Mẹ Nên Làm Gì Để Con Không Bao Giờ Bị Dị Ứng Thực Phẩm?

Tác giả
Cô Thuần Mẹ Việt
15 phút đọc

Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng dị ứng thực phẩm ngày càng có xu hướng gia tăng. Ở thế hệ trước ông bà của chúng ta ít bị dị ứng, trong khi thế hệ con cháu lại có tỷ lệ dị ứng tăng đến chóng mặt. Trong nhiều cuộc nghiên cứu, Tiến sĩ Katie Marks-Cogan, một chuyên gia dị ứng đã nhận định:

“Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các chứng dị ứng thực phẩm. Hiện tại, ước tính có khoảng 8% đến 10% trẻ em ở Hoa Kỳ bị dị ứng thực phẩm.”

Bà cũng nhận định rằng tỷ lệ dị ứng do đậu phộng đã tăng gấp 3 trong vài thập kỷ qua. Trong khi sữa bò và trứng vẫn là những tác nhân gây dị ứng phổ biến và khó tránh nhất trong thời gian qua.

Dị Ứng Thực Phẩm Là Gì?

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể tạo ra một phản ứng miễn dịch cụ thể đối với một số loại thực phẩm nhất định. Phản ứng miễn dịch này có thể nhẹ như chỉ viêm, nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc có thể nghiêm trọng dẫn đến chóng mặt, nôn, hay ngất xỉu,…

Các thực phẩm dị ứng phổ biến bao gồm sữa, trứng, đậu, cá, hải sản, động vật có vỏ. Trong đó sữa, trứng và đậu chiếm khoảng 80% các ca dị ứng.

Nguyên Nhân Gây Dị Ứng Thực Phẩm

Dị ứng thực phẩm có thể là IgE. Khi dị ứng qua trung gian IgE các kháng thể IgE được giải phóng. Những kháng thể này kích thích các Cytokine tiền viêm gây ra các phản ứng dị ứng mà chúng ta thường gặp. Phản ứng này nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đây là lý do tại sao, nhiều trẻ em thường được khuyên nên mang theo epiPen phòng trường hợp chúng bị dị ứng thực phẩm.

Một số lý thuyết được đưa ra giải thích cho nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm như:

  • Thiếu chất dinh dưỡng: nhiều nghiên cứu cho thấy dị ứng thực phẩm có thể là một phản ứng đối với sự thiếu hụt chất dinh dưỡng như vitamin D và omega-3 trong cơ thể.

  • Quá sạch sẽ: chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ và cảm thấy không tin rằng quá sạch sẽ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ hay bị dị ứng. Trong nhiều năm qua người ta nghiên cứu cho thấy điều đó là đúng. Việc không tiếp xúc với mầm bệnh sớm có thể làm suy yếu hoặc làm yếu hệ thống miễn dịch nên dễ bị dị ứng thực phẩm.

  • Probiotic: người ta cho rằng thiếu vi khuẩn đường ruột cũng gây nên các chứng dị ứng. Nghiên cứu năm 2009 được thực hiện trên trẻ sơ sinh cho thấy việc giảm nồng độ men vi sinh trong 2 tháng đầu đời khiến nhiều trẻ có nguy cơ dị ứng thực phẩm cao hơn bình thường.

Các Dấu Hiệu Dị Ứng Thực Phẩm

  • Các vấn đề tiêu hóa: nôn mửa, tiêu chảy.

  • Phát ban, chàm, sưng rộp, mẩn đỏ, ngứa trên da.

  • Mặt, môi, lưỡi bị sưng tấy.

  • Ho hoặc bị khó thở.

  • Ngất, mất ý thức.

Điểm Danh Một Số Loại Thực Phẩm Gây Dị Ứng Phổ Biến

  • Trứng: những chất đạm có trong lòng trắng và lòng đỏ là nguyên nhân chính dẫn đến các dị ứng trứng. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với các protein trong trứng, kể cả khi hàm lượng rất nhỏ tùy theo từng người sẽ có các phản ứng thông thường như: đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, nổi mề đay, khó thở,…

  • Sữa bò: tương tự như trứng, sữa bò có chứa nhiều thành phần đạm, dễ dẫn đến dị ứng khi cơ thể trẻ nhỏ mẫn cảm. Vì vậy các bà mẹ nên lưu ý khi cho con sử dụng sữa bò. Nên cân nhắc và xem trẻ có bị dị ứng không trước khi cho trẻ sử dụng.

  • Hải sản: Hải sản là món ăn phổ biến và được ưa chuộng trên khắp thế giới, cũng là loại thực phẩm tác nhân gây dị ứng nhiều nhất. Không chỉ trẻ nhỏ, mà rất nhiều người trưởng thành rất hay dị ứng với loại thực phẩm này. Hải sản bao gồm các loại cá, nghêu, sò, ốc, tôm, cua,… chứa rất nhiều dinh dưỡng cũng là những mầm mống rất nguy hiểm cho trẻ nhạy cảm.

BlockNote image

Phòng Tránh Dị Ứng Thức Ăn Ở Trẻ

  • Các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, để giúp trẻ có một đường ruột khỏe mạnh và hệ miễn dịch ổn định. Có thể cho bé ăn thêm sữa ngoài, hãy chọn các loại sữa ít thành phần dị ứng. Không nên cho bé uống sữa bò vào giai đoạn này.

  • Khi bé bắt đầu ăn dặm, nên chỉ cho bé ăn tinh bột và các thực phẩm giàu chất xơ và dễ dàng tiêu hóa. Sau một thời gian, có thể cho bé ăn các loại thực phẩm như thịt lợn,… dễ ăn không dị ứng. Bé ngoài 1 tuổi trở nên mới cho ăn các loại trứng, tôm, cua,…

  • Để hạn chế dị ứng và quen với 1 loại thức ăn mới, hãy xay nhỏ và cho bé ăn với lượng ít lần đầu tiên, theo dõi phản ứng của bé trong 4-5 ngày. Trong quá trình này, mẹ nên ghi lại những phản ứng của con với từng loại đồ ăn và theo dõi tình trạng của bé. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ dị ứng nên dừng cho bé ăn ngay lập tức và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

  • Nên loại bỏ các thực phẩm mà con dị ứng ra khỏi thực đơn ăn uống

Các mẹ tham khảo thêm về Hướng Dẫn Mẹ Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách để chuẩn bị cho bé yêu những bữa ăn ngon lành, bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe.

Lưu Ý Với Mẹ Đang Mang Thai Để Hạn Chế Dị Ứng Thực Phẩm Ở Bé?

  • Hạn chế các bệnh đường ruột: Hầu hết các hệ thống miễn dịch nằm trong đường ruột, nên hãy chăm sóc nó khỏe mạnh nhất có thể. Em bé thừa hưởng sức khỏe đường ruột của mẹ, vì vậy bắt đầu để ý chăm sóc sức khỏe đường ruột là điều rất tốt cho trẻ. Để có một đường ruột tốt các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong những khoảng thời gian đầu đời của bé.

  • Hạn chế ăn những thực phẩm gây dị ứng trong thời kỳ mang thai: chúng ta biết rằng trẻ cảm nhận hương vị thực phẩm lần đầu qua nước ối và sữa mẹ, Ban đầu không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng đến chứng dị ứng của trẻ. Tuy nhiên, 1 nghiên cứu trên chuột cho thấy việc ăn uống có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sau này.

  • Vitamin D: các nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh có hàm lượng vitamin D thấp có nguy cơ bị dị ứng cao hơn. Tăng cường vitamin trong quá trình mang thai là một cách để cho trẻ con có sức khỏe khỏe mạnh.

  • Axit béo omega-3: trong một nghiên cứu những phụ nữ dùng các thực phẩm bổ sung dầu cá khi mang thai có nguy cơ dị ứng thấp hơn 30% hơn bình thường.

Bên cạnh đó, mẹ hãy tìm hiểu kỹ lịch sử gia đình có thành viên nào đã từng dị ứng thực phẩm chưa. Nếu có, hãy cực kỳ cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm đó cho trẻ. Hoặc để an toàn hơn, mẹ hãy đợi đến khi trẻ lớn, biết nói, có thể miêu tả rõ ràng trạng thái bản thân để đảm bảo nếu có dị ứng, trẻ sẽ ngay lập tức thông báo cho mẹ.

Làm mẹ quả là một hành trình gian nan, vất vả. Dù trước đây mẹ có vô tư đến mấy hay chủ động quan tâm thì khi con xuất hiện, mẹ cũng phải vật lộn với hằng hà sa số những cảm xúc lẫn lộn và ngập đầu trong khối lượng công việc khổng lồ. Có những lúc mẹ căng thẳng tột độ, quá tải, cảm thấy bế tắc. Có thể đó chính là dấu hiệu cơ thể báo động rằng: “Mẹ ơi, đã đến lúc nghỉ ngơi rồi đấy!”. Dành thời gian để đến những “buổi tụ họp” hay cân bằng lại cuộc sống và công việc sẽ giúp mẹ lấy lại thăng bằng và cảm nhận được trọn vẹn niềm vui trên hành trình làm mẹ đấy.

Các bài viết liên quan
Hướng Dẫn Mẹ Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách
Hướng Dẫn Mẹ Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách
Khi bé được 6 tháng là mẹ sẽ cho bé ăn dặm. Trong bài viết này Mẹ Việt sẽ hướng dẫn mẹ cho bé ăn dặm đúng cách, mọi người cùng tìm hiểu nhé.
Uống Cà Phê Hàng Ngày Có Thực Sự Tốt?
Uống Cà Phê Hàng Ngày Có Thực Sự Tốt?
Cà phê là một trong những thức uống phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Hàng năm, lượng cà phê tiêu thụ lên đến 10.5 tỷ tấn/ năm.
Lưu Ý Mẹ Những Điều Cần Kiêng Cữ Sau Khi Sinh Em Bé
Lưu Ý Mẹ Những Điều Cần Kiêng Cữ Sau Khi Sinh Em Bé
Sau khi sinh em bé thì mẹ cần kiêng cữ những điều sau để nhanh chóng phục hồi và không bị ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Lưu ý những điều sau nhé.
Những Sai Lầm Giảm Cân Mà Chị Em Thường Mắc Phải
Những Sai Lầm Giảm Cân Mà Chị Em Thường Mắc Phải
Trong bài viết này Mẹ Việt sẽ chỉ ra những sai lầm khi giảm cân của các chị em thường mắc phải. Mọi người cùng tìm hiểu nhé.
Lợi Ích Của Hạt Chia Với Sức Khỏe
Lợi Ích Của Hạt Chia Với Sức Khỏe
Hạt chia không còn xa lạ gì với chúng ta nữa, trong các bữa ăn hàng ngày. Là loại thực phẩm lành mạnh, có giá trị dinh dưỡng cao. Vậy hạt chia là gì?
Top 6 Triệu Chứng Báo Hiệu Ban Đang Thiếu Magie
Top 6 Triệu Chứng Báo Hiệu Ban Đang Thiếu Magie
Thiếu Magie sẽ gây nên nhiều tác hại do magie đóng góp vai trò trong hơn 300 phản ứng sinh hóa, tác động đến huyết áp , trao đổi chất, chức năng miễn dịch.
Lưu Ý Những Bệnh Mùa Đông Thường Mắc Phải
Lưu Ý Những Bệnh Mùa Đông Thường Mắc Phải
Mọi người cần nhận biết dấu hiệu và phòng tránh các bệnh cảm cúm, cảm họng, đau nhức xương khớp, … để có một sức khỏe tốt trong mùa đông tới.
Những Thực Phẩm Giữ Ấm Cơ Thể Vào Mùa Đông Cho Cả Nhà Chị Em Nên Biết
Những Thực Phẩm Giữ Ấm Cơ Thể Vào Mùa Đông Cho Cả Nhà Chị Em Nên Biết
Mẹ Việt chỉ cho mọi người thực phẩm vừa giúp bữa ăn gia đình đa dạng ngon miệng và giữ ấm cơ thể tăng sức đề kháng trong mùa đông lạnh giá này.
Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Từ 1-3 Tuổi
Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Từ 1-3 Tuổi
Trẻ em 1-3 tuổi sức đề kháng còn yếu nên các bé rất dễ bị mắc bệnh. Các mẹ hãy lưu ý những bệnh sau để chăm sóc cho con mình một cách tốt nhất.
Chế Độ Ăn Uống Phòng Ngừa Cảm Cúm Cho Mùa Lạnh
Chế Độ Ăn Uống Phòng Ngừa Cảm Cúm Cho Mùa Lạnh
Một chế độ ăn hợp lý giúp bạn phòng và tránh được những căn bệnh cảm cúm vặt. Tham khảo các vi chất sau và lên kế hoạch cho bữa ăn của bạn và gia đình