Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 7-8 Tháng Đảm Bảo Dinh Dưỡng Tối Ưu

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào:
22 phút đọc

Trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu bước sang giai đoạn 2 trong hành trình ăn dặm đó là nhai trệu trạo. Đặc trưng của giai đoạn này là độ thô của thức ăn tăng dần. Và mẹ cũng giới thiệu cho con nhiều món mới. Vậy thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 – 8 tháng tuổi như thế nào để đảm bảo tối ưu cung cấp dinh dưỡng cho con? Mẹ hãy cùng Mẹ Việt tham khảo nhé.

Ba mẹ quan tâm nuôi con khoa học, dạy con thông minh. Hãy gia nhập Cộng Đồng Mẹ Việt – Dạy con tại nhà và Homeschooling. Để cùng học hỏi, cập nhật các kiến thức nuôi dạy con thực tế, giúp con phát triển toàn diện. THAM GIA NGAY!

Nguyên tắc Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 7 – 8 Tháng

Trong tháng 5, tháng 6 con chỉ mới làm quen với ăn dặm. Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Thì bắt đầu từ tháng thứ 7, ăn dặm trở thành bữa chính với cháo có độ đặc hơn trước. Một số bé ăn tốt còn có thể ăn thô ở dạng sệt, mềm hay lổn nhổn. 

Bên cạnh các bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung thêm bữa phụ cho bé với: nước hoa quả, trái cây nghiền, sữa chua, váng sữa, phô mai…

BlockNote image

Bé 7 tháng tuổi đã có thể ăn 2 bữa/ ngày, trong đó là 1 bữa chính và 1 bữa phụ. Bước sang tháng thứ 8, số lượng bữa ăn tăng lên 3 bữa/ ngày với 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Bé đã dần có thói quen ăn uống giống người lớn rồi đấy. Mẹ có thể cho con ăn dặm theo thời gian phù hợp với gia đình mình. Mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm khuyến nghị cho bé ăn vào lúc 10h sáng và 5h chiều. 

So với tháng trước, khẩu phần ăn của bé có điều chỉnh. Mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng cần đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất.

Lượng ăn một ngày phù hợp với bé 7 – 8 tháng ăn dặm như sau:

  • Sữa mẹ/sữa bột: Cho bú theo nhu cầu của bé.

  • Thịt/ tôm/ cá/ trứng: 50-60g.

  • Gạo/ bột gạo: 50-60g.

  • Dầu ăn: 15g.

  • Rau xanh:  25 gr.

  • Trái cây tráng miệng

  • Phomai viên: 12 – 14g/ngày.

Theo dõi đầy đủ bài viết chủ đề ăn dặm:

Phương Pháp Ăn Dặm Kiểu Nhật – Huấn Luyện Em Bé Có Khẩu Vị Tuyệt Vời

Dụng Cụ Ăn Dặm Kiểu Nhật – Tất Tần Tật Những Món Mẹ Cần Dùng Đến

Thực Phẩm Bé Ăn Được

Bên cạnh những thực phẩm bé đã ăn được từ giai đoạn tập ăn dặm 6 tháng tuổi. Con đã sẵn sàng khám phá thêm những thực phẩm sau:

  • Tinh bột: Bé có thể ăn thêm khoai sọ, bún, phở, ngũ cốc, yến mạch hay thậm chí là ngô nghiền. 

  • Chất đạm: Con có thể ăn thêm đậu đỏ, cá ngừ, gan gà, đậu phụ… Từ 8 tháng tuổi có thể ăn được trứng chim cút, thịt ức gà, các loại thịt cá đỏ…

  • Vitamin và chất xơ: Bé có thể ăn được thêm ớt chuông, xà lách, rau dền, măng tây…

Mẹ đọc thêm:

Cách Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật Đúng Chuẩn Giúp Bé Hợp Tác Ăn Ngon

Cách Chế Biến Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 7 – 8 Tháng

Nếu như tháng trước bé mới tập làm quen với việc ăn dặm, bé chỉ ăn được thức ăn loãng và mịn thì sang tháng thứ 7, bé có thể ăn được đồ sệt, lợn cợn vụn thức ăn mềm.

Đối với cháo gạo: mẹ nấu thành cháo tỉ lệ 1: 7 (1 gạo : 7 nước). Sau khi nấu, mẹ dùng thìa miết vào thành bát để có món cháo vỡ hạt. Một số bé đã ăn được cháo nguyên hạt thì mẹ cứ cho con ăn bình thường.

BlockNote image

Đối với rau củ quả: mẹ cần rửa sạch, nấu chín mềm sau đó giã nát hoặc băm nhỏ. Một số loại rau mềm như rau chân vịt, bé mới chỉ ăn được phần lá. 

Đối với các loại thịt cá, đậu phụ… có kết cầu mềm, sau khi nấu chín mẹ có thể dùng thìa hoặc dĩa để dằm nhỏ. Mẹ lưu ý gỡ xương thật kỹ khi chế biến các món cá. Trứng nên được luộc chín kỹ rồi mới dằm tơi lòng đỏ vào các món ăn.

Thức ăn của bé vẫn tôn trọng trọn vẹn hương vị tự nhiên, không nêm nếm. Nếu cần mẹ hãy dùng nước dashi.

Chi tiết:

Cách Nấu Ăn Dặm Cho Bé Kiểu Nhật – Nấu Cháo, Nước Dùng Dashi

Xem thêm các công thức nấu nước dùng Dashi bổ dưỡng TẠI ĐÂY!

Lưu Ý Khi Cho Bé Ăn Dặm

Trang trí món ăn đẹp mắt cũng là cách kích thích con ăn uống ngon miệng. Cách trang trí không cần quá cầu kỳ. Những dụng cụ ăn dặm của con cũng đã đủ bắt mắt rồi. Mẹ chỉ cần múc ra chén/bát và trang trí sẽ giúp con ấn tượng tốt với bữa ăn. Góp phần giúp con ăn ngoan, ăn hết các món mẹ đã chuẩn bị và hấp thu hiệu quả.

BlockNote image

Ở độ tuổi này, mẹ hãy chuẩn bị tinh thần các bé khi ăn sẽ không hề nghiêm túc. Con có thể sẽ đưa tay ra vẩy thức ăn, nghịch ngợm. Những lúc như vậy, mẹ không nên quá khắt khe với bé nhé! Hãy cho phép bé làm theo sở thích của mình. Việc trẻ nghịch thức ăn và bát đĩa là một cách để bé học tiếp xúc với món ăn. Là tiền đề quan trọng cho việc tập ăn bốc và tự xúc ăn sau này.

Mẹ cần tư vấn về ăn dặm, chăm sóc, nuôi dạy con, giáo dục sớm cho con. Hãy nhắn tin vào Fanpage Mẹ Việt để nhận được HỖ TRỢ TỪ CHUYÊN GIA.

Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 7 Tháng

Đa dạng thực đơn chính là bí quyết giúp bé ăn ngon miệng và có thói quen ăn uống tốt. Mẹ Việt gợi ý các mẹ tham khảo thực đơn 10 ngày cho bé nhé! Mẹ có thể chuẩn bị sẵn thực phẩm và trữ đông cả tuần. Hoặc là lên cho bé thực đơn riêng theo nguyên liệu mẹ chuẩn bị nấu cho cả nhà.

BlockNote image

Tháng tiếp theo: 

Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 9-11 Tháng Hấp Thu Khỏe Và Tăng Cân

Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 8 Tháng

Bước sang tháng thứ 8, bé đã ăn được đa dạng món hơn nên tha hồ cho mẹ trổ tài nhé! Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng dưới đây.

 

BlockNote image

Hướng Dẫn Chế Biến Một Số Món Ăn Dặm Hấp Dẫn

Cháo Đậu Hà Lan, Mè Đen

Nguyên liệu:

  • 4 muỗng cháo lớn 1:5 (khoảng 60ml)

  • 1 muỗng đậu hà lan (15ml)

  • 1 muỗng mè đen (15ml)

  • 1 muỗng nước dashi

Cách làm:

  • Đậu Hà Lan luộc chín, nghiền nhuyễn.

  • Mè đen rang chín, xay mịn.

  • Cho mè đen, đậu Hà Lan, cháo vào nồi nhỏ bắp lên bếp đun sôi.

  • Tắt bếp cho thêm 5ml dầu oliu vào cháo tăng hương vị, dinh dưỡng cho món ăn.

Khoai Tây Nghiền Nấu Cùng Thịt Trắng

Nguyên liệu:

  • Khoai tây 70g

  • Thịt gà băm nhỏ 30g

  • Hành thái nhỏ

  • Nước tương

  • Bột gạo

  • Nước dashi 170ml

BlockNote image

Cách làm:

  • Khoai tây nguyên vỏ, cắt đôi bọc nilong rồi quay lò vi sóng. Khi khoai chín mẹ gọt vỏ nghiền nhuyễn.

  • Thịt gà trộn đều cùng nước tương, nước dashi rồi cho vào nấu. 

  • Cho hành thái nhỏ cùng khoai tây nghiền vào nấu cùng.

  • Khi sôi lại lần nữa cho bột gạo vào tạo độ sánh cho món ăn.

Cháo Cá Bào Rong Biển

Nguyên liệu:

  • 4 muỗng cháo lớn 60ml

  • 1 muỗng cá dặm

  • Một chút rong biển

Cách làm:

  • Cá dăm rửa qua cho bớt mặn, luộc sơ qua rồi rồi băm nhỏ.

  • Lấy một nồi nhỏ cho cháo, rong biển và cá dăm vào đun sôi.

  • Tắt bếp đổ cháo ra bát cho thêm chút dầu oliu vào cháo cho bé.

Cháo Bánh Mì, Phô Mai

Nguyên liệu:

  • ½ miếng bánh mì

  • Nước dùng 170ml

  • 10g phô mai (nên chọn phô mai ít muối)

Cách làm:

  • Bánh mì cắt bỏ phần vỏ cứng, xé nhỏ rồi cho vào nước dùng nấu sôi.

  • Phô mai cắt nhỏ, khi nước dùng và bánh mì có độ sệt thì cho phô mai vào rắc rồi tắt bếp.

Súp Đậu Hũ, Sữa Trứng

Nguyên liệu:

  • Đậu hũ non 30 ml

  • Lòng đỏ trứng gà ½ lòng đỏ

  • Sữa 50ml

  • Một chút bột gạo và đường

Cách làm:

  • Sốt sữa trứng: cho trứng và sữa vào nồi đun sôi nấu trên lửa vừa sau đó cho thêm bột gạo vào tạo độ sánh.

  • Cho sốt sữa trứng ra chén rồi cho đậu hũ non nghiền nhuyễn lên trên. Với món ăn này bạn có thể cho bé ăn kèm cùng bánh mì.

Cháo Bánh Mì Và Sữa 

Nguyên liệu:

  • 1/2 lát bánh mì 

  • 1/8 quả táo 

  • Nước dùng: 170ml

Cách làm:

  • Bánh mì cắt bỏ phần cứng bên ngoài, xé nhỏ rồi cho vào nước dùng nấu sệt lại.

  • Táo gọt vỏ, bỏ hạt rồi mài nhuyễn cho táo vào nấu cùng phần bánh mì. Khi táo và bánh mì chín bạn tắt bếp bỏ ra ngoài ra cho bé. 

Cháo Bánh Mì, Cam, Sữa

Nguyên liệu:

  • 1/2 lát bánh mì 

  • Nước cam ép đã pha loãng 30ml

  • Sữa công thức hoặc sữa mẹ 50ml

Cách làm: 

  • Bánh mì cắt bỏ phần cứng rồi xé nhỏ.

  • Cho bánh mì, nước cam và sữa vào nồi, nấu cho tới khi được hỗn hợp sệt phù hợp cho bé.

Súp Cá Hồi, Cà Rốt, Đậu 

Nguyên liệu:

  • Cá hồi: 8g

  • Cà rốt: 8g

  • 1 quả đậu sora

  • Nước dùng 80 ml 

  • Một chút bột gạo

BlockNote image

Cách làm:

  • Cá hồi hấp sơ, gỡ xương rồi tán nhỏ. Đậu sora luộc chín nghiền nhuyễn .

  • Lấy một nồi nhỏ bạn cho cá hồi, đậu và nước dùng vào nấu sôi. 

  • Cho thêm một chút bột gạo vào để tạo độ sánh cho món ăn.

Mì Ống Nấu Cà Chua

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng lớn mì ống

  • Nước dùng 170ml

  • Cà chua 15ml

  • Một chút bột gạo

Cách làm:

  • Mì ống luộc chín, đem xả với nước lạnh để mì đỡ dính nhau rồi dùng kéo cắt nhỏ mì.

  • Lấy một nồi nhỏ cho mì ống nước dùng vào nồi đun.

  • Khi sôi thì cho cà chua và bột gạo vào. Nấu sôi thêm 2 phút thì tắt bếp. 

Cá Hồi Luộc Xé Nhỏ

Nguyên liệu:

  • Cá hồi tươi 15g

  • Củ cải nạo 20g

Cách làm:

  • Cá hồi sau khi làm sạch cắt nhỏ rồi trộn đều cùng với củ cải nạo.

  • Cho hỗn hợp vào hộp đựng chịu nhiệt, bọc giấy chịu nhiệt xung quanh rồi cho vào lo vi sóng quay khoảng 30s, hoặc tới khi hỗn hợp chín là được.

Cháo Rau Cải Bó Xôi

Nguyên liệu:

  • Cháo nguyên liệu 1:6: 2 thìa lớn

  • Rau cải bó xôi

Cách làm:

  • Phần đầu lá rau cải bó xôi luộc chín thái nhỏ lấy khoảng 2 thìa nhỏ.

  • Lấy một nồi nhỏ cho cháo và rau vào trộn đều, đun với lửa nhỏ cháo sôi bạn tắt bếp thêm một chút dầu oliu tăng dinh dưỡng cho món cháo.

Somen Bắp Cải

Nguyên liệu:

  • Mì somen

  • Bắp cải

Cách làm:

  • Mì somen luộc chín rồi cắt nhỏ.

  • Bắp cải cắt nhỏ rồi luộc chín.

  • Trộn đều bắp cải cùng với mì somen rồi cho bé sử dụng.

Cà Rốt Nấu Sữa

Nguyên liệu:

  • Cà rốt

  • Sữa bột

Cách làm:

  • Cà rốt luộc chín mềm rồi nghiền mịn.

  • Sữa bột pha.

  • Trộn đều cà rốt với sữa rồi bọc kín cho vào lò vi sóng quay lại khoảng 30s.

  • Tỷ lệ: 1:1 (1 sữa, 1 cà rốt).

Rau Cải Bó Xôi Cá Ngừ

Nguyên liệu:

  • Rau cải bó xôi (luộc chín mềm thái nhỏ): 1 thìa lớn

  • Cá ngừ: 1 thìa lớn

Cách làm:

  • Cá ngừ làm chín rồi xé nhỏ.

  • Cho rau cải bó xôi và cá ngừ vào bát, bọc kín rồi cho vào lò vi sóng quay khoảng 30s.

Súp Lơ Trộn Cà Rốt

Nguyên liệu:

  • Súp lơ (luộc mềm cắt nhỏ): 1 thìa lớn

  • Cà rốt (luộc mềm, cắt nhỏ): ½ thìa lớn

Cách làm: Trộn súp lơ cùng với cà rốt.

Kết Luận

Mẹ Việt vừa gợi ý cho mẹ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng. Hy vọng đã giúp mẹ tiết kiệm được thời gian lên thực đơn khoa học và bổ dưỡng cho bé. Mẹ có thể linh hoạt phối hợp các món ăn để chế biến đa dạng, phong phú. Giúp tăng hương vị món ăn và kích thích thèm ăn cho bé. Chúc bé ăn ngoan và hợp tác với mẹ nhé! Mẹ đừng quên theo dõi các bài viết trong chuyên mục ăn dặm kiểu Nhật của Mẹ Việt.

Bài kế tiếp: