Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Việt. Chắc hẳn ai ai cũng mong muốn chuẩn bị chu đáo cho ngày Tết để mong có một năm mới may mắn, an khang, thịnh vượng cho cả gia đình.
Ông bà thường dạy trước 29 Tết thì các hũ chứa gạo, chứa nước phải luôn đầy, nhà cửa được quét sạch sẽ. Tắm gội sạch sẽ diện lên mình những bộ quần áo mới, đẹp nhất để đón khoảnh khắc giao thừa. Bây giờ không còn hũ gạo nữa nhưng một số việc mọi người vẫn nên lưu ý để được may mắn cả năm.
Xông đất đầu năm rất quan trọng, đặc biệt người không hợp tuổi gia chủ hoặc người có tang không nên xông nhà người khác. Theo quan niệm xưa thì người có tang đi chúc Tết sẽ khiến nhà chủ gặp xui xẻo cả năm. Nên chọn người xông đất khỏe mạnh, hợp tuổi, thành đạt để mọi điều thuận lợi.
Các gia đình kiêng quét nhà mùng 1 vì quét nhà sẽ quét đi tài lộc ra khỏi cửa. Nên trước Tết mọi người thường dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Đương nhiên mọi người cũng sẽ không đổ rác mùng 1 vì đổ rác vào mùng 1 thì cũng sẽ đi đổ đi hết tài lộc của gia đình.
Quan niệm người Á Đông thì vỡ bát đĩa, ấm chén đặc biệt là gương sẽ báo hiệu điều không may mắn, chia lìa đổ vỡ. Nhất là cần đầu năm không nên làm vỡ đồ nên là điềm dữ, điều xui xẻo.
Ngày Tết là ngày đầu năm nên mọi người nên mặc quần áo sặc sỡ như: đỏ, vàng, xanh để gặp những điều may mắn, vui vẻ. Những màu nên tránh là màu trắng, màu đen vì sẽ tượng trưng cho sự tang tóc.
Ngoài ra theo quan niệm dân gian thì ngày mùng 1 và mùng 2 – hai ngày đầu năm là ngày sinh của thủy thần, nên cần kiêng giặt quần áo để tránh phạm đến thủy thần, mang điều xui xẻo cả năm.
Tại sao lại như vậy, vì lửa tượng trưng cho đỏ, là may mắn, nên sẽ kiêng kỵ không cho người khác lửa. Cho lửa là cho đi sự may mắn.
Theo quan niệm của người Việt thì nước tượng trưng cho sự sinh sôi. Mọi người vẫn hay chúc nhau “Tiền vào như nước” nên hình ảnh nước đầy là sự may mắn, mát lành, sinh sôi. Nên không cho nước để mất đi sự may mắn.
Đầu tiên mọi người thường kiêng các món ăn thịt vịt, thịt chó, mực, cá mè,… không ăn vào dịp Tết. Theo quan niệm dân gian ăn những món này sẽ mang tới điềm xấu. Một số vùng cũng kiêng tôm vì sợ bật giật lùi như tôm, dẫn đến công việc làm ăn năm tới sẽ lùi so với năm ngoái.
Thứ hai mùng 1 không nên ăn cháo, ngày xưa thì chỉ những người nghèo khổ có hoàn cảnh khó khăn mới ăn cháo. Nên mùng 1 mọi người nấu cơm, tận hưởng bữa cơm nóng trong nhà và thể hiện được sự tôn trọng tổ tiên.
Thứ nhất là không đóng cửa nhà, vì đóng cửa nhà sẽ khiến cho gia đình nghèo đói. Chỉ nên đóng cửa nhà khi đi chúc Tết thăm hỏi.
Thứ hai là không nói những điều xui xẻo để tránh rước những điềm gở vào nhà. Mọi người nên kiêng vì lời nói đầu năm sẽ ảnh hưởng tới cả năm.
Thứ ba là không được tranh cãi bất hòa, đầu năm mọi người nên giữ hòa khí. Người lớn không nên trách mắng trẻ con, mọi người nhường nhịn, cùng nhau tận hưởng niềm vui năm mới.
Thứ tư là kiêng vỗ vai quàng vai người khác. Hành động này tuy thân mật nhưng khi thực hiện vào đầu năm sẽ khiến khó chịu. Vì họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về đường tình duyên.
Thứ năm kiêng mở tủ vào mùng Một: Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.
Thứ 6 là việc trang trí nhà cửa ngày Tết, đây là một trong những việc rất quan trọng góp phần mang đến không khí Tết trong gia đình bạn. Bạn nên lưu ý tránh trang trí nhà cửa bằng những loại cây không mang lại may mắn. Bật mí cách trang trí nhà cửa vào dịp Tết đem lại may mắn.
Những điều kiêng kỵ ở trên tuy đơn giản nhưng mọi người nên lưu ý để có một năm mới nhiều niềm vui, may mắn, tài lộc nhé.