Chậm nói 1 năm, ngỡ ngàng mẹ tự dạy tại nhà 6 tháng con nói lưu loát

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 10 Th03 2023
31 phút đọc

Chào ba mẹ, làm thế nào để can thiệp tốt nhất cho bé tự kỷ khi mẹ cùng một lúc chăm 3 con? Mặc dù con đã 39 tháng tuổi, hiểu khá nhiều mệnh lệnh. Con biết tự phục vụ bản thân. Nhưng con vẫn chưa biết nhiều, chỉ nói được ít từ đơn lại rất lười nói. Ông bà thì không ai hỗ trợ, mọi người cứ nghĩ rằng con lớn tự khắc con nói. Bố thì đi làm xa, mẹ 1 tay chăm 3 bạn nhỏ… Bao nhiêu sự vất vả dồn hết lên đôi vai của mẹ. Không biết bao nhiêu lần mẹ tự hỏi: Liệu con có nói được không? Con có theo kịp các bạn được không?... Dạy con không hề dễ dàng khi nói mà con không hiểu, dạy con không hợp tác. Nhưng mẹ chưa bao giờ cho phép mình bỏ cuộc… 

Và rồi nỗ lực của mẹ đã được đền đáp. Mẹ đã dạy con học nói thành công chỉ sau 1 khóa đồng hành chuyên sâu chữa chậm nói cho con của Mẹ Việt. Từ 1 em bé chỉ nói ít từ đơn giờ đây con đã biết kể chuyện trong lớp. Con biết đọc một bài thơ dài, hát một số bài hát. Có bao nhiêu ba mẹ cùng cảnh ngộ muốn biết: người mẹ trong câu chuyện trên đã làm cách nào để hỗ trợ con nói tốt như thế? Mẹ Việt rất vinh hạnh mời đến đây mẹ Nhung chia sẻ với ba mẹ về hành trình can thiệp chậm nói thành công cho con. Ba mẹ hãy lắng nghe thật kỹ để tích lũy những kinh nghiệm quý báu cho mình nhé.

Hơn 1 năm loay hoay con vẫn chậm nói

Chào Mẹ Nhung! Đầu tiên, xin mời mẹ hãy chia sẻ một chút thông tin về mình để các ba mẹ cùng biết nhé!

Dạ. Em chào các cô Mẹ Việt và các ba mẹ. Em tên là Chu Thị Nhung, bé tên Gia Hưng 4 tuổi. Con chậm nói do lăng xăng, kém tập trung và rơi vào chậm nói đơn thuần. Em tham gia vào khóa can thiệp chậm nói chuyên sâu của Mẹ Việt khóa MVK10. Dạ hiện tại em đang ở Bình Phước.

Vâng mẹ Nhung, Chúng ta cùng review trở lại thời gian trước mẹ phát hiện con chậm nói từ lúc mấy tháng? Khả năng ngôn ngữ của Gia Hưng lúc đó như thế nào mẹ Nhung?

Em phát hiện bé chậm nói từ lúc hơn 2 tuổi nhưng em vẫn cứ chần chừ. Cho đến khi lên 3 tuổi bé vẫn không cải thiện mấy. Em đã nhận ra rằng tất cả không để tự nhiên mà bé nói theo ý của mình. Em cũng nhận thấy bé càng lớn cái việc dạy bé nói càng gặp nhiều khó khăn, em đã năn nỉ, dỗ ngọt… Đôi lúc em còn cảm tưởng thấy mình đang ép bé hơi quá. Làm cho bé cảm thấy sợ mỗi khi kêu bé nói theo. Từ đó em thấy mình phải thay đổi tìm cách chơi và hòa đồng với bé như 2 người bạn. Em lên mạng tìm hiểu rất nhiều từ đồ chơi, sách vở  để về dạy bé.

Mẹ phát hiện con chậm nói từ 2 tuổi nhưng đến khi con hơn 3 tuổi (39 tháng) mẹ mới quyết định tìm giải pháp hỗ trợ con. Nếu trước đó mẹ quyết tâm hành động ngay có lẽ bé Gia Hưng đã có thể tự tin và linh hoạt trong giao tiếp lâu rồi đúng không mẹ. 

Tiếc nuối khi lỡ thời gian vàng của con

Tại sao thời điểm đó mẹ lại chần chừ như vậy? Điều gì đã làm cho mẹ chưa thể quyết tâm hỗ trợ con ở giai đoạn này em?

Dạ thời điểm đó con chậm nói nhưng bé cũng lanh lợi, thông minh nên em nghĩ là không sao. Một phần ông bà cứ bảo nó lớn tự nó nói nên em lại thôi. Có những lúc thấy con không nói gì lại lo lắng vội vàng dạy con. Nhưng dạy con không hợp tác em lại nản. Lúc muốn dạy, lúc lại không, khi thì muốn buông bỏ vì con không nghe lời, không chịu nói theo. Chần chừ như thế hơn cả một năm cô ạ. Nếu lúc trước em quyết tâm tìm đúng phương pháp và áp dụng sớm cho con. Thì em cũng không bỏ lỡ thời gian học tốt nhất của con.

Quả là một khoảng thời gian khá dài mẹ phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Sự lo lắng hoang mang xen lẫn một ít chủ quan. Có thể thấy rằng mặt nhận thức của con tương đối tốt. Trông thông minh, lanh lợi nhưng mẹ chưa tận dụng năng lực đó để phát triển khả năng ngôn ngữ cho con. Dẫn đến tình trạng chậm nói ngày một trầm trọng hơn. 

Chắc hẳn cũng có nhiều ba mẹ đang nghe mẹ Nhung chia sẻ cũng thấy mình trong đó phải không? Do bận rộn công việc hoặc không đủ kiến thức dẫn đến chúng ta không nhận diện được vấn đề chậm nói của con. Không biết được việc chậm nói ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhận thức và khả năng học tập của con. Nên cứ chủ quan, chần chừ để thời gian vàng trôi đi!!! 

Cũng có một số ba mẹ muốn hỗ trợ cho con nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Hỗ trợ mà con không hợp tác lại nản lòng bỏ cuộc. 

Những trường hợp này Mẹ Việt gặp rất nhiều. Nhận thức và ngôn ngữ là hai quá trình song song. Những em bé có khả năng nhận thức tốt như thế nếu ba mẹ nắm bắt và hỗ trợ con kịp thời con sẽ được phát huy tối đa khả năng của mình. Và các ba mẹ hãy tập trung nghe tiếp câu chuyện của mẹ Nhung, bé Hưng. Để cùng rút ra bài học cho mình nhé.

Mò kim đáy bể

Vâng mẹ Nhung ạ, mình được biết là mẹ đã rất stress và gặp nhiều khó khăn từ khi phát hiện con chậm nói. Mẹ có thể chia sẻ chi tiết hơn những khó khăn mẹ gặp phải ở thời điểm đó không? 

Dạ vâng bây giờ nghĩ lại khoảng thời gian đó em thấy mình thật kiên cường và sự quyết tâm rất là cao. Một mặt em hoang mang không biết nên hay không nên hỗ trợ can thiệp sớm cho con. Ba thì đi làm xa 2-3 tháng mới về một lần, không có thời gian hỗ trợ cùng em. Mặc dù ba rất lo lắng nhưng hoàn cảnh cũng vô cùng khó khăn. Ông bà thì cứ bảo rằng lớn con sẽ tự khắc con nói. Đến lúc con chưa nói thì ông bà lại bảo mẹ không biết dạy con. Thật sự rằng thời điểm đó em stress nhiều lắm cô ạ. Không biết mình phải làm gì cho phải, không có sự động viên hỗ trợ mà còn nghe những lời nói vô tình xoáy vào tim mình.

Khó khăn nhất em gặp phải là bé không tập trung, bé hay né tránh mẹ khi bảo bé nói. Em cố gắng nỗ lực rất nhiều nhưng con vẫn như thế. Em có dạy con, có dỗ, năn nỉ làm đủ mọi cách nhưng con vẫn không hợp tác hay nói năng gì. Em thật sự bất lực, nhiều lúc muốn buông xuôi nhưng vì nghĩ đến con em lại tiếp tục cố gắng. Đúng là không có phương pháp chuẩn thì dù có nỗ lực nhiều đến đâu cũng như mò kim đáy bể cô ạ.

Chính xác mẹ Nhung, “Không có phương pháp chuẩn thì dù có nỗ lực nhiều đến đâu cũng như mò kim đáy bể" - Câu này rất hay mẹ Nhung ạ. 

Quyết tâm dạy con khoa học

Vậy trước những khó khăn đó cơ duyên nào mẹ biết đến biết đến phương pháp dạy con học nói chuẩn của Mẹ Việt? Vì sao mẹ lại quyết định đăng ký khóa học chuyên sâu đồng hành can thiệp chậm nói cho con tại nhà?

Em cũng tìm hiểu đến rất nhiều khóa học. Em từng mua rất nhiều sách bên Mẹ Việt, thấy được sự tận tâm và hướng dẫn rất nhiệt tình của các cô nên em đăng ký khóa học này. Giờ em cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc khi tìm ra được hướng đi giúp con học nói ngay tại nhà. 

Mẹ Việt cảm ơn những chia sẻ của em. Khi tham gia vào khóa Chuyên sâu can thiệp chậm nói của Mẹ Việt. Được học các kiến thức và phương pháp bài bản, đặc biệt có lộ trình rõ ràng hàng ngày. 

Hiệu quả đến ngay tháng đầu tiên

Sau bao lâu con có tiến bộ vậy mẹ Nhung? Và những tiến bộ nổi bật nhất là gì em có thể chia sẻ với ba mẹ cùng nghe không? Mẹ có thể lấy ví dụ những câu con đã có thể nói được. 

Sau khoảng 1 tháng học với các cô bé đã bắt đầu ghép được từ. Thêm khoảng 1 tháng nữa bé đã biết nói lên nhu cầu của mình. Như con nói được là mẹ ơi ăn được không, cái gì đấy, mẹ làm gì đấy? Dép con đâu rồi, mẹ tìm giúp con.

Đến bây giờ bé đã biết nói với 2,3,4 câu cùng 1 lúc như: Mẹ ơi con ăn cơm xong cô phát kem đánh răng cho con. Ngày mai con có đi học không? Đọc được bài thơ bạn mới, quả chuối nhỏ, ngôi nhà của bé. Hát bài cháu lên ba, đi học về, bà ơi bà…

Wow, tuyệt vời quá mẹ Nhung ạ. Con đã tiến bộ ngay sau 1 tháng tham gia khóa học. Đó là thành tích mà rất nhiều ba mẹ có con chậm nói mong đợi đó mẹ. Từ một em bé chỉ nói ít từ đơn mà bé  đã có thể nói được những nhu cầu của mình. Và giờ con đã có thể diễn đạt kể chuyện rất tốt. Các cô mẹ Việt chúc mừng hai mẹ con nhé. 

Nụ cười hạnh phúc trở lại

Vậy điều gì đã giúp bé Gia Hưng tiến bộ nhanh như thế? Mẹ Nhung có thể chia sẻ từ khi con được áp dụng đúng theo hướng dẫn của các cô Mẹ Việt. Mẹ thấy con phản ứng như thế nào với các phương pháp như nghe loa, đọc sách, giao tiếp? Chắc là con thích lắm phải không mẹ Nhung? So với giai đoạn trước mẹ cảm thấy tâm thế của mình đồng hành cùng con thay đổi thế nào? 

Dạ lúc này bé đã bắt đầu thích đọc sách, nghe nhạc hơn, thích nghe mẹ nói chuyện, kể chuyện. Trong quá trình tham gia khóa học được các cô hỗ trợ đồng hành, giải đáp tất cả thắc mắc. Em dần cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn không còn tỏ ra nóng vội quá nữa. Em biết cách chơi và làm bạn với con. Các buổi học của hai mẹ con thoải mái, vui vẻ hơn rất nhiều.

Cảm xúc của mẹ như thế nào khi con có sự tiến bộ vượt trội như thế mẹ Nhung? Mẹ có bất ngờ với kết quả này không?

Lúc đầu em không nghĩ rằng con có thể tiến bộ nhanh và nhiều như vậy đâu ạ. Cứ lo con không nói được, sợ con không theo kịp các bạn cùng trang lứa. Thế mà khi vào được khoá học, được học đầy đủ kiến thức, kỹ năng chơi và học cùng con. Mỗi ngày bé tiến bộ một tí em mừng và hạnh phúc. Sau 1-2 tháng em đã thấy con tiến bộ rõ rệt. Giờ con đã tiến bộ rất nhiều, nói và kể chuyện được. Quả thật là em rất bất ngờ cô ạ.

Bất ngờ của mẹ, niềm vui của mẹ khi con nói được, nói tốt. Hạnh phúc quá phải không em. Vậy sau 5 tháng đồng hành cùng con trong khóa can thiệp chậm nói chuyên sâu con đã tiến bộ vượt bậc. Nhanh chóng tốt nghiệp giai đoạn 2 - tích lũy từ vựng, giai đoạn 3 - nâng cao nhận thức. Hiện tại con đã đến được với giai đoạn 4/5 giai đoạn phát triển ngôn ngữ của Mẹ Việt. Đó là diễn đạt kể chuyện, chủ động giao tiếp. Đây là những thành tích rất nhiều ba mẹ mong đợi từng ngày. 

Con đã biết kể chuyện

Hiện tại con đã biết kể chuyện như thế nào? Mẹ thấy để đến được bước kể chuyện thì trước đó con cần có vốn từ thế nào? Khả năng diễn đạt ra sao?

Hiện tại bé biết méc chuyện của bạn, nói về những thứ bé thích, rất là hay hỏi mẹ. Không ai còn nhận ra bé là một đứa trẻ chậm nói nữa. Theo em nghĩ để đến được bước này trước tiên bé cần được nghe nhiều từ mọi thứ xung quanh. Như ca hát, kể chuyện, đọc sách, cùng nói chuyện cho bé nghe. Bé chỉ nói từ đơn hay từ đôi thì vẫn duy trì nói chuyện với bé. Khi bé nói chưa rõ, chưa chuẩn ba mẹ phải lắng nghe bé nói. Và nhẹ nhàng nói lại thành cả một câu có nghĩa cho bé nghe ạ. Điều quan trọng nhất là cần có người đồng hành, có phương pháp và lộ trình rõ ràng trong quá trình dạy con mới từng bước giúp con tiến bộ được ạ.

Đúng rồi em, đó là lý do Mẹ Việt tổ chức các khóa chuyên sâu giới hạn học viên. Để làm sao theo sát được từng ba mẹ, từng bé. Còn có sự hỗ trợ kịp thời. Có như vậy các con mới tiến bộ nhanh được. 

Hành trình đầy ắp tiếng cười

Vậy trong quá trình tham gia khóa chuyên sâu em đã được học rất nhiều kiến thức, kỹ năng. Mẹ cảm nhận như thế nào? Nội dung nào mẹ thấy tâm đắc nhất mẹ Nhung? 

Em cảm thấy rất vui và may mắn khi gặp được các cô. Bởi các cô đã truyền cho em rất nhiều động lực, kiến thức hay để dạy bé.

Những buổi zoom trực tuyến, được gặp nói chuyện và chia sẻ những kinh nghiệm với các cô làm em cảm thấy tâm đắc nhất. Những chia sẻ của các cô như gỡ những rối rắm trong em. Thời gian trước hoang mang, lo lắng không biết làm gì. Thì sau những buổi zoom giảng trực tiếp em đã học được rất nhiều kiến thức giá trị. Em vô cùng biết ơn các cô ạ!

Cảm ơn những chia sẻ của em! Bây giờ Gia Hưng đã có khả năng diễn đạt theo tư duy của mình. Biết kể những chuyện trên lớp, biết hát các bài hát, đọc được một bài thơ dài. Theo em yếu tố nào quyết định đến sự thành công như thế của con?

Dạ theo em yếu tố quyết định nhất đó là: Em đã dành rất nhiều thời gian chất lượng cho bé. Ở bên cạnh trò chuyện chơi cùng con một cách có phương pháp, lộ trình bài bản ạ. Nhờ có lộ trình bài bản giống như em có trong tay tấm bản đồ dẫn đường. Em biết đi từng bước để can thiệp và dạy con. Em cảm thấy mình tự tin hơn, không còn cảm thấy quá lo lắng, bối rối. Không ép, không năn nỉ như trước mà con có thể tiến bộ trong thời gian rất nhanh ạ.  Điều này khiến cho cả 2 mẹ con cùng học với nhau vui vẻ hơn.

Rất chuẩn mẹ Nhung. Đã có không ít ba mẹ nóng lòng dạy con học nói. Nhưng do chưa tìm đúng phương pháp. Nên dù mẹ có dành thời gian cho con, có cố gắng dạy nhưng hiệu quả vẫn không cải thiện. Điều hạnh phúc nhất là: Mẹ Việt đã giúp ba mẹ đã xây được cái gốc trên hành trình tìm tiếng nói cho con. Đó chính là gia đình, là sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.

Các cô rất vui và hạnh phúc vì đã giúp mẹ giải tỏa những năng lượng tiêu cực. Mẹ và con đã kết nối tốt hơn, những giờ học giờ chơi ý nghĩa và giá trị thật sự. Tạo nền tảng cho sự tiến bộ vượt bậc của Gia Hưng. 

Lời nhắn nhủ dành cho ba mẹ có con chậm nói

Nếu có một lời nhắn nhủ với các ba mẹ có con gặp tình trạng chậm nói như Gia Hưng. em sẽ nói gì? 

Dạ điều đầu tiên em muốn nhắn nhủ với các ba mẹ rằng mình cần phải luôn tin tưởng vào các bé. Không đặt quá nhiều hy vọng vào các bé. Mình chỉ cần luôn đồng hành cùng các bé như những người bạn với nhau. Dành thời gian chơi và nói chuyện với các bé nhiều hơn, nên từ 2 - 3h mỗi ngày. Mỗi ngày bé tiến bộ một tí là mình đang đi đúng hướng. Là chọn đúng phương pháp phù hợp và luôn có người đồng hành cùng mẹ. Đặc biệt là phải có các giáo viên tận tâm giống như Mẹ Việt. Và đã học thì các mẹ phải tin tưởng và đi đôi với thực hành ạ.

Mẹ Việt cùng các ba mẹ rất cảm ơn mẹ Nhung. Cảm ơn câu chuyện của em đã mang lại một thông điệp ý nghĩa. Truyền động lực mạnh mẽ cho các ba mẹ đang có con chậm nói. Và chúng ta cũng dễ dàng hiểu được rằng sẽ có những lúc bế tắc, những lúc muốn buông xuôi. Nhưng giờ đây hãy bắt tay hành động ngay. Chỉ cần có sự dẫn dắt, định hướng của Mẹ Việt. Học tập thêm những kinh nghiệm quý báu của các ba mẹ khác. Chắc hẳn rằng ba mẹ sớm tìm được tiếng nói cho con. 

Một lần nữa cảm ơn Nhung, cảm ơn các ba mẹ đã lắng nghe. Xin chào và hẹn gặp lại các ba mẹ nhé.