Khi được 6 tháng, bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm rồi đấy mẹ ơi. Trong bài viết này Mẹ Việt sẽ hướng dẫn mẹ cho bé ăn dặm truyền thống đúng cách, mọi người cùng tìm hiểu nhé.
Khi bé ở giai đoạn tròn 6 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ không đủ cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi bé. Nên bé cần được bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài. Bắt đầu từ giai đoạn này thì mẹ nên cho bé ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết. Những thức ăn cho bé ăn phải đảm bảo chất dinh dưỡng thiết yếu: tinh bột, chất đạm, nhóm trái cây, rau củ và chất béo. Nhiều cha mẹ lúng túng, không biết nên cho bé ăn dặm như thế nào? Không biết cho bé ăn khoa học và nhiều người còn nghĩ là cho ăn càng nhiều thịt càng lớn nhanh. Nhưng sự thực có phải là như vậy? Hôm nay Mẹ Việt cùng các mẹ tìm hiểu cách cho bé ăn dặm nhé.
Theo như khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì mẹ nên cho bé ăn dặm từ khi được 6 tháng tuổi. Tại sao lại chọn thời điểm này để cho bé ăn dặm? Đầu tiên là vì lúc này hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh. Và sữa mẹ không còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng để nuôi bé đặc biệt là chất sắt. Nhiều gia đình muốn cho con được lớn nhanh nên đã cho bé ăn dặm từ khi 4 tháng mà không lường trước được những hậu quả khôn lường.
Bé dễ chán sữa, chậm tăng cân và dẫn đến thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu. Do đó sẽ làm cho bé giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng,…
Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Do hệ tiêu hóa bé chưa hoàn thiện ở 4 tháng nên rất dễ bị dị ứng thực phẩm.
Thận và dạ dày của bé dễ bị tổn thương do phải hoạt động quá mức khi chưa phát triển hoàn toàn. Trước 4 tháng thì dạ dày của bé chưa đủ tiết ra enzym để phân cắt thức ăn nhỏ ra. Do đó phải làm việc hết quá sức, rất dễ dẫn đến táo bón, đau dạ dày.
Dù là cho ăn cháo hay là nước cơm cũng không được rất dễ tổn hại đến dạ dày của bé.
Nguy cơ rối loạn tiêu hóa tiêu chảy cao do hệ tiêu hóa non nớt của bé chưa đủ hoàn thiện để xử lý những thành phần có trong bột và những thức ăn phức tạp khác.
Khi ăn dặm quá sớm, khiến bụng bé sẽ dễ bị đầy. Dạ dày sẽ chứa một lượng lớn thức ăn và hệ tiêu hóa chưa phát triển để có thể tiêu hóa hết lượng thức ăn đó. Làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, bé khó chịu. Trong khi đó giấc ngủ rất quan trọng ngày bé có thể ngủ từ 10 đến 14 tiếng.
Nhưng cho bé ăn dặm không thể ngay lập tức cho bé ăn cơm được. Mẹ cần tuân theo các bước để cho bé ăn dặm khoa học nhất.
Từ loãng đến đặc: 6 tháng đầu bé đang uống sữa bột hoặc bú sữa mẹ nên cần cho dạ dày bé từ từ thích nghi. Cho bé ăn loãng sau một thời gian mới chuyển sang đặc dần.
Từ vị ngọt đến vị mặn: Tại sao lại từ vị ngọt đến vị mặn. Do 6 tháng đầu bé bú bằng sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Và sữa có vị ngọt nên chọn ăn dặm là từ vị ngọt, để bé có thể đón nhận dễ dàng. Nhờ cảm nhận được hương vị quen thuộc, tiếp nhận thức ăn dễ dàng hơn. Sau khoảng thời gian bé đã quen thì gia đình có thể chuyển từ ngọt sang mặn một cách từ từ. Vị mặn hay vị ngọt ở đây là vị tự nhiên của thực phẩm, không phải vị của gia vị. Trẻ dưới 1 tuổi, tuyệt đối không nên nêm nếm gia vị vào thức ăn dù đó chỉ là một chút đường, muối hay mật ong.
Khi bắt đầu cho bé ăn, chắc hẳn nhiều cha mẹ mong muốn con mình ăn nhiều, chóng lớn. Do đó rất dễ có tâm lý cho bé ăn nhiều. Đó là sai lầm của rất nhiều bậc cha mẹ. Bé cần được cho ăn từ từ để dạ dày của bé thích nghi nên cần tập ăn một cách khoa học.
Mẹ có thể cho bé ăn giai đoạn đầu từ 1 đến 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng dần lên theo khẩu lượng ăn của bé. Cách ăn này giúp cho hệ tiêu hóa của bé dễ hấp thụ mà vẫn cung cấp năng lượng cho nhu cầu phát triển của bé.
Cũng giống như người lớn thì khi bé ăn dặm cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: bột đường, chất béo, rau củ quả, chất đạm.
Nhóm chất bột đường: nhóm thực phẩm này giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho bé. Mẹ nên nghiền thành cháo cho bé dễ hấp thụ. Những thực phẩm đặc trưng của nhóm chất này là gạo, khoai, ngô, yến mạch,…
Đối với bột yến mạch mẹ có thể cho thêm vào bữa ăn của bé. Đây là thực phẩm được coi là vua ngũ cốc. Yến mạch cung cấp năng lượng, đạm, chất dinh dưỡng cao. Đây là thực phẩm được nhiều người tin dùng và ít gây dị ứng cho bé nhất.
Nhóm chất béo: Nhiều mẹ hạn chế cho ăn chất béo lo sợ con béo phì. Nhưng không biết chất béo có vai trò quan trọng trong việc là dung môi giúp các vitamin A, D, K, E,… có thể hòa tan hấp thụ vào cơ thể bé. Chất béo cũng chính là thành phần của màng tế bào và mô não. Nhưng cũng không được cho bé ăn chất béo quá nhiều, cần được căn chỉnh theo bữa ăn của bé.
Nhóm rau củ quả: Đây là nhóm giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt. Các mẹ lưu ý là không nên dự trữ nhiều hoa quả, thái nhỏ ra rồi mới rửa làm mất chất dinh dưỡng.
Nhóm chất đạm: Đây là chất rất quan trọng đối với cơ thể của bé. Chất đạm cung cấp các axit amin cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi tế bào của bé. Nhưng mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều và nên kết hợp cả đạm thực vật và đạm động vật.
Mẹ luôn bên cạnh bé phòng ngừa trường hợp bé bị hóc và nôn trong quá trình ăn.
Để bé chạm vào thức ăn như ý muốn.
Không ép bé ăn.
Thức ăn nóng cần được thử rồi mới đưa vào miệng bé.
Ăn dặm nhưng vẫn cho bé bú sữa không phải là ăn dặm là dừng luôn bú sữa. Nên cho bé bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.
Ban đầu cho bé ăn dặm một bữa/ngày , dần tăng lên thành 2 bữa.
Ban đầu nên cho bé ăn dặm bột hay nấu cháo cho bé ăn. Thức ăn cho vào cháo cần được xay nát để bé có thể ăn dễ dàng và hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên thay đổi các vị của cháo thường xuyên để bé có hứng thú ăn uống nhé.
Trước khi ăn dặm mẹ nên lưu tâm sức khỏe của bé hay tiền sử gia đình có ai bị dị ứng thực phẩm không. Hãy chắc chắn mẹ đã biết Mẹ Nên Làm Gì Để Con Không Bao Giờ Bị Dị Ứng Thực Phẩm trước khi bắt đầu hành trình ăn dặm của con nhé. Chúc Thiên Thần sớm cảm nhận được niềm vui ăn uống. Chúc mẹ có những món ăn thật hấp dẫn bé nhé!