Hạt Chia những năm gần lại đây đã trở nên quen thuộc với chúng ta, thậm chí là được sử dụng hàng ngày. Hạt Chia là loại thực phẩm lành mạnh, có giá trị dinh dưỡng cao. Vậy hạt chia là gì?
Salvia Hispanica, hay cây Chia, là một loài trong họ bạc hà có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Hạt được thu hoạch từ cây này được gọi là hạt Chia. Hạt Chia có hình dạng rất nhỏ thường hay bị nhầm với hạt é và hạt vừng và chúng trở thành thực phẩm yêu thích của các mẹ Việt.
Hạt Chia được sử dụng ở rất nhiều các quốc gia. Người Aztec, Maya và Ấn Độ đã sử dụng hạt chia làm thực phẩm chính trong bữa ăn của họ. Tên tiếng anh của hạt Chia là Chia seeds có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Chia có nghĩa là sức mạnh trong ngôn ngữ của người Maya, có ý nghĩa là thực phẩm mà người chạy bộ hay các chiến binh cần sử dụng để duy trì sức mạnh khi phải tham gia các trận chiến hay đi đường xa.
Các thành phần dinh dưỡng trong hạt chia:
Acid béo thiết yếu.
Chất đạm.
Nguồn cung cấp vitamin A, B, E và D.
Khoáng chất như canxi, phốt pho, kali, đồng, kẽm, magie, mangan, niacin và nhiều loại chất khác.
Các nguyên tố vi lượng này tuy chỉ chiếm một lượng rất nhỏ nhưng đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Top 6 Triệu Chứng Báo Hiệu Bạn Đang Thiếu Magie sẽ cho bạn thấy sự vắng mặt của magie nguy hại như thế nào. Hiện nay, khi mà nguồn thực phẩm cung cấp magie trong tự nhiên ngày càng thu hẹp, bổ sung magie bằng hạt chia là một lựa chọn đơn giản, dễ dàng và không thể hiệu quả hơn.
Hạt Chia là nguồn cung cấp protein thực vật tuyệt vời, nó chứa tới 4,7 gram protein/ounce. Hạt Chia chứa tới 8 loại axit amin thiết yếu, rất hiếm đối với 1 loại thực phẩm không có nguồn gốc động vật và có hàm lượng protein cao hơn các loại thực vật khác. Mặc dù hàm lượng này không thể so được với protein của động vật, tuy nhiên xét nhiều các đặc tính có lợi khác của hạt Chia, hạt Chia đáng để tiêu thụ thường xuyên.
Kích thước hạt chia rất nhỏ bé nhưng chứa hàm lượng dinh dưỡng rất lớn. Với 2 muỗng hạt chia (1 ounce) chứa hàm lượng Omega-3 gấp 10 lần quả óc chó cùng khối lượng, nhiều sắt hơn 1 ounce rau bina và nhiều loại thực phẩm khác. Trên thực tế, hạt Chia chứa hàm lượng Omega-3 cao nhất trong số các loại cây được biết đến.
Có một số thành phần của hạt Chia rất có lợi cho tiêu hóa. Chúng là nguồn chất xơ tuyệt vời với 11 gram trong mỗi ounce chiếm 37% hàm lượng dinh dưỡng, trong đó 20% hòa tan được và 80% không hòa tan. Chất xơ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ, đồng thời giúp loại bỏ các chất độc hại, cholesterol trong đường ruột, giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Hạt Chia được khuyên dùng cho các chế độ ăn kiêng, cố gắng giảm cân. Khả năng hấp thụ nước gấp 16 lần trọng lượng, tạo cho người ăn cảm giác no lâu. Chỉ cần uống 1 muỗng hạt Chia mỗi ngày, bạn sẽ không bị đói nửa ngày đấy.
Ngoài ra, hạt Chia còn là nguồn cung cấp protein và chất chống ôxy hóa, chúng có thể hỗ trợ dinh dưỡng cho cơ thể theo những cách khác giúp thúc đẩy giảm cân. Do đặc tính háo nước của chúng, hạt Chia cũng thúc đẩy quá trình hydrat hóa, điều này rất quan trọng để duy trì thể trạng cơ thể khỏe mạnh.
Mặc dù nghiên cứu cho chế độ ăn kiêng giảm cân, nhiều chuyên gia dường như cũng đồng ý rằng hạt Chia là nguồn bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống lành mạnh và đối với mỗi người trong chúng ta, đặc biệt là trẻ em, hạt Chia là một món thực sự tuyệt vời.
Những Sai Lầm Giảm Cân Mà Chị Em Thường Mắc Phải
Người Maya và người Aztec thường sử dụng hạt Chia vì nó thường mang lại nhiều năng lượng và no lâu. Người Ấn Độ thường cung cấp các loại nước, món ăn từ hạt Chia cho các vận động viên trong các sự kiện thể thao để duy trì năng lượng và sức bền.
Trong một nghiên cứu thực tế, đã phát hiện ra rằng nước hạt Chia có hiệu quả như nước tăng lực để duy trì hiệu suất thể thao. Trong nghiên cứu, những người tham gia được chia thành hai nhóm. Một nhóm được cho uống nước tăng lực, và nhóm khác uống nước tăng lực-gel hạt Chia. Những người tham gia đã hoàn thành các hoạt động chạy và sức bền khác nhau và kết quả của họ được so sánh. Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về hiệu suất giữa hai nhóm và kết luận rằng hạt chia có hiệu quả tương đương với nước tăng lực trong việc thúc đẩy thành tích thể thao.
Hạt Chia thường được dùng trong chế biến các món uống nhanh như: sinh tố hạt Chia, trong chè, trong sữa,… Khi đó hạt Chia được ngâm trong nước khoảng tầm 15p để hạt Chia nở ra hết. Trong nhiều trường hợp không ngâm kỹ, sẽ gây nên nhiều tình trạng nguy hiểm như nghẹn, mắc cổ,…
Trong nhiều món ăn, hạt Chia được nghiền thành bột, làm gia vị cho trong quá trình chế biến các món. Nhiều món ăn như: bánh, sinh tố Chia dạng gel,…
Cách làm bánh hạt Chia: dùng bột hạt Chia trộn với hỗn hợp bột mì, trứng, sữa, … sau đó nhào bột làm bánh.
Sinh tố hạt Chia: bột hạt Chia có thể tạo thành dạng gel. Cho 1–2 muỗng bột hạt Chia cùng 1 cốc nước cho vào máy xay. Sau đó gạt cặn bột hạt Chia và cắt hoa quả vào tiếp tục xay. Sau 5–10 phút, bạn đã có một món sinh tố hạt Chia ngon bổ rồi nhé!
Dạng nguyên hạt cũng là một các dùng phổ biến hiện nay như trong các món như: salad, bánh quy nướng,…
Chế biến với trứng: công thức chế biến đơn giản với trứng, kết hợp với 2 muỗng hạt Chia, một chút hành, rau hẹ đánh đều sau đó đem chiên.
Súp hạt Chia: Rất đơn giản. Sau khi nấu súp xong, bạn cho 2 – 3 muỗng hạt Chia rồi thưởng thức.
Lượng dùng vừa đủ: Dù chưa rất nhiều dinh dưỡng, nhưng ăn nhiều chưa chắc đã tốt. Tiêu thụ quá nhiều hạt Chia có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như: huyết áp thấp, rối loạn tiêu hoá,…
Ngâm hạt Chia trước khi dùng: hạt Chia có tính háo nước. Khi nuốt một lượng lớn hạt Chia khô, hạt Chia nhanh chóng nở ra và kết dính với nhau tạo thành dạng gel gây tắc nghẽn nếu không cẩn thận. Vì vậy, trước khi ăn bạn nên ngâm thật kỹ bằng nước nóng hoặc lạnh. Ngâm cho đến khi nở hết mới nên sử dụng.
Không nên dùng cho người huyết áp thấp: Trong hạt Chia chứa nhiều acid béo Omega-3 dễ biến đổi thành EPA làm hạ huyết áp và cholesterol trong máu, do đó những người huyết áp thấp không nên sử dụng nhiều hạt Chia mỗi ngày, để tránh nguy hiểm. Ngược lại những người huyết áp cao, rất nên sử dụng hạt Chia thường xuyên để cân bằng và ổn định đường huyết.