Khi da trẻ xuất hiện những vết mẩn đỏ, phát ban, da khô, châm chích, đó có thể là các dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm da dị ứng. Trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng là hiện tượng không hiếm gặp. Nó không quá nguy hiểm nhưng làm cho trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ. Vậy viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là gì, biểu hiện ở trẻ ra sao. Cách chăm sóc trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người như thế nào??? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!
Viêm da dị ứng nói chung và viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh nói riêng là một bệnh lý về da. Bệnh không lây, xảy ra khi da bị một tác nhân dị ứng nào đó tác động vào và gây viêm. Trẻ em hay trẻ sơ sinh thường là đối tượng mắc bệnh chủ yếu. Ở một số quốc gia tỷ lệ này dao động khoảng 15–20%. Đây là bệnh lý có thể tái phát nhiều lần ngay cả khi đã trưởng thành nếu không được chăm sóc kỹ.
Trẻ bị dị ứng bị nổi mẩn đỏ khắp người. Cũng có thể chỉ tập trung ở một số vùng da nhạy cảm như vùng má, mặt hoặc đầu.
Da trẻ có các mảng khô, sần, tróc vảy, sưng đỏ, viêm. Ngoài ra có thể mọc các mụn nước nhỏ li ti chứa dịch, dễ vỡ nước khi bị trầy xước hoặc gãi.
Da trẻ có cảm giác luôn khô, châm chích và rất ngứa.
Trẻ thường không có dấu hiệu sốt cao.
Vùng da bị tổn thương thường có màu sáng hoặc tối hơn bình thường.
Là một bệnh lý gây nhiều khó chịu cho trẻ. Với một chế độ chăm sóc, điều trị hợp lý, cha mẹ sẽ giúp trẻ mau chóng lành bệnh.
Tắm rửa hàng ngày cho bé, sử dụng nước ấm vừa phải để tránh gây khô và kích ứng da của trẻ.
Sử dụng kem dưỡng ẩm trước và sau khi tắm để da trẻ luôn đủ độ ẩm và mềm mại.
Lau sạch bằng khăn mềm sau khi cho trẻ bú/ ăn để tránh vùng da tổn thương tiếp xúc với thức ăn hoặc sữa.
Dùng các loại sữa tắm có chứa “hypoallergen” dịu nhẹ cho da trẻ.
Trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người vô cùng khó chịu vì ngứa, dẫn đến trẻ sẽ gãi, điều này càng làm tình trạng viêm da dị ứng nặng thêm. Các biện pháp kiểm soát ngứa sau sẽ giúp hạn chế tình trạng da tổn thương:
Cắt móng tay móng chân cho trẻ, để tránh việc con cào xước, gãi gây tổn thương thêm các vùng da bị viêm.
Làm trẻ phân tâm bằng các hoạt động khác để trẻ quên việc gãi ngứa.
Lấy khăn ướt, lạnh, chườm lên vùng da ngứa khoảng 5-10 phút để giảm ngứa cho trẻ.
Cho bé bú mẹ đầy đủ vì với đặc tính kháng khuẩn, sữa mẹ có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh.
Mẹ không nên ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng da như thịt bò, tôm, cua, ghẹ sữa bò, các thực phẩm cay nóng… khi đang cho con bú. Trẻ ăn dặm, hoặc trẻ lớn cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm này.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin cho trẻ.
Thông thường các triệu chứng liên quan đến viêm da dị ứng ở trẻ sẽ dần biến mất mà không cần điều trị. Vì thế mẹ không cần dùng thuốc.
Khi bệnh có dấu hiệu kéo dài, cha mẹ nên mang trẻ đến các phòng khám chuyên khoa để có những phương pháp điều trị chính xác. Không tự ý sử dụng các thuốc bôi ngoài da cho trẻ vì có thể dẫn tới dị ứng nặng thêm.
Một số loại thuốc bác sĩ có thể tư vấn cho cha mẹ sử dụng là kem cortisone (steroid) để điều trị giảm viêm và các loại antihistamine để giảm ngứa.
Khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người mà có các triệu chứng sốt cao, co giật phải đưa ngay đi các trung tâm y tế để có phương pháp điều trị kịp thời.
Việc hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tránh mắc phải bệnh lý này. Nó giúp tránh được tình trạng trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người. Dưới đây là một số tác nhân gây dị ứng mà cha mẹ cần lưu ý để phòng ngừa bệnh cho con:
Cơ địa, di truyền: Khi cha mẹ hoặc người thân trong gia đình từng bị dị ứng, hoặc do yếu tố cơ địa mà làn da bé nhạy cảm hơn so với các bé khác thì khả năng bị viêm da dị ứng của bé sẽ cao hơn. Chính vì vậy, mẹ chú ý chăm sóc trẻ kỹ theo hướng dẫn phía trên sẽ hạn chế tối đa các tác nhân bên ngoài khởi động bệnh ở trẻ.
Bài viết cùng chủ đề: Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Trên Mặt – Dấu Hiệu Của Trẻ Bị Viêm Da Cơ Địa
Thời tiết:Mùa hè, thời tiết nóng ẩm, mẹ chú ý cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Mùa đông, thời tiết lạnh, trẻ có thể khô da, mẹ chủ động bôi kem dưỡng ẩm cho da trẻ.
Đọc thêm: Bé Bị Viêm Da Dị Ứng Thời Tiết: Chăm Sóc Đúng Sẽ Khỏi Nhanh
Hạn chế tiếp xúc: Các vật dụng có thể gây dị ứng như: kim loại, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, cao su…
Các yếu tố dị nguyên như bọ ve; lông động vật như chó, mèo; mạt bụi bẩn, phấn hoa, các loại len sợi; nấm mốc… cũng rất dễ gây dị ứng nên cần được tránh xa.
Thuốc điều trị: một số thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid là những nhóm rất dễ gây dị ứng. Vì vậy, tốt nhất mẹ luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những thuốc này nhé.
Mẹ biết đó, làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Do vậy với mỗi loại tác nhân khác nhau mà con có thể mắc phải các loại viêm da khác nhau. Vì thế, hiểu và biết cách phân loại các viêm da là một điều vô cùng quan trọng mà các mẹ nên lưu ý.
Đọc Thêm: Trẻ Bị Viêm Da: Phân Loại Đúng, Chữa Trị Hiệu Quả
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sau đó tự biến mất mà không cần điều trị. Vì thế các mẹ không cần quá lo lắng khi con mắc phải chứng bệnh này. Tuy nhiên nếu dấu hiệu bệnh kéo dài và có các biểu hiện khác thì các mẹ nên cho bé đi khám chuyên khoa để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trên đây là những thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng. Hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho mẹ khi bé yêu có những dấu hiệu tương tự. Nếu mẹ bối rối cần tư vấn kỹ hơn hãy chủ động liên hệ với mình để được hỗ trợ nhé.