Vượt qua áp lực gia đình mẹ can thiệp thành công cho con

Tác giả
avatar
Team Mẹ Việt
Cập nhật:18/07/2025
56 phút đọc

Làm ba mẹ của những em bé chậm nói, có lẽ cũng không tránh được những khoảnh khắc chạnh lòng. Khi ba mẹ thấy con mình không giống những đứa trẻ khác. Con không nói, không nhìn vào mắt ba mẹ, cứ chạy vòng vòng như không biết mệt. Gọi con chẳng quay đầu, ôm con mà cảm giác xa xôi như hai thế giới.

Giữa những ngày đi làm vội vã, về nhà lại bộn bề lo toan. Mẹ chỉ biết âm thầm gõ Google: “Chậm nói có nguy hiểm không?”, “Có cách nào giúp con không?”. 

Trong tập podcast này, chúng ta sẽ cùng lắng nghe câu chuyện của một người mẹ – cũng từng loay hoay, sợ hãi. Nhưng mẹ đã chọn học để có kiến thức dạy con, đồng hành cùng con, chọn tin vào con và chính mình.

Thật bất ngờ và ngạc nhiên, chỉ sau 1 tháng, con đã thay đổi hoàn toàn. Từ một em bé chỉ nói được 30 từ đơn không thường xuyên. Con đã nói hơn 70 từ đơn, biết hát, đọc thơ vuốt đuôi. Từ một em bé hay chạy nhảy lăng xăng, ăn vạ, không tập trung. Sau 1 tháng mẹ đã tạo được thói quen học tập cho con. Con ngồi học thẻ rất ngoan, đọc sách và chơi cùng mẹ mỗi ngày. Con biết chỉ tay, biết lắng nghe hiệu lệnh, biết giao tiếp mắt với mẹ bằng ánh mắt đầy yêu thương. Mẹ đã thật sự bước vào thế giới của con.

Mời ba mẹ cùng lắng nghe câu chuyện đến từ mẹ Yến Linh – để thấy rằng: Đây không chỉ là một hành trình thay đổi của một đứa trẻ. Đây là hành trình vững vàng của một người mẹ. Khi mẹ thay đổi, con cũng có thể thay đổi theo những cách kỳ diệu nhất. Không màu mè, không thần kỳ. Chỉ là tình yêu, sự nỗ lực, kiên trì – của một người mẹ đã không bỏ cuộc. 

Ba mẹ lắng nghe podcast tại đây

Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.

Đôi nét về khách mời

Hỏi: Xin chào mẹ Yến Linh, trước tiên em có thể giới thiệu đôi nét về bản thân và bé nhà mình để các ba mẹ được biết nhé! 

Mẹ Yến Linh: Dạ, em chào cô Trang, chào các cô Mẹ Việt và các ba mẹ. Em tên là Nguyễn Ngọc Yến Linh mẹ của bé Thiên Minh. Hiện tại bé đã được 29 tháng. Mẹ và bé tham gia khóa học Chuyên sâu kích nói cho trẻ MVK45.1. Mẹ đang ở tỉnh Đồng Tháp.

“Sốc” khi nhận được kết quả chẩn đoán của bác sĩ

Hỏi: Thật vui khi được ngồi đây cùng em trong chương trình này. Em có thể chia sẻ khoảnh khắc đầu tiên khiến mình nhận ra: “Con mình cần sự can thiệp đặc biệt”? Những khó khăn của con ở thời điểm đó như thế nào em? Cảm xúc, suy nghĩ của em lúc đó ra sao em?

Mẹ Yến Linh: Khi con 18 tháng, mẹ bắt đầu thấy những biểu hiện khác lạ của con so với các bạn đồng trang lứa. Ví dụ như con thường xuyên không quay lại. Khi ai đó gọi tên nhưng lại phản xạ rất nhanh với các chương trình trên tivi, điện thoại. Lúc ấy, mẹ chỉ nghĩ đơn thuần là con không tập trung và tự an ủi chắc vài tháng nữa con sẽ tiến bộ. Vậy mà đến khi con 20 tháng, con bắt đầu đi vòng tròn, nhón chân, chạy lăng xăng, leo trèo cả ngày. Lúc nào con cũng lấy những chiếc xe xếp thành hàng dài không biết chán. Tất cả những biểu hiện đó khiến mẹ linh cảm rằng con dường như có vấn đề.

Ngay lập tức mẹ cho con đi học ở trường mầm non Hoa Sen. Với hy vọng con có thể hòa nhập với các bạn ở môi trường mới. Và rồi con có thể học được ngôn ngữ thông qua giao tiếp với các bạn trong lớp. Tuần nào mẹ cũng hỏi thăm các cô giáo xem tình hình của con thế nào. Nhưng câu trả lời của mẹ nhận lại luôn là: bé tăng động và hay leo trèo, không chịu chơi với các bạn, không chịu ngồi vào ghế, cứ lăng xăng suốt. 

Từ ngày đi học ở trường mầm non, tuần nào bé đi học cũng bị bệnh hết do có thể chưa quen với môi trường này. Chính vì vậy, học tầm khoảng 1 tháng, ba và bà nội của bé quyết định cho bé nghỉ học, ở nhà mẹ chăm. Trong khoảng thời gian cho bé nghỉ học ở nhà có thể là thời gian mẹ stress nhiều nhất. Vì thấy con mình như vậy, mà người nhà lại không ủng hộ cho bé đi học. Cứ bảo đợi con 2 tuổi tự động con sẽ hết. 

Ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng nọ, mẹ đã bỏ lỡ nhiều thời gian của con. Tình trạng của bé không có cải thiện hơn, nên mẹ đã đề nghị với ba và bà bé cho bé đi khám. Để biết chính xác tình trạng của bé và có hướng khắc phục nó.

Sau đó, khi con 24 tháng, mẹ đưa con đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Bác sĩ kết luận: con chậm đạt mốc phát triển về ngôn ngữ và nhận biết, theo dõi tăng động kém tập trung. Bác sĩ đề nghị cho bé đi học can thiệp càng sớm càng tốt, tái khám khi trẻ 30 tháng tuổi.

“SỐC” Có lẽ từ này vẫn còn quá nhẹ để diễn tả tâm trạng của mẹ vào cái ngày đưa con đi khám về. Mẹ cứ dằn vặt bản thân mình vì sao con của mẹ lại bị như thế, tại sao sự thật nghiệt ngã đó lại đến với con mình. Nhưng khóc thì cũng không làm được gì cả. Mẹ tự an ủi, sốc lại tinh thần và tự nhủ phải can đảm lên. Thay vì chỉ ngồi im 1 chỗ và bi quan khóc lóc, hãy bắt đầu đi tìm cho con một nơi học tập thật tốt. Mẹ cần quan tâm đến con, giúp đỡ con để con có thể hòa nhập được với các bạn.

Con không tiến bộ dù học can thiệp 2h/ngày

Hỏi: Thật xúc động khi nghe những chia sẻ của em. Một quá trình đấu tranh tâm lý với chính mình. Có quá nhiều rào cản phía trước nhưng nếu ba mẹ không quyết tâm giúp con thì thử hỏi có ai có thể sẵn sàng giúp con được đây. Và chị cũng rất khâm phục sự quyết đoán của em, Khi đề nghị gia đình cho con đi khám để mọi người cùng thấy rõ tình hình thực tế của con. Từ đó, cùng nhau hỗ trợ cho con. 

Những ngày đầu tìm đến các phương pháp can thiệp cho con em đã từng lựa chọn những phương pháp nào? Khi đó em có mong muốn, đặt ra mục tiêu cụ thể như thế nào không? Và kết quả như thế nào?

Mẹ Yến Linh: Những ngày đầu tìm đến các phương pháp can thiệp cho con. Em đã từng lựa chọn những phương pháp như ban ngày em cho bé đi học can thiệp ở trung tâm 2 tiếng/ngày. Buổi tối mẹ cố gắng dành thời gian cho con nghe loa, đọc sách, sử dụng đèn chiếu các hình ảnh con vật, phương tiện giao thông. Mẹ mua đủ tất cả giáo cụ trên sàn thương mại, ai bày gì mẹ cũng mua cả. Nhưng không biết khai thác triệt để chúng làm bé không chịu hợp tác học. Và một phần có thể mẹ chưa hiểu con, chưa có thể hòa nhập vào thế giới của con. 

Có một thời điểm hàng ngày mẹ đều lướt tiktok để xem các video của các ba mẹ có con giống vậy để áp dụng cho con. Với mong muốn con có thể bật âm, gọi quay đầu, xử lý các hành vi bất thường của con. Như chạy nhảy lăng xăng, không tập trung chú ý, nhón chân, chạy vòng vòng, sợ tiếng kêu của các động vật… nhưng mọi thứ đều bế tắc, tuyệt vọng. 

Bởi vì, mẹ chỉ áp dụng một thời gian thấy không hiệu quả dừng lại không tiếp tục kiên trì. Hoặc rất mông lung không biết bắt đầu dạy con từ đâu và dạy như thế nào, không có kế hoạch can thiệp cụ thể.

Mẹ quyết tâm dạy con

Hỏi: Các cô Mẹ Việt thấy rằng đây là sai lầm nhiều ba mẹ gặp phải: nôn nóng hành động, thực hành nhiều thứ. Nhưng lại thiếu một lộ trình rõ ràng, thiếu người đồng hành có chuyên môn. Để giúp mình hiểu rõ điểm bắt đầu – cần can thiệp ở đâu, như thế nào, theo dõi ra sao. Việc can thiệp cho con nếu không hiểu được bản chất sẽ không can thiệp hiệu quả được. Chính sự mông lung về kiến thức và phương pháp đã khiến em dễ rơi vào cảm giác bế tắc, thử rồi bỏ, làm rồi dừng.

Tuy nhiên, chị thấy hành trình ấy không hề vô nghĩa. Bởi chính những lần “lạc đường” ấy giúp em hiểu ra điều quan trọng: không phải làm thật nhiều là tốt, mà cần làm đúng, làm có hệ thống. Và khi mình hiểu được điều đó thì cũng là lúc em sẵn sàng chuyển từ một người “tự mò mẫm” thành một người mẹ có định hướng, có chiến lược cho con mình phải không nào. 

Vậy điều gì đã thôi thúc em quyết định tham gia khóa can thiệp chậm nói chuyên sâu Mẹ Việt. Mẹ học để có kiến thức tự can thiệp cho con tại nhà. Khi đi đến quyết định đó em có gặp rào cản nào không?

Mẹ Yến Linh: Khi bé được 25 tháng, bé có đi học can thiệp 2 tiếng/ngày ở trung tâm can thiệp. Sau mỗi buổi học, Thầy và mẹ đều trao đổi với nhau về tình hình học tập trên lớp của bé. Thầy nói với mẹ: bé đi học không chịu ngồi ghế, chạy lăng xăng, không chịu giao tiếp với ai. Con cứ theo thầy hoài, thầy đi đâu bạn đi theo đó, thích leo trèo. Thầy góp ý với mẹ, về nhà mẹ cố gắng rèn thêm cho bé, tập cho bé ngồi ghế cho quen. Rồi tập cho bé đi chân trần để bé có thể giải phóng năng lượng trong người ra. 

Mỗi lần đi học bé đều bị bệnh, có khi nghỉ gần nửa tháng ở nhà. Mẹ sợ con sẽ quên ngay những kiến thức đã được học. Nếu vậy, mọi cố gắng nỗ lực của hai mẹ con sẽ trở thành vô nghĩa. Để giúp con mau tiến bộ, mẹ mày mò tìm hiểu mọi phương pháp để hỗ trợ con tại nhà. May mắn thay, tình cờ mẹ lướt facebook thấy có trang Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói, Tự Kỷ, Tăng Động, Giảm Chú Ý. Mẹ liền nhắn tin tham gia. 

Ngay sau đó mẹ được chị Duy Nhung hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình về khóa học. Trước khi quyết định đăng ký khoá học mẹ cũng đắn đo suy xét kỹ càng.Vì khóa học này có phí, không biết học có kết quả hay không. Mẹ đã đang phải chịu nhiều áp lực, lo lắng cho con. Không những không được chồng, mẹ chồng đồng tình, thấu hiểu và hỗ trợ. Mà còn phải chịu thêm áp lực từ phía họ hàng nữa nên thật sự rất căng thẳng. 

Nhưng bằng ý chí quyết tâm và kiên định của mình, mẹ quyết định liều một phen. Mẹ đăng ký tham gia khóa can thiệp chậm nói chuyên sâu Mẹ Việt, học để có kiến thức tự can thiệp cho con tại nhà. Từ khi học và có lộ trình cụ thể của các cô thì mẹ đã biết mình cần làm gì. Mẹ cũng không bận tâm đến những điều tiêu cực xung quanh, tập trung toàn lực hỗ trợ cho con, phát triển bản thân mình.

Ba mẹ hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt tại Fanpage Mẹ Việt – Can thiệp chậm nói cho trẻ, Hotline: 035 227 5339 để được tư vấn cách can thiệp hiệu quả cho con nhé.

Hỏi: Chính thầy giáo can thiệp cũng đề xuất mẹ phải hỗ trợ cho con ở nhà. Và mẹ đã quyết định mẹ không chỉ hỗ trợ con tích cực mà còn phải hỗ trợ cho con đúng phương pháp, không tự mò mẫm nữa. Mà mẹ lựa chọn nhà chuyên môn có kiến thức đồng hành cùng mẹ. Đây là một bước ngoặt đầy bản lĩnh giúp mẹ tạo nên sức mạnh chuyển hóa tích cực cho hành trình can thiệp của hai mẹ con. Mẹ chủ động học để làm chủ kiến thức, kỹ năng, tự tin dạy con học nói thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các thầy cô can thiệp. Chị cảm nhận được ý chí quyết tâm của em vô cùng lớn. 

Em có thể chia sẻ những điều em cảm thấy khác biệt khi trước đây em tự mình can thiệp cho con và khi có các cô MV đồng hành cùng em can thiệp cho con?

Mẹ Yến Linh: Trước đây em tự mình can thiệp cho con theo bản năng hoặc gặp vấn đề gì của con không biết cách giải quyết thì tra cứu google chứ không có kiến thức chuyên môn về nó. 

Khi có các cô Mẹ Việt đồng hành cùng em can thiệp cho con, em thấy có một sự khác biệt to lớn. Giống như mình được nâng lên một tầm cao mới đó là biết cách kết nối, làm bạn với con; xử lý được vấn đề con kém tập trung. Mẹ nắm được các kỹ thuật áp dụng dạy con giao tiếp phi ngôn ngữ như luyện phát âm, thổi hơi, chỉ tay, giao tiếp mắt, làm theo hiệu lệnh,… Các kỹ thuật phát triển vốn từ, ngôn ngữ, hành vi và giao tiếp, nghệ thuật chơi với trẻ. Và đặc biệt là lộ trình kế hoạch 1 ngày dạy con, rất chi tiết và cụ thể và sự đồng hành của các cô. Mỗi lần, con có những hành vi bất thường, mẹ đều trao đổi với cô Trang để nhờ cô xử lý kịp thời.

Con tiến bộ rõ rệt

Hỏi: Cảm ơn em đã lĩnh hội được các kiến thức giá trị mà các cô Mẹ Việt đã truyền tải trong khóa học. Từ chỗ mò mẫm trong vô định, mẹ đã thực sự "lột xác" khi có sự đồng hành của các cô Mẹ Việt – không còn dạy con theo cảm tính. Mà trở thành người bạn đồng hành của con, một người thầy hướng dẫn con học nói với các kỹ thuật thực hành, chiến lược phát triển ngôn ngữ rõ ràng.

Khi lựa chọn giải pháp can thiệp cho con phù hợp thì sau bao lâu con tiến bộ? Và hiện tại về ngôn ngữ, nhận thức, hành vi của con như nào rồi em? 

Mẹ Yến Linh: Khi lựa chọn giải pháp can thiệp cho con phù hợp thì sau hơn 1 tháng con đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Cụ thể là có thể bật âm khoảng 70 từ, bé chịu tập trung ngồi vào bàn để đọc sách, học thẻ, chơi gắp hạt và câu cá, chơi núm gỗ. Con biết được nhiều chủ đề; biết vuốt đuôi một số bài thơ, bài hát; biết được một số hiệu lệnh cơ bản, biết giao tiếp mắt, gọi quay đầu, biết chỉ tay khi có nhu cầu. Con đã không còn nhón chân, còn việc chạy vòng vòng vẫn còn. Nhưng mẹ vẫn đang cố gắng kiên trì tập luyện hàng ngày với con, để giúp con sớm cải thiện được hành vi đó. 

Trước khi biết đến Mẹ Việt, bé chỉ nói khoảng 30 từ đơn. Tần suất lặp lại chưa cao, không chịu tập trung, nhón chân, chạy vòng vòng, lăng xăng chạy nhảy suốt, gọi không quay đầu, giao tiếp mắt kém, khóc mè nheo ăn vạ... 

Bé nhà em có tiến bộ như vậy cũng nhờ có Cô Thuần, cô Trang và cô Thương, cô Quỳnh, cô Nhung và các thầy cô Mẹ Việt khác. Mỗi lần gặp vướng mắc hay khó khăn gì, nhắn tin đều được các cô giải đáp và hướng dẫn cụ thể. 

Mỗi buổi học với cô Thương trên lớp, giúp em tiếp thu được rất nhiều kiến thức nhờ cách giảng giải của cô rất gần gũi và dễ hiểu. Bài giảng thu hút, truyền động lực cho mẹ phải xông xáo thực hành với con nhiều hơn. Để con có thể bật âm nhiều từ đơn trong thời gian ngắn thì mẹ phải chịu khó đều đặn mỗi ngày dạy bé đọc sách, đọc diễn cảm, tập bé chủ động chỉ tay. Tập cho bé nghe loa 3-4h/ngày và chỉ nghe 1 folder duy nhất trong vòng 1 tháng. Nửa tháng sau khi nghe đủ thấm mẹ bắt đầu tập cho bé vuốt đuôi; 

Tập cho bé học thẻ chữ, số, hình theo phương pháp thẻ học cho trẻ chậm nói của Mẹ Việt. Tập cho con luyện hơi đều đặn mỗi ngày, cho con đi bộ chân trần và tiếp xúc với thế giới xung quanh ít nhất 30p-1h/ngày; 

Soạn kế hoạch 1 ngày dạy con để bất cứ lúc nào hai mẹ con cũng đều có thể giao tiếp với nhau. Các cô Mẹ Việt rất tâm huyết với nghề khi tìm tòi, nghiên cứu, chắt lọc những giáo cụ phù hợp cho các bé. 

Trộm vía các giáo cụ của Mẹ Việt, bé nhà em rất thích ạ. Giá như biết đến Mẹ Việt sớm hơn thì mẹ sẽ đỡ tốn được một số tiền khi mua các giáo cụ trên các sàn thương mại điện tử. Mà con không hợp tác và không biết khai thác triệt để các giáo cụ đó.

Khi mới bắt đầu học, mẹ rất ngại đăng video lên group nhóm. Nhờ các cô động viên mà mẹ có thể đăng video lên nhóm đều đặn mỗi tuần. Mỗi bài đăng như vậy đều được cô Trang và cô Quỳnh góp ý. Giúp mẹ học thêm được nhiều thứ, nhiều khi chơi hoặc dạy con học mình cần cung cấp nhiều từ vựng cho con. Lúc đầu có thể bé chưa bật âm được. Nhưng mưa dầm thấm đất ngày qua ngày ngấm đủ bé sẽ tự động bật âm mà mình không ngờ luôn ạ.

Mẹ thật sự rất hạnh phúc và tự hào nữa. Bao nhiêu cố gắng của hai mẹ con cuối cùng cũng hái quả ngọt xứng đáng. Giờ mẹ đã cảm thấy yên tâm được phần nào. Từ một bé lúc nào cũng chạy nhảy lăng xăng, không chịu ngồi yên một chỗ trên ghế. Từ chưa biết ăn thô, ăn không đa dạng, mặc bỉm suốt ngày. Mà giờ đây tất cả những điều đó đã được mẹ triệt để nó và đang từng bước giúp nó đi vào quỹ đạo. Để làm được điều này mẹ phải có lòng tin với con và chính mình, kiên trì nhẫn nại. Ngày nào mẹ cũng tương tác giao tiếp với bé, để bé có thể mở lòng với mẹ, cho mẹ bước chân vào thế giới của con, thấu hiểu con một cách cặn kẽ. 

Ban đầu giúp con cải thiện có thể gặp nhiều khó khăn trở ngại có khi sẽ khiến mẹ nản lòng. Nhưng bằng tất cả nghị lực, bản lĩnh của người mẹ, mẹ không ngừng trau dồi kiến thức bằng cách tìm tòi đọc nhiều tài liệu trong sách và tra cứu google. Ngoài ra, còn có sự giúp đỡ của cô Trang và cô Thuần. Ví dụ như: khi bé mẹ không chịu ngồi vào bàn ghế để học thì cô Thuần có nói với mẹ, mẹ thử mua bộ bàn ghế lego của Mẹ Việt để tập cho con. Có thể con không chịu ngồi bàn ghế là do khi con ngồi thì không có đồ chơi hay mục đích gì hết nên con không thích. Thế là, mẹ mua thử cho bé, nhưng không ngờ đúng như những gì cô Thuần nói. Sau khi mua về trộm vía bé chịu ngồi vào bàn ghế học, không còn leo trèo, nhảy tại chỗ nữa. 

Tương tự như vậy đối với việc cho con ăn thô, ăn đa dạng. Cô Trang hướng dẫn mẹ nên mua thử khay ăn dặm hình bé thích, tập cho bé xúc ăn, tập cho bé ăn nhiều trái cây sau mỗi bữa ăn. Có thể lúc đầu bé không chịu hợp tác, nhưng phải kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày cho con tập làm quen với việc ăn này. Có thể con không chịu ăn, sẽ nhè ra, ăn ít, hoặc nhai xong rồi nhã. Nhưng không sao ạ, tất cả những thứ con ăn, nhai sẽ rất giúp ích cho cơ hàm của con. Từ từ cho con thích nghi, để thói quen ăn uống và sinh hoạt dần đi vào nề nếp. Con sẽ tự động ngồi ăn tập trung và ăn đa dạng.

Khóa Chuyên sâu can thiệp chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp hàng ngàn ba mẹ can thiệp thành công cho trẻ chậm nói. Đặc biệt là trẻ rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển. Với đặc thù:

– Hướng dẫn ba mẹ áp dụng các phương pháp can thiệp chậm nói khoa học tại nhà.

– Lộ trình chi tiết từng giai đoạn học tập của trẻ.

– Kinh nghiệm đào tạo “cầm tay chỉ việc” giúp ba mẹ nào cũng dạy con tại nhà hiệu quả.

Giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và phát triển mạnh mẽ ngôn ngữ – nhận thức – hành vi.

Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành can thiệp chậm nói cho con tại nhà. 

Càng học càng thấy thiếu kiến thức

Hỏi: Tuyệt vời quá mẹ Linh. Mẹ chia sẻ rất chi tiết những gì mà các cô Mẹ Việt đồng hành cùng mẹ suốt thời gian vừa qua. Không chỉ trong chương trình kích nói mà cả chương trình quản lý hành vi, dinh dưỡng. Thật mừng là việc tận tâm hỗ trợ cá nhân hóa cho Minh và mẹ Linh mỗi ngày đã giúp con tiến bộ nhiều như vậy. 

Những trải nghiệm mà mẹ Linh chia sẻ cũng là nguồn động lực lớn cho rất nhiều ba mẹ khác đang trên hành trình tương tự. Mong rằng mẹ và con tiếp tục vững vàng, đồng hành cùng nhau chạm tới những cột mốc mới rực rỡ hơn nữa nhé.

Vậy khi đã đi được chặng đường đầu tiên và có những trái ngọt ban đầu. Điều gì khiến em quyết định bước tiếp những chặng đường xa hơn cùng Mẹ Việt, lựa chọn tiếp tục theo học bài bản các khóa học làm cha mẹ khác của Mẹ Việt? Em có từng e ngại khi học nhiều kiến thức ko?

Mẹ Yến Linh: Khi đã đi được chặng đường đầu tiên và có những trái ngọt ban đầu. Thật sự em rất vui và mừng vì bao nhiêu công sức, sự nỗ lực, kiên trì, nhẫn nại của mẹ qua từng ngày đã được đền bù xứng đáng. Em cũng rất cám ơn các cô Mẹ Việt đã hỗ trợ đồng hành. Ngoài kiến thức chuẩn được các cô Mẹ Việt trang bị, mỗi lần gặp khó khăn mẹ đều trao đổi để được các cô xử lý kịp thời. Chính những điều đó đã giúp con chinh phục giai đoạn 1 nhanh chóng.

Không dừng lại ở đó, với tinh thần ham học hỏi, mong muốn có kiến thức can thiệp toàn diện cho con. Và đặt trọn niềm tin vào Mẹ Việt. Mẹ quyết định bước tiếp những chặng đường xa hơn cùng Mẹ Việt và đăng ký chương trình VIP2. Mẹ cố gắng dành nhiều thời gian tương tác, giao tiếp và chơi với con, dạy mọi lúc mọi nơi những lúc rảnh. Càng học càng thấy dạy con vui và không hề khó, chỉ cần mẹ cố gắng, vui vẻ, năng lượng là con sẽ thích thú, hào hứng học tập cùng mẹ. Em rất hào hứng và mong chờ từng ngày từng giờ từng phút từng giây để tiếp cận, học và áp dụng chúng. 

Lúc trước em có từng e ngại khi học nhiều kiến thức cùng một lúc, sợ sẽ không kham nổi nhưng. Vì khi nghĩ tới con, tương lai sau này của con, mẹ không sợ hay e ngại gì cả. Và mẹ sợ nếu đánh mất giai đoạn vàng sẽ tốn rất nhiều thời gian để con phục hồi, vì vậy phải tận dụng mọi cơ hội. 

Chương trình học viên VIP Mẹ Việt giúp ba mẹ trang bị kiến thức hỗ trợ con phát triển toàn diện. Ba mẹ tìm hiểu tại đây.

Hỏi: Thật mừng vì sự ham học hỏi và quyết tâm của mẹ Linh. Vậy mẹ Linh có thể chia sẻ mong muốn của mẹ sẽ giúp con tiến bộ như thế nào trong thời gian sắp tới không?

Mẹ Yến Linh: Hiện tại mẹ đang rất quyết tâm và đang trên hành trình can thiệp tích cực cho con mỗi ngày. Mẹ mong muốn trong thời gian sắp tới sẽ giúp con cải thiện được các hành vi bất thường, điều hoà giác quan, bật được nhiều từ đôi, có thể nói thành câu, chủ động giao tiếp và phát triển tư duy ngôn ngữ, kỹ năng học tập, ăn uống khoa học, ngủ đúng giờ giấc, biết được các kỹ năng sống tự lập và kỹ năng xã hội…

Lan tỏa giá trị tới các ba mẹ khác dạy con học nói

Hỏi: Tất cả đều là những mục tiêu cần thiết để con có thể phát triển toàn diện và hòa nhập thành công phải không nào. Và không chỉ dừng lại ở việc can thiệp cho con. Mẹ Linh sau 1 tháng học còn tích cực chia sẻ cho nhiều ba mẹ khác biết tới chương trình can thiệp cho con tại nhà của Mẹ Việt. Như mẹ Loan, mẹ Hoa này. Động lực ở đâu để em có thể chia sẻ tới các ba mẹ khác như vậy?  Khi được giúp đỡ các ba mẹ cảm giác của em như thế nào?

Mẹ Yến Linh: Sau 1 tháng đồng hành cùng các cô Mẹ Việt, mẹ đã không ngần ngại giới thiệu cho các ba mẹ có con chậm nói. Như mẹ Loan, mẹ Hoa học tập để có kiến thức đồng hành cùng con. Mẹ cũng thường xuyên hỏi thăm, hỗ trợ các mẹ học tập tích cực. Tận sâu trong đáy lòng mình, mẹ cảm thấy đồng cảm, thương cho các mẹ đã bỏ qua giai đoạn vàng của con. 

Chính vì vậy, khi thấy mẹ Loan và mẹ Hoa vẫn còn loay hoay, không biết bắt đầu can thiệp từ đâu cho con. Làm thế nào để giúp con sớm bật âm, làm thế nào để con chịu tương tác với ba mẹ. Làm thế nào để con bớt lăng xăng, tập trung chú ý hơn. Làm thế nào để con ăn uống đa dạng và không còn rối loạn giấc ngủ,… mẹ đều chịu khó tâm sự, hỏi thăm và giới thiệu họ đến với Mẹ Việt. Vì chính nơi đây đã giúp mẹ và bé tiến bộ rất nhiều. Nên mẹ muốn truyền động lực, lan toả những điều tốt đẹp cho mọi người cùng biết đến và thử một lần được học tập và trải nghiệm. Khi được giúp đỡ các ba mẹ cảm giác của mẹ rất vui và sung sướng. Vì đã góp 1 phần nhỏ để hai mẹ tích cực học tập có kiến thức đồng hành cùng con.

Đôi lời nhắn gửi 

Hỏi: Thật ấm lòng khi thấy hành trình thay đổi của mẹ không chỉ dừng lại ở việc giúp con tiến bộ. Mà còn lan tỏa sang cả những gia đình khác đang cần sự dẫn đường. Việc mẹ sẵn sàng hỗ trợ, hỏi thăm, giới thiệu chương trình học và chia sẻ kinh nghiệm với mẹ Loan, mẹ Hoa… Điều đó thể hiện rõ hình ảnh một người mẹ không chỉ mạnh mẽ vì con. Mà còn là một người mẹ đầy lòng trắc ẩn với cộng đồng ba mẹ có con có nhu cầu đặc biệt.

Chính sự đồng cảm từ trải nghiệm thực tế, hiểu được nỗi lo và những trăn trở của các mẹ khác đã tạo nên động lực để mẹ hành động tích cực như vậy. Và cũng chính tinh thần “trao đi là còn mãi” đó đã giúp mẹ tìm thấy niềm vui sâu sắc, cảm giác hạnh phúc. Khi thấy những người xung quanh mình bắt đầu thay đổi, bắt đầu hành động vì con. Nếu được nhắn gửi đến những ba mẹ đang còn loay hoay khi phát hiện con chậm nói, em muốn nói điều gì?

Mẹ Yến Linh: Em nghĩ là những ba mẹ đang còn loay hoay khi phát hiện con chậm nói nên học 1 khoá để có thêm kiến thức bổ ích. Chúng ta đẻ con thì dễ nhưng dạy con mới khó, làm bố mẹ cũng cần phải học. Hãy tin tưởng con sẽ làm được. Ba mẹ sẽ làm được. Và quan trọng học là phải tin tưởng phương pháp của các cô. Chính bố mẹ phải là người trực tiếp dạy con tại nhà, mình học mình có kiến thức rồi mà. Khi dạy bé nhà mình, mình đã nghĩ: Nếu bố mẹ không kiên nhẫn được với con thì sao bắt người ngoài kiên nhẫn được? Mẹ phải cố lên, mẹ phải làm được. Giờ nếu bố mẹ thấy khó rồi bỏ cuộc thì tương lai con mình sẽ ra sao, mẹ rất thương.

Từ kinh nghiệm mình trải qua với bé nhà mình, thì mình thấy khi bé đã chậm nói: Ba mẹ nên cắt hết các thiết bị điện tử. Không cho bé xem nữa vì sẽ gây mất sự tập trung của não bộ, bé nhà mình xem và còn bị tăng động nhẹ. Khi mẹ nói con không tập trung mà cứ làm những việc khác. Con nít từ 1 tuổi thì đã bắt đầu ăn thô rồi. Bé nhai để luyện tập cho cơ hàm sẽ hỗ trợ nhiều cho việc nói của bé. Bé nào đang ăn cháo nên chuyển từ từ sang ăn thô để cơ hàm linh hoạt hơn.

Và cuối cùng, mẹ muốn nhắn nhủ tới bố mẹ rằng: Con chậm là con đã rất thiệt thòi rồi, bố mẹ xin hãy kiên nhẫn với con. Hãy yêu thương con nhiều hơn khi con ương ngạnh, cáu gắt, con không muốn vậy đâu. Mà vì con chưa có ngôn ngữ, con muốn thể hiện để nhận được sự quan tâm từ người lớn thôi. Mẹ tin tình yêu của bố mẹ sẽ chữa lành mọi thứ cho con. Hãy dành thời gian chơi trò chơi, tâm sự mọi thứ với con (chưa nói được nhưng con nghe hết). Bố mẹ hãy làm bạn với con, đưa con đi chơi nhiều nhất có thể để giúp con. Mẹ hay cho bé nhà mẹ đi chân trần, đi dạo công viên, khu vui chơi giải trí,… Mình làm được thì các ba mẹ cũng sẽ làm được. Chúc các ba mẹ thành công.

Ba mẹ làm bài đánh giá tình trạng chậm nói của trẻ để biết chi tiết tình trạng của con. Hãy liên hệ đội ngũ Mẹ Việt Hotline: 035 227 5339 để được đọc kết quả và tư vấn giải pháp phù hợp.

Lời cảm ơn

Cảm ơn mẹ đã gửi gắm những lời nhắn chân thành, sâu sắc và đầy tình yêu thương dành cho những ba mẹ đang còn loay hoay trên hành trình đồng hành cùng con chậm nói.

Từng câu, từng chữ trong chia sẻ của mẹ không chỉ là kinh nghiệm thực tế mà còn là trái tim của một người mẹ đã đi qua những tháng ngày đầy thử thách, từng lo lắng, từng hoang mang – và rồi đã vững vàng đứng lên, chủ động học tập, can thiệp đúng cách để giúp con tiến bộ từng ngày.

Xin chân thành cảm ơn mẹ Linh đã lan tỏa yêu thương và niềm tin. Chúc mẹ và con luôn hạnh phúc, tiến bộ mỗi ngày và tiếp tục là nguồn cảm hứng cho thật nhiều gia đình khác mẹ Linh nhé.

Về tác giả
Team Mẹ Việt

Mẹ Việt là một dự án của gia đình, hướng đến gia đình và vì mọi gia đình mà phát triển.

Cùng chúng tôi xây dựng lên một cộng đồng cha mẹ đồng hành cùng con và gia đình thông qua tình yêu thương, kiến thức và hành động hàng ngày!!!

Youtube Tiktok Group Fb

Các bài viết liên quan
Mẹ Thương can thiệp con tăng động giảm chú ý tại nhà tiến bộ vượt bậc
Mẹ Thương can thiệp con tăng động giảm chú ý tại nhà tiến bộ vượt bậc
Mẹ Thương – và bé Thiện Nhân là minh chứng rằng: Khi ba mẹ thay đổi, khi tình yêu đi cùng tri thức và sự can thiệp đúng đắn, bất cứ đứa trẻ nào cũng có cơ hội tỏa sáng rực rỡ theo cách của mình. Mẹ dã thành công can thiệp tại nhà cho con, giúp bé tiến bộ vượt bậc.
Team Mẹ Việt
16/07/2025
Ở tuổi 45, mẹ đã giúp con chậm nói cải thiện mạnh mẽ sau 2 tháng như thế nào?
Ở tuổi 45, mẹ đã giúp con chậm nói cải thiện mạnh mẽ sau 2 tháng như thế nào?
Hành trình một người mẹ ở độ tuổi 45 vượt qua rất nhiều khó khăn, đồng hành giúp con chậm nói cải thiện mạnh mẽ chỉ sau 2 tháng
Team Mẹ Việt
11/07/2025
Con chậm nói bật âm, cải thiện nhận thức, cảm xúc nhờ phương pháp đọc sách
Con chậm nói bật âm, cải thiện nhận thức, cảm xúc nhờ phương pháp đọc sách
Trẻ chậm nói bật âm, nâng cao nhận thức, cảm xúc nhờ mẹ đọc sách hàng ngày cho con
Team Mẹ Việt
10/07/2025
Tâm sự của người mẹ sau hơn 20 năm đồng hành cùng con rối loạn phổ tự kỷ
Tâm sự của người mẹ sau hơn 20 năm đồng hành cùng con rối loạn phổ tự kỷ
Là một lời tâm sự thật lòng của một người mẹ về chặng đường đồng hành cùng con hơn 20 năm. Từ lúc phát hiện và cho con học can thiệp, học hoà nhập.
Team Mẹ Việt
04/07/2025
Mẹ can thiệp con chậm nói tại nhà từ nói từ đơn đến nói từ đôi, trả lời câu hỏi sau 4 tháng
Mẹ can thiệp con chậm nói tại nhà từ nói từ đơn đến nói từ đôi, trả lời câu hỏi sau 4 tháng
Con chậm nói kèm theo nhiều dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ ba mẹ nên làm gì. Ngay lập tức cho con đi can thiệp? Nhưng 3 tháng, 6 tháng, thậm chí 1 năm trôi qua con không tiến bộ. Ba mẹ phải làm sao? Ba mẹ có thể tự dạy con học nói tại nhà được không?
Team Mẹ Việt
29/05/2025
Can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ - Kết quả ngọt ngào sau 1,5 tháng mẹ đồng hành cùng con
Can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ - Kết quả ngọt ngào sau 1,5 tháng mẹ đồng hành cùng con
Mẹ đã dành rất nhiều sự nỗ lực, thời gian, công sức để đồng hành cùng con. Thay vì chỉ tập trung vào ngôn ngữ, quan điểm của mẹ là tìm giải pháp toàn diện. Và với sự lựa chọn thông minh đó, chỉ sau 1,5 tháng can thiệp toàn diện, con đã có những thay đổi tích cực.
Team Mẹ Việt
08/05/2025
Từ hoang mang đến động lực mạnh mẽ – Mẹ giúp con chậm nói cải thiện mạnh mẽ tại nhà
Từ hoang mang đến động lực mạnh mẽ – Mẹ giúp con chậm nói cải thiện mạnh mẽ tại nhà
một người mẹ đã không ngừng nỗ lực trên hành trình đồng hành cùng con – bắt đầu từ chính sự thay đổi của bản thân mình. Hy vọng câu chuyện của mẹ sẽ là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho những ba mẹ đang trên hành trình cùng con có nhu cầu đặc biệt
Team Mẹ Việt
04/05/2025
Can thiệp trẻ tự kỷ tại nhà, từ nói từ đơn đến chủ động giao tiếp
Can thiệp trẻ tự kỷ tại nhà, từ nói từ đơn đến chủ động giao tiếp
Hôm nay Mẹ Việt sẽ mang tới cho ba mẹ một nguồn động lực to lớn. Từ câu chuyện của mẹ Thái Mùi. Một câu chuyện tưởng chừng chỉ có trong tưởng tượng, chứ đời thật sao lại có những trường hợp éo le đến thế!!!
Team Mẹ Việt
22/02/2025
Theo dõi sự phát triển của trẻ theo định kỳ
Theo dõi sự phát triển của trẻ theo định kỳ
Theo dõi phát triển là việc quan sát và ghi chép sự tiến bộ của trẻ trong các khía cạnh như ngôn ngữ, nhận thức, vận động tinh và vận động thô để đánh giá sự phát triển của trẻ theo một chuẩn mực tiêu chuẩn.
Team Mẹ Việt
23/01/2025
Sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ
Sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ
Sàng lọc là việc nhận diện phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn trong quá trình phát triển ở trẻ. Mục tiêu của sàng lọc là nhận biết những dấu hiệu bất thường hoặc khả năng phát triển chậm,
Team Mẹ Việt
23/01/2025
Liên hệ với Mẹ Việt qua Facebook MessageLiên hệ với Mẹ Việt qua Zalo