Uống Cà Phê Hàng Ngày Có Thực Sự Tốt?

Tác giả
Team Mẹ Việt
13 phút đọc

Cà phê là một trong những thức uống phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Hàng năm, lượng cà phê tiêu thụ lên đến 10.5 tỷ tấn/ năm cho thấy mức độ được sử dụng nhiều đến như thế nào của cà phê. Cà phê được bán dưới nhiều dạng như  cà phê bột, cà phê sữa, hay dạng nước uống đóng hộp hàng ngày. Với một cốc cà phê hàng ngày, chúng giúp bạn tỉnh táo và làm hiệu suất công việc cao hơn. Đối tượng thường dùng cà phê là dân văn phòng, với những rắc rối nơi công sở, dân văn phòng thường sử dụng cà phê như một thức uống để giúp tỉnh tảo, giảm stress Những Rắc Rối Chốn Công Sở Và Cách Giải Quyết

Tuy nhiên hiện nay có nhiều nghiên cứu gây nhiều tranh cãi về những tác động tiêu cực của thức uống được ưa chuộng hạng nhất này?

Bạn đã thực sự hiểu rõ về tác động sức khỏe của thứ bạn uống hàng ngày này chưa?

Lợi Ích Của Cà Phê

Tăng Hiệu Quả Công Việc, Giảm Stress

Caffeine trong cà phê có tác động kích thích thần kinh, ngăn chặn tác động của các chất ức chế dẫn truyền thần kinh được gọi là Adenosine. Bằng cách này, caffeine thực sự làm kích thích thần kinh giải phóng các chất dẫn truyền khác. Cà phê có tác động tốt trong cải thiện tâm trạng, tăng thời gian phản ứng, trí nhớ, sức chịu đựng của cơ thể. Uống 1 cốc cà phê vào mỗi buổi sáng, giúp tinh thần hưng phấn, khởi đầu vào 1 ngày mới tốt hơn!

Là Chất Chống Oxy Hóa Cao

“Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê có thể có lợi ích cho sức khỏe, bao gồm các bệnh Parkinson, tiểu đường loại 2, các bệnh về gan, ung thư gan. Thậm chí nghiên cứu còn chỉ ra rằng, cà phê có chức năng cải thiện tinh thần và giảm nguy cơ trầm cảm”.

Trong cà phê chứa nhiều các hợp chất Polyphenols là những chất chống oxy hóa hiệu quả. Theo 1 nghiên cứu của trường đại học Scranton, Pennsylvania, hàm lượng chất chống oxy hóa trong cà phê còn cao hơn các loại thực vật khác như táo, cà chua.

Tác Dụng Bất Ngờ Của Bã Cà Phê

    Bã cà phê được sử dụng trong làm đẹp, khử mùi và làm phân bón trong sinh học rất hiệu quả.

Những Tác Hại Tiềm Ẩn Trong Cà Phê

Caffeine

Thói quen dùng cà phê hằng ngày dẫn đến sự phụ thuộc, đặc biệt là 1 chất chứa nhiều caffeine như cà phê. Dùng nhiều cà phê hàng ngày, những kích thích thần kinh liên tục sẽ gây nên nhiều phản ứng cơ thể, lâu dài có thể gây nên các chứng suy nhược thần kinh, rối loạn hệ miễn dịch, các bệnh dạ dày. Do sự quen sử dụng cà phê hàng ngày, cơ thể sẽ ngày càng có nhu cầu và phụ thuộc hơn. Khi bạn không duy trì thói quen uống cà phê nữa, cơ thể bạn sẽ trở nên mệt mỏi và mất tập trung, sức lực ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày.

Caffein giúp bạn tỉnh táo vào buổi sáng, nhưng thói quen uống cafe tán gẫu buổi tối có thể khiến bạn khó ngủ, thậm chí góp phần làm bạn mất ngủ nếu sử dụng lâu dài.

Đọc thêm: Mất Ngủ Và Những Điều Bạn Nên Biết

Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng dưới 200mg cà phê tương đương với 1 cốc cà phê mỗi ngày vào buổi sáng thôi nhé!

BlockNote image

Hóa Chất Trong Cà Phê

Thuốc trừ sâu: Hạt cà phê là cây trồng được sử dụng hóa chất nhiều. Đặc biệt là thuốc trừ sâu để giữ cho hạt không bị sâu và thuốc tăng trưởng cho cây phát triển nhanh.

Trên thị trường hiện  nay, xuất hiện rất nhiều các cơ sở sản xuất “cà phê giả”, “cà phê bẩn” với việc kết hợp các nguyên liệu: (ngô, đậu nành, vỏ cà phê) + hương liệu tạo mùi vị cà phê (thường là các hóa chất rất có hại cho sức khỏe). Những ly cà phê này hàm lượng cafein rất thấp, nếu sử dụng thường xuyên là vấn đề đáng quan ngại.

Nấm Mốc

Các loại cà phê giá rẻ hiện nay, sản xuất trong điều kiện không vệ sinh là điều kiện cho các loại nấm mốc phát triển mà quá trình rang xay không thể nào tiêu diệt được. Hiện nay, giá thành trung bình của cà  phê hiện nay là 160.000 đồng/ kg. Với mức giá rẻ hơn, người dùng chỉ có thể mua được các loại cà phê độn ngô, đậu nành. Trong khi hàm lượng độc tố mốc Ochratoxim A có trong cà phê và Aflatoxin trong các loại đậu bắp mốc gây ung thư cho người sử dụng khi mà ngay cả người dùng không thể kiểm chứng chất lượng cà phê được.

Nhà nghiên cứu Dave Asprey đã đưa ra vấn đề nhiễm mycotoxin trong cà phê. Theo ông giải thích: mycotoxin là các hợp chất gây hại được tạo ra bởi các loại nấm mốc phát  triển trên cà phê. Các hợp chất này gây nên các loại vấn đề sức khỏe như bệnh tim, ung thư,… thậm chí là những bệnh về tâm thần. Chúng cũng làm cho cà phê có vị đắng hơn bình thường. Trong quá trình chế biến và bảo quản, hàm lượng caffeine được loại bỏ 1 phần, trong khi nấm mốc phát triển khắp nơi là một trong những nguyên nhân gây nên độc tố mycotoxin trong cà phê thành phẩm.

Cà Phê Có Thể Gây Vô Sinh

Nhiều người cho rằng uống cà phê nhiều có thể gây vô sinh. Điều này có thực sự đúng? Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ uống trên 4 ly cà phê mỗi ngày, có nguy cơ gây sảy thai đối với các sản phụ, làm giảm nguy cơ thụ thai so với người không sử dụng cà phê. Vì vậy, phụ  nữ không nên sử dụng quá 200mg caffeine mỗi ngày. Đồng thời sử dụng nhiều cà phê làm tăng khả năng sản sinh ra acid trong cơ thể, làm giảm khả năng hấp thụ sắt, canxi, Mg,… các vitamin nhóm B và C nên rất không phù hợp với phụ nữ có thai và thai nhi.

Cà Phê Với Các Bệnh Tiểu Đường

Hiện tại không có nhiều khuyến cáo nào rằng người bị tiểu đường có nên uống cà phê hay không.

Tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy, cà phê có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường, hạ lượng đường trong máu, giảm lượng mỡ và giúp dự trữ Carbohydrate ở những người không bị tiểu đường khi mà đã lọc bỏ các caffeine có trong cà phê.

Trong khi cũng có rất nhiều nghiên cứu trên tạp chí Diabetes Care chỉ ra rằng thành phần caffeine có trong cà phê có thể làm tăng lượng glucose và insulin trong máu, những điều cấm kị với người bệnh tiểu đường. Một lượng caffeine làm lượng đường trong máu tăng lên 8%, lượng glucose sau bữa sáng tăng 9%, sau bữa trưa là 15% và 26% sau bữa tối. Nếu các bạn bị tiểu đường hãy hạn chế uống cà phê và nếu có muốn uống hãy sử dụng cà phê chứa ít caffeine!

Và thay vì sử dụng cafe, bạn có thể hướng tới các thức uống lành mạnh hơn, cung cấp nhiều năng lượng cũng như nhiều lợi ích như hạt chia, trà nghệ mật ong,… các bạn nhé.