Hướng Dẫn Bé Học Tiếng Anh Theo Chủ Đề

Tác giả
Team Mẹ Việt
22 phút đọc

Ngôn ngữ là một công cụ để tư duy. Nhưng muốn tư duy tốt thì cần có vốn từ vựng phong phú. Thông qua việc dạy từ, ba mẹ sẽ giúp con hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh mình. Vậy những chủ đề nào phù hợp cho trẻ để bắt đầu học tiếng Anh tại nhà? Trong bài viết này, Mẹ Việt sẽ hệ thống lại các chủ đề từ vựng tiếng Anh quen thuộc dành cho trẻ. Để ba mẹ dễ dàng hơn trong việc dạy từ mới cho các con.

Tham gia khóa học Tiếng Anh Tại Nhà Cho Con để được hướng dẫn lộ trình bài bản Tại Đây.

Đọc thêm: Danh Sách Các Bài Hát Tiếng Anh Cho Trẻ Em

Chủ Đề Tiếng Anh Gia Đình (Family)

Gia đình là điều gần gũi và thân thuộc nhất của trẻ. Nên mình ưu tiên đặt chủ đề này lên trước. Từ vựng gia đình trong tiếng Anh được chia thành các cấp độ khác nhau theo tính chất mối quan hệ gần-xa. Ba mẹ chú ý hướng dẫn con từ cấp độ đơn giản. Và áp dụng phương pháp “gặp ai thì nói từ đó” – ví dụ có gặp cô/dì/thím thì dạy luôn từ Aunt + tên người đó. Cậu/bác/chú thì dạy con từ Uncle + tên người đó.

BlockNote image

Cấp độ 1Gia đình nhỏ: Ông, bà, ba, mẹ, anh, chị, em.

Parents (bố mẹ nói chung), father (ba/bố), mother (mẹ), sister (chị/em gái), brother (anh/em trai) – muốn nói rõ em hay anh/chị thì thêm từ younger/older vào trước. Vd: Younger Sister

Cách nói thân mật của từ ba, mẹ: Dad/ Daddy.  Mom/ Mommy

Grandparents (ông bà nói chung). Grandfather (ông). Grandmother (bà).

Cách nói thân mật: Grandpa/granddad (ông). Grandma/granny (bà)

Cấp độ 2 – Họ hàng: Cô, dì, chú, bác, anh em họ.

Relatives (họ hàng nói chung).

Aunt/ Auntie (cô, dì, thím). Uncle (bác, chú).

Cousin (anh em họ – con nhà cô/chú ruột mình phải dùng từ này – dùng brother/ sister người nghe sẽ hiểu là anh em ruột của mình).

Grandson / granddaughter: cháu trai/gái của ông bà.

Cấp độ 3 – Cấp độ mở rộng:

Ví dụ như những từ: Wife, husband (vợ, chồng). Stepfather/ mother (ba/mẹ kế). Half-brother/sister (anh/chị em cùng cha khác mẹ hoặc ngược lại). Mother-in-law (mẹ chồng). Stepchild/ stepsister (con riêng của bố/mẹ kế)…

Ở cấp độ này chỉ dạy khi trẻ lớn hơn một chút, có nhận thức xã hội và muốn biết rõ hơn.

Đọc thêm: Hiểu Đúng Về Dạy và Học Tiếng Anh Cho Trẻ Em

Chủ Đề Số Đếm, Số Thứ Tự (Numbers)

BlockNote image

Số trong tiếng Anh được chia là hai loại số đếm và số thứ tự. Với các em nhỏ từ độ tuổi 0-3 tuổi ba mẹ nên dạy số đếm cho con trước. Khi nào con chắc thì dạy sang số thứ tự.

Về số đếm tiếng Anh các từ vựng cốt lõi mà ba mẹ cần nắm được và dạy cho con là:

Từ 0- 10: zero, one, two, three, four, five, six, seven, eight, nine, ten.

Từ 11-19: eleven, twelve, thirteen, fourteen, fifteen, sixteen, seventeen, eighteen, nineteen.

Như ba mẹ thấy ngoại trừ các từ in đậm, thì chỉ cần thêm đuôi –teen vào sau một số nhỏ hơn 10. Sẽ ra số “mười – mấy” như trong tiếng Việt : mười – bốn ->  fourteen, mười– tám->  eighteen.

Các số: hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, sáu mươi, bảy mươi, tám mươi, chín mươi, trong tiếng Anh sẽ có công thức tương tự: là thêm đuôi –ty vào số nhỏ hơn 10 để nói:

twenty, thirty, forty, fifty, sixty, seventy, eighty, ninety.

Các số: ở giữa ta chỉ cần nói theo công thức: “A -ty + số bất kỳ nhỏ hơn 10” là được:

25 (hai mươi– lăm) – twenty five

73 (bảy mươi– ba) – seventy three

Tương tự đến 99 ( chín mươi– chín) – ninety nine

Các số hàng trăm sẽ theo công thức: “số nhỏ hơn 10 + Hundred

100 (một trăm – one hundred), 200 ( hai trăm – two hundred), 700 ( bảy trăm – seven hundred)

Số đếm trong tiếng Anh có cách dùng rất giống với tiếng Việt như sau: Đếm số lượng, nói tuổi, đọc số điện thoại, nói năm sinh.

Ba mẹ đọc thêm bài này về Số Đếm và Số Thứ Tự Trong Tiếng Anh.

Chủ Đề Màu Sắc (colours/colors)

Nói về màu sắc, có một logic học màu rất dễ nhớ và có tính ứng dụng khi con học vẽ hoặc làm thủ công. Đó là học theo cấp độ.

Màu gốc (primary): Blue, red, yellow

Màu cấp 2 (secondary): Blue + red = purple

Blue + yellow = green

Red + yellow = orange

Ba mẹ có thể cho con chơi trò pha màu để học từ sẽ rất thú vị đấy.

Cách thứ 2 là học theo 7 màu phổ biến: Pink, purple, blue, green, yellow, orange, red.

Thêm 4 màu trắng, đen, xám, nâu: White, black, grey, brown.

Là con có thể tự tin miêu tả về màu sắc.

Bên cạnh đó ba mẹ có thể cho con nghe và xem nhiều bài hát về màu sắc: The colors song, Rainbow colors song, Let’s learn the colors…

Ba mẹ tham gia Group Mẹ Việt – Dạy Con Tại Nhà để nhận các tài liệu bài hát tiếng Anh được chia sẻ trong đó nhé.

Hình Dạng Và Kích Cỡ

Hình dạng: Các hình học cơ bản: Vuông – Square. Hình tròn – circle/round. Tam giác – Triangle….

Kích cỡ: Nhỏ – small. Trung bình – medium. To – big. Lớn – large

BlockNote image

Để học từ vựng về chủ đề này dùng Flashcard là tiện lợi nhất. Bên cạnh đó hãy cho trẻ vẽ ra những hình khối yêu thích và tô màu chúng.

Các Con Vật Và Thú Cưng (Animals and Pets)

Chủ đề về động vật sẽ có ba mục lớn như sau:

Pet (thú cưng): dog, cat, parrot, hamster…

Farm animal (vật nuôi): pig, fish, goat, horse, sheep, chicken….

Wild animal (động vật hoang dã): tiger, lion, bear, elephant, giraffe, snake….

Để học về các con vật thì có rất nhiều cách. Dùng Flashcard về động vật cho các con nhìn tranh và học từ. Ba mẹ xem bộ thẻ Flashcard 300 thẻ về các chủ đề Thế Giới Xung Quanh tại đây: https://shp.ee/i75waw2

Bên cạnh đó, kết hợp nghe bài hát và phim tài liệu về động vật trên youtube. Ba mẹ có thể tìm kiếm theo nhóm nội dung như Mẹ Việt đã gợi ý để có thể cho con nắm chắc từ vựng hơn.

Một số cái tên không thể bỏ qua như: Old McDonald had a farm, Farm animals for kid, Let’s go to the zoo….

Chủ Đề Trái Cây (Fruits)

Dạy con từ vựng về trái cây. Có rất nhiều cách tiếp cận như là: Nghe – xem về trái cây qua mục hình ảnh của Google, Youtube. Hoặc tiếp xúc cầm nắm trực tiếp và ba mẹ nói từ cho con nghe.

Một tip nhỏ để giúp con mở rộng từ mới phần này là: Học đến quả nào ba mẹ nói thêm từ tree ở sau để nói về tên cây của loại cây có quả đó.

Ví dụ: học Apple -> Apple tree (cây táo). Lemon (chanh vàng) -> Lemon tree (cây chanh vàng)….

Chủ Đề Bộ Phận Cơ Thể Người (Body Parts)

BlockNote image

Ba mẹ chia chủ đề này thành 2 phần:

Các bộ phận ở trên đầu – Head: Tóc – hair, tai – ears , mắt – eyes, mũi- nose, miệng – mouth, răng – teeth, lưỡi – tongue, môi – lips.

Các bộ phận từ cổ trở xuống: Cổ – neck, vai – shoulders, cánh tay – arms, bàn tay – hands, ngón tay – fingers, dạ dày – stomach, cẳng chân – legs, đầu gối – knees, bàn chân – feet.

Học body parts  ba mẹ nên đứng lên làm hành động và nói từ cho con biết. Kết hợp những trò chơi khác nhau để giúp con nhớ từ vựng.

Cảm Xúc – Hành Động

Ở chủ đề này các con sẽ học từ vựng tiếng Anh miêu tả hành động hàng ngày. Và nhiều từ mới về các trạng thái cảm xúc.

Những từ đơn giản về hành động, thường có một âm tiết: Eat ( ăn). Sleep (ngủ). Drink (uống). Sit (ngồi). Run (chạy). Talk (nói chuyện). Speak (nói). Call (gọi). Sing (hát)….

Với những từ này ba mẹ hãy dùng cùng từ “Please!” Để tạo ra một câu mệnh lệnh nhưng vẫn rất lịch sự với con.

Trong tiếng Việt, ba mẹ nói: “Ăn đi con!”. Hoặc “hát đi con”… thì trong tiếng Anh chỉ cần nói: “Từ chỉ hành động đó + PLEASE”.

“Eat please” ( ăn đi con),  “listen please”( lắng nghe nào), “sing please” (hát đi con), “learn please” (học đi con) ….

Từ vựng về cảm xúc: Happy (vui vẻ). Excited (hào hứng). Ready (sẵn sàng) Shy (xấu hổ). Scared (sợ). Sad (buồn). Angry (tức giận). Thirsty (khát nước). Hungry (đói)…

Với những từ này có một mẫu câu vô cùng đơn giản. Mà ba mẹ có thể dùng để nói chuyện hỏi về cảm xúc của con hàng ngày:

Are you… + từ chỉ cảm xúc?

Ví dụ: Are you happy? – con có vui không? Are you excited? – con có hào hứng không? Are you sad? – Con đang buồn à? Are you hungry? – con có đói không?

Đồ Dùng Học Tập

Khi bé tiếp xúc với những món đồ học tập xinh đẹp. Ba mẹ đừng bỏ qua cơ hội dạy con những từ mới liên quan nhé.

Những từ thường găp nhất: Pencil (bút chì). Pen (bút bi/mực). Pen case (hộp bút). Book (sách). Ruler (thước kẻ). Eraser (cục tẩy). Sharpener (gọt bút chì). School bag (cặp sách). Notebook (quyển vở). Crayon (bút màu). …

4 động từ hay đi kèm với từ này là:

Take out (lấy ra): take out your pen! (lấy bút ra nào!)

Put away (cất đi): put away your pencil! (cất bút chì đi nào!)

Open (mở): open your book page 20! (mở sách trang 20 ra nào!)

Close (đóng, gấp lại): Close your notebook! (gập vở lại nào!)

Các Mùa Và Thời Tiết

BlockNote image

Biết nắng biết mưa, cũng như biết vui biết buồn vậy ba mẹ ạ! Chủ đề này giúp con mở rộng hiểu biết về các mùa trong năm, và các hiện tượng thời tiết.

Các mùa: Spring (mùa xuân). Summer (mùa hè). Autumn (mùa thu). Winter (mùa đông). Dry season (mùa khô). Rainry season (mùa mưa).

Các tính từ miêu tả thời tiết phổ biến: Sunny (nắng).  Rainy (mưa). Snowy (có tuyết rơi). Windy (có gió). Foggy (sương mù). Hot (nóng). Lạnh (cold). Mát (cool). Dry (khô). Wet (ẩm ướt). Freezing (lạnh cóng) …

Cấu trúc cơ bản nhất để nói về thời tiết là:

Câu hỏi: How is the weather today? (thời tiết hôm nay thế nào?)

Trả lời: It is ( It’s)…+ tính từ chỉ thời tiết.

Ví dụ: It’s sunny! (Trời nắng). It’s hot/cold/cool( trời nóng/lạnh/mát)…

Giao Thông

Chủ đề giao thông khá rộng. Trước hết ba mẹ hãy dạy cho con tên những phương tiện giao thông thông dụng và đèn báo hiệu.

Phương tiện giao thông: Bicycle /bike (xe đạp), Motorbike/motocyle (xe máy). Car (ô tô, xe hơi, xe con). Taxi (xe taxi). Bus (xe buýt). Train tàu hỏa). Plane (máy bay). Boat (thuyền có mái chèo)…

Tín hiệu giao thông: Traffic light (đèn giao thông). Red light (đèn đỏ). Yellow light (đèn vàng). Green light (đèn xanh)…

Mẫu câu thông dụng để dùng các từ vựng về phương tiện giao thông:

Câu hỏi: “ How do you get there?” (con đi đến đó bằng cách nào?)

Trả lời: By + phương tiện. By car/ by taxi/ by bus….

Cách Giúp Con Học Từ Mới Tiếng Anh Theo Chủ Đề Hiệu Quả

  • Ba mẹ hãy áp dụng phương pháp tráo thẻ – Glenn Doman. Để con học bằng hình ảnh sớm nhất có thể.

  • Dùng những bài hát tiếng Anh dành cho trẻ em có giai điệu vui tươi cùng chủ đề. Cách này tuy đơn giản mà vô cùng hiệu quả. Vì các con sẽ nhớ từ theo giai điệu và không cảm giác áp lực.

  • Trò chơi và những hoạt động trải nghiệm thực tế rất cần thiết. Để các con được thực hành và luyện tập một cách chủ động những gì đã học.

Tổng Kết

Trên đây là 11 chủ đề tiếng Anh cho trẻ nhỏ phổ biến. Với những từ, cụm từ và cấu trúc câu được dùng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Hy vọng qua đó ba mẹ có được những gợi ý hữu ích. Để cùng con chinh phục ngoại ngữ này.

Bên cạnh đó ba mẹ có thể đọc thêm những bài viết khác về cùng chủ đề dạy tiếng Anh tại nhà cho trẻ:

Các bài viết liên quan