Kinh Nghiệm Lựa Chọn Chậu Tắm Cho Bé Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

Đăng bởi: Cô Thuần Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 05/07/2024
15 phút đọc

Tắm bé sơ sinh không hề đơn giản, nhất là với các mẹ và các gia đình lần đầu có em bé. Nên lựa chọn chậu tắm đơn giản hay có thêm các vật dụng gì hỗ trợ giúp dễ tắm bé? Một chiếc chậu tắm phù hợp sẽ giúp mẹ tự tin hơn khi thao tác tắm cho bé. Dưới đây, Shop Mẹ Việt sẽ gợi ý cho mẹ cách lựa chọn chậu tắm phù hợp cho bé nhé! 

Chậu Tắm Cho Bé Là Gì

Chậu tắm cho bé là vật dụng cần thiết hỗ trợ cho mẹ và người chăm sóc tắm bé dễ dàng. Tắm trong chậu vừa giúp người tắm thao tác dễ dàng. Vừa giúp bé được tắm sạch và lại có thể thư giãn thoải mái trong quá trình tắm. Đối với bé thì giờ tắm con được ngâm mình trong làn nước, thỏa sức đạp chân đạp tay. Đây cũng là một hoạt động rất tốt, có lợi cho sự phát triển vận động của bé. 

Trong những lần đầu tắm bé, mẹ hay người chăm sóc có thể lúng túng, chưa thuần thục thao tác. Một chiếc chậu thiết kế riêng cho bé sẽ hỗ trợ thao tác tắm được dễ dàng. Giúp mang lại cho bé trải nghiệm tắm táp sảng khoái nhất, không ngại nước khi tắm.

BlockNote image

Có Nên Tắm Cho Bé Bằng Chậu

Em bé còn rất nhỏ nên khó tránh khỏi ba mẹ thao tác lóng ngóng khi tắm con. Nếu không cẩn thận, người lớn có thể vô tình trượt tay sẽ rất nguy hiểm cho bé. Các chậu tắm thông thường thường rất trơn trượt và diện tích nhỏ. Trong khi chậu tắm chuyên dụng cho bé hầu hết đều được thiết kế chống trượt cho ba mẹ. Và diện tích đủ rộng cho con quẫy đạp, tận hưởng các giờ đi tắm.

Thêm vào đó, chậu tắm cho trẻ thường được thiết kế với họa tiết đáng yêu. Có thể là hình con vật ngộ nghĩnh hoặc cũng có thể là hoa lá, rau củ,… Khiến cho giờ đi tắm của bé cũng trở nên vui vẻ hơn, hào hứng hơn, giải tỏa tâm lý cho các bé sợ nước. 

Cách Sử Dụng Chậu Tắm Cho Bé

Trước khi đi tắm mẹ nên chuẩn bị sẵn: 

  • Khăn tắm, chậu tắm, khăn khô to, sữa tắm, dầu gội đầu, bỉm, quần áo sạch.

  • Nước ấm, phòng kín gió, đèn sưởi cho bé nếu trời lạnh.

Quy trình tắm bé:

  • (Có thể) đặt một tấm lưới hoặc một chiếc khăn vào trong chậu để bé không bị trượt.

  • Pha nước ấm vào chậu, mực nước vừa với cơ thể bé.

  • Nhúng khăn lau mặt cho bé trước. Sau đó mẹ vắt khăn cho khô lau sạch vành tai, cẩn thận để không cho nước vào tai bé. 

  • Tiếp đó, dùng khăn lau đầu để làm ướt tóc bé, cho dầu gội đầu của bé ra tay, tạo bọt rồi massage nhẹ nhàng cho bé. Sau đó, mẹ cho bé hơi ngửa đầu ra sau và xối nước nhẹ.

  • Đặt cả người bé vào chậu, mẹ vòng tay ra gáy bé. Cánh tay ôm dọc lưng xuống tới hông, bao bọc bé trong vòng tay. Cho sữa tắm ra tay rồi chà nhẹ trên cơ thể bé.

  • Sau khi tắm xong mẹ bế bé lên. Dùng khăn khô lau sạch người, chú ý thấm hết nước ở cổ, nách và các nếp gấp, kẽ chân tay và mông.

  • Quấn bé vào khăn khô, lau kỹ lại lần nữa rồi mặc bỉm và quần áo cho bé.

Lưu ý: Với bé sơ sinh mẹ chỉ nên tắm 2, 3 lần/tuần. Mực nước tùy vào cơ thể và chiều cao của bé. Dùng nước ấm không quá 32 độ. Mẹ tuyệt đối không được để bé ở một mình khi tắm, dù chỉ là một thời gian ngắn.

Kinh Nghiệm Chọn Mua Chậu Tắm Cho Bé

BlockNote image

Mẹ sẽ sử dụng một chiếc chậu tắm cho con từ khi sơ sinh đến lớn. Do đó, mẹ nên tìm hiểu kỹ để mua một lần, tránh mua nhầm loại không phù hợp sẽ tốn thêm chi phí mua mới. Khi chọn mua chậu tắm, mẹ cân nhắc lựa chọn dựa trên các yếu tố sau:

Chất Liệu

Hầu hết các chậu tắm hiện nay đều được làm từ nhựa cao cấp, an toàn tuyệt đối cho bé. Các chậu tắm này trong phần thông tin sẽ ghi rõ làm từ nguyên liệu nhựa PP và không BPA. Nên chọn các chậu có thành dày sẽ bền hơn vì thành mỏng dùng lâu dễ giòn và vỡ.

Mẫu Mã

Có nhiều thiết kế bắt mắt với nhiều hình dạng khác nhau. Mỗi loại đều có những công năng riêng. Tùy vào nhu cầu và sở thích mà mẹ lựa chọn kiểu dáng phù hợp. Phổ biến nhất là chậu tròn và chậu hình hạt xoài. Ba mẹ lưu ý không nên chọn chậu quá sâu, khi ngồi bé có thể bị ngập nước nguy hiểm.

Kích Thước

Bé sẽ lớn khá nhanh nên mẹ không nên chọn các chậu nhỏ. Các chậu quá to có thể làm mẹ lúng túng khi tắm cho bé. Một chiếc chậu cỡ trung sẽ thuận tiện cho phần đông các mẹ. Tuy nhiên, một gợi ý nữa đó là mẹ hãy lựa chọn chậu theo thể trạng của bé. Nếu bé mới sinh có cân nặng lớn thì bé cũng sẽ phát triển nhanh và bụ bẫm. Do đó, đối với các bé này mẹ nên chọn chậu to sẽ hạn chế phải thay chậu thường xuyên.

Chậu Có Thêm Các Tính Năng

Bên cạnh các chậu tắm đơn giản chỉ có chậu thôi, ngày nay có rất nhiều thiết kế chậu tắm khác nhau. Khác biệt từ chất liệu như: chậu tắm bằng nhựa cứng, chậu tắm gấp được, thậm chí cả chậu tắm bơm hơi,… Cho đến các công năng đặc biệt như: chậu tắm có đánh dấu mức nước, loại có lớp lót bên trong bằng bọt biển mềm,… 

Khi lựa chọn các loại chậu này mẹ nên lưu ý những điểm sau:

  • Chọn chậu được bo tròn, có đáy chống trượt, bên trong chậu không có cạnh sắc, an toàn với bé.

  •  Chậu dày dặn không bị oằn xuống dưới sức nặng của nước hay của bé (đối với các loại bơm hơi).

  • Đặt một chỗ hay có thể dễ dàng di chuyển, gấp lại, tiết kiệm diện tích.

  • Chậu tắm bơm hơi nên có nút ở đáy để tháo nước sau mỗi lần tắm dễ dàng.

  • Nên sử dụng kèm 1 chiếc nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm. Đảm bảo nước luôn phù hợp với bé, tránh gây bỏng hay rát da bé.

Đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/be-cham-phat-trien-chieu-cao-phai-lam-sao/

Thương Hiệu Chậu Tắm Cho Bé Phổ Biến

BlockNote image

Có rất nhiều sự lựa chọn chậu tắm cho bé từ các loại nhập ngoại như thương hiệu Farlin, KuKu, Babybum, Thái Lan… Ưu điểm đẹp và có thể tích hợp thêm một số chức năng hiện đại. Tuy nhiên giá thành thường cao hơn các loại chậu sản xuất trong nước.

Các loại chậu tắm cho bé này thường dao động từ 300 - 500k (Hanbei, Kuku, Kiza,...). Cho đến hơn 1 triệu cho các chậu tắm cao cấp (Combi, Hinata,...).

Chậu tắm Việt Nam: Thương hiệu Song Long, Đại Đồng Tiến, Duy Tân… Ưu điểm: bền, chất lượng tốt và có mức giá phù hợp với đại đa số gia đình. Nhược điểm: kiểu dáng, mẫu mã, thiết kế ít đa dạng và bắt mắt được như chậu tắm cho bé nhập ngoại. Giá bán chỉ dao động từ 90 - 120k/c.  

Sau khi sử dụng xong, mẹ nên đổ hết nước trong chậu tắm ra và vệ sinh sạch sẽ để sử dụng lần sau.

Sản phẩm tốt cho bé https://meviet.vn/com-upi-men-tieu-hoa-cho-be-nen-co-trong-tu-thuoc-gia-dinh/

Có Nên Sử Dụng Lưới Kèm Chậu Tắm

Không thể phủ nhận là khi đặt trẻ lên lưới tắm mẹ sẽ có cảm giác tin tưởng, an toàn hơn nhiều. Nhờ đó, mẹ tự tin tắm cho bé hơn. Tuy nhiên, trên thực tế thì sẽ có bé thích, có bé không thích lưới tắm này. Con rất thích được vùng vẫy, đạp chân trong làn nước ấm. Một chiếc lưới tắm sẽ giới hạn hoạt động của con. Vì thế, mẹ không nhất thiết phải sử dụng lưới kèm chậu tắm.

Kết Luận

Với sự trợ giúp của một chiếc chậu tắm cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ, việc tắm cho con trở nên đơn giản và tự tin hơn. Hy vọng các ba mẹ đã biết cách tìm được cho con một chiếc chậu tắm phù hợp. Và sẵn sàng tận hưởng những giờ tắm thật thư giãn, sảng khoái. Để giờ đi tắm luôn là khoảng thời gian con trông đợi mỗi ngày.