây.
Khi thai nhi 37 tuần tuổi trở đi, nếu mẹ có một chế độ dinh dưỡng khoa học. Mẹ ăn uống đảm bảo vệ sinh nhưng vẫn bị tiêu chảy thì đây là dấu hiệu chuyển dạ sớm.
Nguyên nhân của tình trạng tiêu chảy khi sắp sinh là do các hormone. Chúng được tạo ra nhằm tạo thuận lợi cho sự ra đời của em bé. Những hormone này có thể kích thích ruột của mẹ hoạt động thường xuyên hơn. Khiến mẹ bị tiêu chảy, buồn nôn.
Điều này thường khiến mẹ mệt mỏi vì mất nước xong đừng quá lo lắng. Vì đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Lúc này mẹ nên uống nhiều nước, tránh những thức ăn khó tiêu và không nên ăn quá no.
Vào cuối thai kỳ, thai nhi dịch chuyển dần vào khung xương chậu để chuẩn bị cho sự chuyển dạ. Mẹ sẽ cảm giác bụng bầu dần tụt xuống thấp, nặng hơn ở phía dưới. Hiện tượng này có thể xảy ra trước vài tuần hoặc vài giờ trước khi mẹ chuyển dạ thực sự. Nếu đây không phải là lần sinh nở đầu tiên, dấu hiệu chuyển dạ này có thể bị bỏ qua. Vì trong những lần sinh sau nhiều mẹ không thường chú ý đến hình dạng hay vị trí bụng bầu của mình.
Khi dấu hiệu này xuất hiện, mẹ có thể sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Vì thai nhi không còn tạo áp lực nhiều lên bụng, sườn, phổi. Thế nhưng, thai nhi tụt xuống khung chậu sẽ gây áp lực lên cổ tử cung, đè lên bàng quang. Đây là nguyên nhân khiến mẹ muốn đi tiểu nhiều hơn.
Nếu dấu hiệu tụt bụng xuất hiện trước tuần thai thứ 30 thì các mẹ cần chú ý nhiều hơn. Vì rất có thể các mẹ đang gặp phải tình trạng bụng bầu tụt sớm và có nguy cơ sinh non.
Vào cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ thường ổn định hoặc thậm chí có thể giảm cân. Nguyên nhân của tình trạng này là vì lượng nước ối giảm đi trong những tháng cuối thai kỳ. Mẹ không cần lo lắng vì sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi.
Bụng bầu ngày càng to, gây chèn ép bàng quang khiến bạn phải đi tiểu đêm thường xuyên. Bạn sẽ cảm thấy khó có thể ngủ yên giấc và dễ mệt mỏi.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này có không ít mẹ bỗng trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn khác thường. Mẹ thích dọn dẹp nhà cửa cũng như rất hào hứng chuẩn bị đồ đi sinh. Đây cũng có thể xem là một dấu hiệu sắp sinh khi bản năng làm mẹ của bạn trỗi dậy. Và bạn muốn chuẩn bị tốt nhất để chào đón bé yêu của mình.
Khi sắp sinh em bé, bạn có thể sẽ cảm thấy những cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên hơn. Đồng thời, mẹ có thể bị đau mỏi hơn ở vùng lưng hoặc hai bên háng. Nếu đây là lần đầu tiên mẹ mang thai, các dấu hiệu này có thể sẽ rõ ràng hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung ở giai đoạn cuối thai kỳ sẽ bị kéo căng ra chuẩn bị cho thai nhi ra đời.
Khi mẹ gặp các dấu hiệu tiêu chảy/sa bụng/ giảm cân/ đau lưng/chuột rút ở trên. Mẹ chú ý ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi nhiều hơn. Và chuẩn bị đồ đạc để chờ đón các dấu hiệu sắp sinh rõ ràng hơn ở phần đầu nhé.
Bên cạnh các dấu hiệu sắp sinh thông thường. Trong quá trình mang thai có một số dấu hiệu mẹ cũng cần lưu ý. Đây có thể là các dấu hiệu nguy hiểm như:
Dấu hiệu sinh non như các cơn co thắt xuất hiện trước tuần thứ 37. Kèm theo chảy máu âm đạo, dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau vùng xương chậu hoặc đau lưng.
Vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối có màu vàng nâu hoặc màu xanh lục. Vì đây là dấu hiệu của phân su.
Bạn cảm thấy em bé trong bụng hoạt động ít hơn thường ngày.
Chảy máu âm đạo, bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt.
Mẹ bị đau đầu nặng và kéo dài, thay đổi thị lực, đau ở vùng bụng trên, bị sưng hoặc gặp bất kỳ triệu chứng khác của tiền sản giật.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu này mẹ cần đi viện càng sớm càng tốt.
Hy vọng những chia sẻ trên đã cung cấp cho mẹ bầu nhiều thông tin hữu ích về những dấu hiệu sắp sinh. Giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón con yêu ra đời.
Mẹ hãy tìm hiểu thêm về những điều kiêng cữ sau sinh, chế độ ăn sau sinh. Để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Vượt cạn là thời khắc vô cùng thiêng liêng – Chúc cho tất cả các mẹ cùng mẹ tròn con vuông!