Trí thông minh của trẻ không phải đến khi ra đời mới bắt đầu phát triển. Mà đã được hình thành ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Ngoài yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất quan trọng đến sự thông minh của bé. Vậy bà bầu ăn gì để con thông minh hơn? Thời điểm mẹ nên bổ sung các thực phẩm này là khi nào? Hãy cùng team Mẹ Việt tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mẹ bầu muốn con thông minh ngay từ trong bụng mẹ cần chú ý ăn uống đa dạng, phong phú. Để bổ sung đủ các nhóm thực phẩm quan trọng giúp hình thành não bộ và tham gia vào phát triển hoàn chỉnh cho cơ thể trẻ. Mẹ cân đối hàm lượng dinh dưỡng bữa ăn gồm các nhóm thực phẩm quan trọng gồm:
Axit Folic
Sắt
Omega 3
Protein
Kẽm
Cholin
I-ốt
Vitamin
Liên quan chủ đề dinh dưỡng, mẹ bầu tham khảo thêm:
Bí Quyết – Mẹ Bầu “Ăn Gì Vào Con Không Vào Mẹ”
Top 6 Sữa Công Thức Cho Bà Bầu Được Ưa Chuộng Hiện Nay
Axit folic giúp làm giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh ở tim, chân tay, đường tiểu của trẻ nhỏ. Do đó, Axit folic là dưỡng chất rất cần thiết mà mẹ bầu cần quan tâm bổ sung đủ trong thai kỳ. Đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và cho thai nhi phát triển toàn diện.
Đặc biệt, axit folic còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp ADN. Và sự phân chia tế bào – hoạt động then chốt ảnh hưởng đến sự hoàn thiện về khả năng nhận thức và sự thông minh của trẻ.
Mẹ bầu nên bổ sung đủ từ 400 – 600 miligam axit folic mỗi ngày. Bằng các thực phẩm như cam, rau bina, măng tây, lòng đỏ trứng gà, khoai tây, đậu tương, ngũ cốc thô, các loại rau cải xanh,…
Đồng thời, các mẹ cũng nên ăn kèm các loại thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước. Đây là những chất hỗ trợ quá trình hấp thụ axit folic một cách tốt nhất.
Những thắc mắc của mẹ bầu về chăm sóc thai kỳ, thai giáo cho bé hiệu quả, mẹ
Sắt tham gia vào quá trình hình thành tuần hoàn máu của thai nhi. Giảm nguy cơ sinh nhẹ cân hay sức khỏe sơ sinh yếu. Là chất rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Các thực phẩm giàu sắt không thể thiếu trong danh sách bà bầu nên ăn gì để con thông minh.
Khi mẹ bổ sung đủ sắt cũng sẽ tránh được tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi trong thai kỳ, duy trì được một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ cả mẹ cả con trước các nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Mẹ bầu nên bổ sung tối thiểu 27 miligam sắt mỗi ngày. Các thực phẩm giàu sắt mẹ nên ăn là thịt bò, thịt gia cầm (gà, vịt…), các loại ngũ cốc, khoai tây, các loại đỗ, rau chân vịt, hạt bí ngô… Mẹ bầu có thể sử dụng thêm viên uống sắt, nhưng lưu ý nên kết hợp tăng cường rau xanh và hoa quả tươi để tránh bị táo bón.
Mẹ đọc thêm: Cách Bổ Sung Thuốc Sắt Cho Bà Bầu – Lưu Ý Quan Trọng Mẹ Bầu Phải Biết
Omega 3 là dưỡng chất rất quan trọng trong sự phát triển của não bộ, mắt, hệ miễn dịch. Và tham gia vào các hoạt động chức năng của thai nhi. Mẹ bầu không chỉ nên bổ sung loại chất này trong thai kỳ. Mà còn nên dùng cho cả trẻ nhỏ vì chúng ảnh hưởng rất nhiều đến trí thông minh của con.
Ngoài ra, bổ sung đủ Omega 3 trong thai kỳ cũng giúp thai nhi sản sinh kháng thể có lợi. Tránh các nguy cơ dị ứng thức ăn, bệnh eczema và các bệnh về tiêu hóa khác.
Mỗi ngày, mẹ bầu nên tiêu thụ khoảng 500 miligam Omega 3. Các thực phẩm có chứa nhiều omega 3 có thể kể đến là: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa; đậu phụ, bí ngòi, bí đỏ, súp lơ, các loại hạt như óc chó, hạt chia…
Protein là dưỡng chất mẹ bầu cần quan tâm bổ sung đầy đủ trong suốt thai kỳ. Protein đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Cụ thể:
Tham gia hình thành, củng cố và hoàn thiện các tế bào, hệ mô trong cơ thể thai nhi.
Tham gia vào quá trình tạo kháng thể tốt cho hệ miễn dịch.
Tạo ra các hormone và tham gia vận chuyển oxy trong máu.
Do đó, nếu thắc mắc mẹ bầu nên ăn gì để con thông minh thì mẹ bổ sung ngay protein vào thực đơn nhé! Các thực phẩm cung cấp protein cho mẹ gồm: thịt gia cầm, trứng, cá, sữa và các chế phẩm sữa, lúa mạch, lúa mì, đậu bắp,…
Lượng protein mẹ nên bổ sung mỗi ngày sẽ tùy theo trọng lượng cơ thể. Thông thường sẽ là tỉ lệ 1g protein/kg trọng lượng của mẹ.
Kẽm rất cần thiết cho sự tăng trưởng của tế bào ở hệ thần kinh. Cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Kẽm cũng giúp thai nhi củng cố các giác quan như vị giác, khứu giác… Do đó, sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ sơ sinh sau khi được sinh ra.
Các mẹ trong quá trình mang thai nên bổ sung đủ kẽm. Kẽm giúp giảm nguy cơ sinh non, nhiễm độc thai kỳ và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Mỗi ngày, mẹ nên hấp thụ tối thiểu khoảng 11mg kẽm đúng cách.
Các thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung là: các loại thịt đỏ, ngũ cốc vi chất, tôm, cua, sò ốc, sữa, các loại hạt…
Choline giúp hỗ trợ trí nhớ và khả năng học tập của trẻ sau này. Thêm vào đó, theo các nhà khoa học, nếu mẹ bầu có chế độ ăn ít choline sẽ xảy ra nhiều nguy cơ. Nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống cao gấp 4 lần so với bình thường.
Vậy nên danh sách bà bầu ăn gì để con thông minh không thể thiếu nhóm thực phẩm giàu Choline. Nguồn cung cấp Choline cho cơ thể gồm: trứng, sữa, lạc, súp lơ. Đồng thời, các thực phẩm này cũng chứa nhiều dưỡng chất như protein, sắt, folic cần thiết cho hai mẹ con.
I-ốt giúp cho các hành vi vận động tâm thần ở trẻ tốt hơn. Ngăn ngừa các rối loạn về hệ thần kinh như chậm phát triển trí tuệ,… Đây cũng là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Giúp thai nhi có thể chuyển hóa chất tốt hơn và phát triển toàn diện hơn.
Mẹ bầu nên bổ sung I-ốt đúng cách với khoảng 200 microgam/ngày. Các thực phẩm mẹ nên ăn là tảo tía, rau cần, rau chân vịt, rong biển, cá biển, cua biển, muối ăn có i-ốt, cải thảo, rau cải xoong, trứng gà nước mắm, khoai tây…
Danh sách bà bầu ăn gì để con thông minh không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu vitamin gồm:
Vitamin A tạo ra các tế bào cho các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Đặc biệt là hệ thần kinh, mắt và hệ xương. Thiếu vitamin A ở phụ nữ mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương giác mạc thai nhi. Dẫn đến nguy cơ dẫn đến mù vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
Ngược lại, bổ sung vitamin A quá mức trong thai kỳ cũng không tốt. Nếu dùng quá liều, vi chất dinh dưỡng này có thể gây ra dị tật thai nhi. Nhất là trong 60 ngày đầu sau khi thụ thai. Bên cạnh đó, việc thường xuyên bổ sung vitamin A trước khi sinh cũng không được khuyến cáo.
Mỗi ngày mẹ nên bổ sung khoảng 800 microgam vitamin A, tương đương với:
4 bát rau xanh
1/2 cốc nước ép dưa hấu
240g sữa
1 quả đào to
1 bát rau lá sẫm…
Vitamin D: giúp cho cơ thể hấp thụ và chuyển hóa tốt canxi và photpho. Vitamin D còn giúp xây dựng và hoàn thiện hệ xương, mô và răng. Thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai có thể khiến bà bầu có nguy cơ cao mắc bệnh như: Tiểu đường, tiền sản giật, nhiễm trùng âm đạo và thậm chí dễ bị sinh non. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung vitamin D đầy đủ trong suốt thai kỳ nhé!
Bà bầu nên bổ sung khoảng 10 microgam vitamin D mỗi ngày với các thực phẩm như: cá hồi, cá trích, trứng, nấm, gan bò, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, nước cam, sữa… Tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc cuối giờ chiều cũng là một cách để mẹ bầu bổ sung thêm vitamin D.
Vitamin C: là chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tật cho cả mẹ bầu và em bé. Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 65 miligam vitamin C thông qua khẩu phần ăn như:
½ bát quả hoặc nước ép từ họ cam quýt
½ quả bưởi cỡ trung bình
½ bát dưa hấu
½ bát salad bắp cải hoặc xà lách trộn
1 quả cà chua to
⅔ bát súp lơ xanh nấu chín
Nhiều nghiên cứu chỉ ra uống vitamin E phối hợp với vitamin C đã giảm đáng kể tình trạng tiền sản giật. Đặc biệt là.ở những bà bầu có nguy cơ cao như rối loạn tăng huyết áp trong thai nghén.
Bà bầu nên bổ sung thường xuyên 400 đơn vị vitamin E (~10-15mg) và 1.000mg vitamin C hằng ngày. Tập trung vào 3 tháng giữa của thai kỳ sẽ giúp làm giảm tỷ lệ bị tiền sản giật. Vitamin E đồng thời cũng tham gia vào sự phát triển của thai nhi. Giảm được tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non do đã trung hòa bớt các gốc tự do trong cơ thể mẹ bầu.
Dư thừa hàm lượng vitamin E cao trong cơ thể mẹ bầu có thể gây ra bệnh tim mạch của trẻ sơ sinh. Dùng quá nhiều vitamin E cũng có thể dẫn tới viêm da, tiêu chảy, nôn mửa, tăng nguy cơ xuất huyết, mờ mắt… Do đó, mẹ chỉ nên bổ sung lượng vừa đủ thôi nhé!
Bổ sung vitamin E từ tự nhiên: có trong các loại dầu thực vật, quả hạch, hạt hướng dương, mầm lúa mì, hạt ngũ cốc toàn phần, lạc, rau bina, cải xoăn,… Vitamin E nguồn gốc tự nhiên được hấp thu và vận chuyển sang thai nhi tốt hơn và hiệu quả hơn so với vitamin E tổng hợp.
Vitamin E tổng hợp, bổ sung theo yêu cầu của bác sĩ, có thể tham khảo Enat 400. Uống vitamin E cùng với thức ăn hoặc ngay sau bữa ăn thuốc hấp thu tốt hơn.
Trước khi mang thai, mẹ nên bắt đầu bổ sung chế độ dinh dưỡng giúp con thông minh, khỏe mạnh. Vì từ những tuần đầu tiên của thai kỳ, não của bé đã bắt đầu hình thành và phát triển. Và sự phát triển đạt tốc độ tối đa trong 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ chuẩn bị cho con một khởi đầu vững chắc nhất sẽ giúp con phát triển tối ưu trong thai kỳ.
Các thực phẩm tốt cho trí não của trẻ: Là các thực phẩm giàu omega 3, DHA, axit folic, choline, protein, sắt, kẽm, chất béo, vitamin,…
Bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, đường, vitamin. Mẹ bổ sung các thực phẩm tốt cho trí não sẽ giúp não bộ hình thành và phát triển nhanh.
Trên đây là các nhóm thực phẩm có mặt trong danh sách bà bầu ăn gì để con thông minh. Để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé, mẹ bầu hãy ăn uống đa dạng. Thay đổi khẩu phần thường xuyên giúp mẹ bầu tăng cảm giác ngon miệng và hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhé! Mẹ hãy để lại bình luận bên dưới về các chủ đề mẹ quan tâm để team Mẹ Việt chia sẻ cùng mẹ nhé!
Bài tiếp theo: Bà Bầu Uống Nước Dừa Có Tốt Không? Thời Điểm Nên Và Không Nên Uống