Để đồng hành cùng con học tiếng Anh tại nhà. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chơi trò chơi là một trong những lựa chọn quan trọng. Nhằm mang đến tâm lý thoải mái giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và tự nhiên nhất. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hoạt động, trò chơi mà ba mẹ có thể hướng dẫn con tự chơi hoặc trực tiếp tham gia chơi cùng các con nhé!
Dạy trẻ 0-2 tuổi học tiếng Anh. Cần một kế hoạch chỉn chu kết hợp với sự kiên trì của ba mẹ. Vì ở độ tuổi này, con hoàn toàn tiếp thu mọi thứ một cách tự nhiên. Thông qua những trò chơi, qua việc con tương tác với mọi người, với môi trường xung quanh. Vì vậy, ba mẹ đừng áp lực, mà hãy để con tiếp xúc tiếng Anh một cách thụ động, vui vẻ, thoải mái.
Ba mẹ cũng có thể tham gia khóa học Tiếng Anh Kids 4.0 của Mẹ Việt để được hướng dẫn chi tiết lộ trình, trò chơi, hoạt động từng ngày cùng con trong suốt 24 tháng đầu đời. Đạt hiệu quả cao nhất.
Xem thêm:
#1. Hiểu đúng về dạy và học tiếng Anh cho trẻ em.
#2. Dạy tiếng Anh cho trẻ em học mẫu giáo.
Ba trò chơi chính cho con trong giai đoạn này là.
Chọn những bài hát tiếng Anh đơn giản như: ABC song, Johny Johny yes papa, Twinkle little star, Five little ducks… cho con nghe loa thụ động khi con sắp đi ngủ, hát nhảy cùng con khi vui chơi. Ở giai đoạn này, chỉ cần VUI và LẶP. Các con chưa hiểu và phản xạ lại ngay, nhưng ngôn ngữ vẫn ngấm vào não bộ một cách tự nhiên.
Để tiện lợi cho ba mẹ, Team Mẹ Việt đã chuẩn bị sẵn các bài hát cho các con ở đây.
Sau khi liên tục lặp lại những bài hát đơn giản. Các bé dần quen với những giai điệu và câu từ của bài hát. Đây là lúc chúng ta cho trẻ thể hiện khả năng ghi nhớ của mình.
Nếu ba mẹ có khả năng tiếng Anh tốt. Ba mẹ sẽ hát gần hết câu rồi ngưng lại để cho con nói từ cuối cùng. Còn không thì ba mẹ chơi như vậy cùng con bằng việc sử dụng phím tạm dừng trên loa nghe đã mua của Mẹ Việt Team.
Ví dụ: Trong bài hát ABC song ba mẹ hát: A B C …. Ngưng lại cho con nói chữ D…. rồi ba mẹ tiếp tục E F G … rồi lại ngưng để con tiếp tục với chữ H… tương tự như vậy đến cuối bài hát. Những chỗ con quên hoặc không nhớ thì ba mẹ hãy mớm gợi ý để con tiếp tục.
Vẫn cứ theo nguyên tắc VUI và LẶP.
Link mua loa tắm ngôn ngữ cho con: https://shp.ee/vx7xy8t
Với hoạt động này, bố mẹ hãy trang trí không gian xung quanh bé bằng những hình ảnh: Con vật, đồ vật có nhiều màu sắc sống động, những bảng dính tường có âm thanh đi kèm…
Mỗi lần đi qua đi lại, ba mẹ cố gắng nói cho con biết những vật thể đó nói như thế nào trong tiếng Anh hoặc nhấn vào vật thể đó để có tiếng phát ra cho các con nghe.
Ví dụ chỉ vào hình ảnh con mèo trên tường sẽ hỏi:
Is this a cat? Yes yes yes! A cat says meow meow meow.
Hoặc Do you love the cat? Do you love the dog? yes yes yes or no no no?
Here! This little dog is hungry! Can you feed him with your candy?
Mỗi ngày cho con đi hết “một vòng trái đất” như vậy. Kiểu gì con cũng sẽ ngấm từ vựng một cách tự nhiên nhất.
Thẻ học là một trong những phương pháp giáo dục sớm trọng điểm mà Mẹ Việt khuyến khích ba mẹ sử dụng với con trong giai đoạn đầu đời. Vì phương pháp này có rất nhiều ưu điểm. Vừa giúp kết nối với con được tốt hơn. Lại tránh xa được các thiết bị điện tử không tốt cho mắt. Nếu bạn đã là thành viên của group Mẹ Việt Dạy con tại nhà. Chắc hẳn bạn đã biết đến những lợi ích tuyệt vời của Thẻ học – flashcard.
Một trong số đó là Tráo thẻ theo phương pháp Glenn Doman.
Ở giai đoạn này, tốc độ tiếp thu của trẻ rất nhanh. Do khả năng chụp hình nguyên mảng của não phải. Sử dụng phương pháp Glenn Doman trong giai đoạn này giúp trẻ lĩnh hội được nhanh và không bị áp ực. Tráo thẻ 1-3 lần một ngày, mỗi lần 3-5 phút. Thường xuyên thay thẻ mới con sẽ tiếp cận được một lượng thông tin lớn. Tạo nền tảng cho con học tập nhanh chóng sau này.
Ba mẹ đọc thêm về Loạt bài viết Hướng Dẫn Glenn Doman ở đây nhé!
Ở giai đoạn này các bé đã có thể đi lại, chạy nhảy nhiều. Nên chúng ta có thể sử dụng những trò chơi có tính vận động nhiều hơn. Nhưng luật chơi phải đơn giản và dễ hiểu.
Trò này giúp con học từ vựng, và luyện phản xạ. Ba mẹ cần chuẩn bị cho con flashcard học tiếng Anh, và các vật dụng, đồ chơi…
Sau đó sử dụng mẫu câu I need… để con lấy vật đó lại cho mình.
Ví dụ ba mẹ nói: I need a flower! Can you help me find a flower?
I need an ice-cream. Can you give me an ice-cream?
Ba mẹ nên linh động hoán đổi vị trí của người nói và người đi tìm. Cho con luyện nói nhiều hơn.
Trò này giúp luyện khả năng nghe cho con rất hiệu quả!
Ba mẹ chuẩn bị một tấm bảng hoặc 1 tờ giấy A4. Cái gì tiện cho ba mẹ thì ba mẹ dùng cái đó.
Trên bảng/giấy ba mẹ ghi hết tất cả những từ mới mà con đã học. Ở hai bên đầu bảng/giấy ba mẹ vẽ 1 bên là các con vật: mèo, vịt, nhện, ếch… Bên đối diện ba mẹ vẽ một ngồi nhà. Rồi chọn một từ ở cạnh chú mèo bên này làm mốc xuất phát. Sau đó đọc những từ ngẫu nhiên và hướng dẫn con nối chúng lại với nhau. Tạo thành đường về nhà cho chú mèo.
Ở trò chơi này, ba mẹ tận dụng những cuốn sách đã đọc cho con. Tương tự trò điền vào chỗ trống ở trên. Ba mẹ dừng lại ở gần cuối câu để cho con nói từ đó ra.
Dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều. Khi giờ đây có nhiều cuốn sách dành cho trẻ nhỏ. Có xen kẽ câu từ và hình ảnh. Việc của ba mẹ là dừng lại ở những hình ảnh đó. Để con có thể nhìn hình và nói ra từ tương ứng.
Một số đầu sách có thể kể đến như: All Aboard Reading, Series My First Reading, Potato Pals, Lift The Flap, Five minute bedtime stories….
Nếu bố mẹ nào còn băn khoăn không biết bắt đầu chơi với con từ đâu? Thì chỉ cần cầm ipad lên, cho con tham gia vào thế giới của Chú khỉ nhỏ. Sẽ có hàng ngàn hình ảnh, âm thanh sống động. Để cho con học tập và rèn luyện tiếng Anh.
Đọc thêm về Monkey junior Tại Đây
Giai đoạn này con đã cứng cáp. Lượng từ vựng của con cũng đã tương đối nhiều. Nên ba mẹ hãy gợi ý những trò chơi có thêm một chút thử thách.
Trò này ba mẹ đánh máy những từ vựng mà con đã học, in ra rồi cắt rời từng chữ cái.
Lúc đầu có thể để những chữ cái tạo nên một từ chung cùng một tệp. Rồi ba mẹ đọc từ đó lên. Để con có thể sắp sếp lại cho đúng. Ba mẹ gợi ý cho con các chữ cái đứng đầu, đứng cuối, hoặc ở giữa.
Sau đó có thể tăng mức độ khó lên bằng việc trộn các chữ cái của 2-3 từ vào với nhau.
Trò này linh động chơi 1-1 giữa ba/mẹ và bé hoặc tổ chức thi đấu theo nhóm xem nhóm nào ghép nhanh hơn thì nhóm đó thắng.
Trò này chơi theo nhóm 2-4 người. Các con cùng chơi với anh chị em, bạn hàng xóm, bạn cùng lớp…
Ba mẹ dễ dàng mua được bộ Twister bán sẵn, hoặc tự chuyển bị cho con.
Trên tấm thảm thường sẽ có 4 hàng màu: red, blue, yellow, green.
Đi cùng bộ là 1 bàn xoay để xác hướng di chuyển của bàn tay trái – phải, bàn chân trái – phải của người chơi.
Sẽ có một người làm chủ trò. Người này sẽ xoay chiếc kim ở trên mặt bàn xoay đó. Nếu chiếc kim chỉ vào ô red – right hand thì người chơi phải làm theo hiệu lệnh. Tương tự với những người chơi còn lại. Người thắng sẽ là người đứng trụ lại được lâu nhất.
Trò chơi này giúp con tương tác vận động với những người bạn. Và nghe quen những câu mệnh lệnh trong tiếng Anh:
Put your right hand on the colour blue!
Put your left foot on the colour yellow!
Trò này có thể chơi 1-1 hoặc theo đội.
Hãy chọn những topic khác nhau: Animal, colour, family, weather, number, body part… Những chủ đề mà trẻ đã học. Ghi hết những chủ đề ấy ra nhiều mảnh giấy khác nhau, gấp lại rồi để trong một hộp kín.
Một trong hai người sẽ bốc thăm và chọn ra một chủ đề.
Đôi bên sẽ lần lượt nói các từ vựng liên quan, ai nói được nhiều hơn sẽ thắng.
Trẻ ở giai đoạn này đã có vốn từ vựng khá nhiều. Nên sẽ có tính cạnh tranh cao hơn. Khiến trò chơi thú vị hơn.
Trò này cần có 4 người trở lên, chia làm 2 đội mỗi đội 2 người.
Đội 1 là người đưa ra đề bài: những từ vựng, hoặc những câu ngắn gọn, liên quan đến một chủ đề.
Đội 2 là đội phải đoán từ. Một người phải ngồi cố định một trên một chiếc ghế.
Đội 1 sẽ viết hoặc cho người còn lại của của đội 2 biết từ / câu cần đoán. Nhiệm vụ của người này là phải dùng tiếng Anh, body language của mình. Để người ngồi trên ghế đoán ra được từ đó.
Đội nào đoán được nhiều từ hơn sẽ là đội chiến thắng.
Theo nhà tâm lý học Erik Erikson giai đoạn trẻ từ 5-11 tuổi thường có sự nhạy cảm về những lời khen chê từ ba mẹ và thầy cô. Nên dù chơi thua hay thắng. Ba mẹ cũng hãy nhìn ở góc độ tích cực để khích lệ con nhiều hơn.
Ở độ tuổi này con hoàn toàn có thể tự sử dụng những công cụ như điện thoại, ipad… dưới sự kiểm soát của ba mẹ về nội dung và thời gian.
Có một số game rất hữu ích cho con và hoàn toàn miễn phí như là: Scramble – game ghép chữ; Bubadu – game này có nhiều chủ đề như dọn dẹp, làm bánh, nấu ăn… Masha and the Bear – game này vừa có những trò trải nghiệm học tập, vừa có những trò giải đố tăng tương tác.
Các trang web hữu ích mà trẻ có thể vừa chơi vừa học như: Gamestolearnenglish.com, hoặc Bamboozle.com
Thời gian tới Mẹ Việt sẽ quay những video hướng dẫn cụ thể từng trò chơi để giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc thực hành. Tổng kết lại có một số điểm cần chú ý khi ba mẹ chọn trò chơi cho con như sau:
Cần biết hoạt động nào hợp với độ tuổi, khả năng vận động, và nhận thức của con.
Cần nắm rõ kiến thức của con đang ở mức độ nào, phần nào thiếu hoặc chưa chắc mà cần bổ sung, nhắc lại để chọn các trò chơi với mức độ khó – dễ phù hợp.
Hãy đồng hành cùng con như một người bạn, cùng vui, cùng chơi, và cùng học tập.
Trên đây là những trò chơi Mẹ Việt gợi ý cho ba mẹ. Hy vọng ba mẹ và các con luôn có những khoảng thời gian vừa học vừa chơi vui và ý nghĩa! <3
Ba mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết sau để có thêm nhiều học liệu cho con:
Học tiếng Anh qua hình ảnh cho bé
Những cuốn sách tiếng Anh cho trẻ em
Sách tiếng Anh cho trẻ em tiểu học