Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng tuổi cho bé từ 5 – 18 tháng đơn giản mẹ dễ thực hiện. Tiết kiệm thời gian và công sức cho mẹ chuẩn bị thực đơn. Mẹ chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu và nấu cho con thôi. Bây giờ thì cùng tìm hiểu chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo các giai đoạn khác nhau sẽ có gì khác biệt. Và cùng lưu lại các thực đơn để bắt tay thực hành ngay và luôn nhé!
Bé mới ăn dặm được ăn những thực phẩm nào? Từ cuối tháng thứ 5, con đã có thể bắt đầu nhấm nháp một ít hoa quả. Tuy nhiên, hoa quả chứa nhiều axit. Bé ăn quá sớm hoặc ăn lượng nhiều sẽ gây hại cho dạ dày của bé. Mẹ nên chế biến hoa quả thành các món sinh tố rồi nấu chín cho con dễ tiêu hóa nhé.
Bé từ 6 tháng thì có thể ăn hoa quả trực tiếp. Những loại hoa quả tốt cho bé mẹ nên giới thiệu như: táo, lê, kiwi, bơ, chuối, thanh long, mận tây, cherry, dâu tây,…
Tầm 8 tháng, con mới sẵn sàng tiếp nhận hoa quả có vị chua như cam, chanh dây, bưởi. Tuy nhiên, mẹ cũng cần vắt lấy nước rồi pha loãng trước khi cho bé uống.
Mẹ tìm hiểu đầy đủ về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:
Phương Pháp Ăn Dặm Kiểu Nhật – Huấn Luyện Em Bé Có Khẩu Vị Tuyệt Vời
Dụng Cụ Ăn Dặm Kiểu Nhật – Tất Tần Tật Những Món Mẹ Cần Dùng Đến
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng tuổi có thay đổi về lượng ăn và cách chế biến. Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật đơn giản là:
Đầu tiên, giới thiệu một lượng nhỏ thức ăn dễ tiêu hóa là cháo trắng cho con làm quen.
Tăng dần lượng ăn mỗi 2-3 ngày.
Tiếp theo giới thiệu mới các loại rau củ quả với một lượng nhỏ, mỗi loại liên tục trong 2-3 ngày để bé quen vị.
Cho con làm quen thực phẩm cung cấp chất đạm: thịt, cá, gà, trứng, hải sản,…
Tăng dần lượng ăn và theo dõi lượng ăn thực tế để biết con ăn bao nhiêu là phù hợp.
Món mới giới thiệu ít nhất 2-3 ngày liên tục và theo dõi phản ứng dị ứng.
Không giới thiệu trẻ 2 món mới đồng thời. Để nếu có dị ứng, mẹ sẽ biết ngay thực phẩm nào là nguồn gây dị ứng.
Các bài viết cùng chủ đề:
Cách Nấu Ăn Dặm Kiểu Nhật – Hướng Dẫn Nấu Cháo, Nước Dashi Là Gì
Cách Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật Đúng Chuẩn Giúp Bé Hợp Tác Ăn Ngon
Chi tiết thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng tháng mẹ tham khảo bên dưới nhé!
Bé 5 tháng tuổi mẹ cho bé tập làm quen với ăn dặm với cháo loãng. Tháng thứ 6, bé sẽ chính thức làm quen các nguyên liệu thuộc các nhóm: tinh bột, đạm, chất xơ. Thức ăn của bé phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn. Thực phẩm đặt trong bát riêng để con thưởng thức trọn vẹn hương vị món ăn.
Nếu bé không thích và từ chối món ăn nào đó, mẹ không nên ép bé. Thay vào đó hãy ngưng 2-3 ngày sau đó giới thiệu lại cho bé lần nữa. Mẹ hãy kiên trì giới thiệu 1 thực phẩm ít nhất 7 lần trước khi con từ chối hẳn. Hay mẹ có thể cho con một chiếc muỗng xinh xinh để tự xúc ăn.
Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:
Tinh bột: Cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây.
Đạm: đậu phụ trắng, thịt gà, lòng đỏ trứng gà (luộc chín kỹ), cá thịt trắng (cá lóc, cá diêu hồng, cá rô)…
Chất xơ: Cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây.
Thực đơn:
Cách chế biến:
Nấu cháo trắng theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước hoặc 1 cơm : 4,5 nước.
Các nguyên liệu đều phải được hấp chín và nghiền nhỏ.
Không cho gia vị vào món ăn.
Lượng thức ăn: cháo 5 – 30g, rau củ quả 5 – 20g, đạm 5 – 10g.
Trái cây: bơ, chuối, xoài, đu đủ chín nhừ, dưa hấu, lê, táo… nạo nhuyễn cho bé ăn tráng miệng.
Xem thực đơn chi tiết:
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 4-6 Tháng Và Những Lưu Ý Quan Trọng
Từ tháng thứ 7, bé sẽ ăn đặc và thô hơn so với lúc 5-6 tháng. Bé đã biết nhiều loại thức ăn nên mẹ có thể giới thiệu con các món phối hợp.
Những thực phẩm bé có thể ăn thêm trong giai đoạn này:
Tinh bột: yến mạch, mì ống, ngũ cốc.
Đạm: Gan, gà, lòng trắng trứng, đậu, thịt nạc (heo, bò), cá thịt đỏ (hồi), gan. Nên cho bé ăn từng ít một để thử dị ứng thức ăn.
Chất xơ: cà chua, nấm, bắp cải, rau cải, cải bó xôi, rau dền, mồng tơi, dưa leo…
Lưu ý: Khi nào bé tròn 8 tháng tuổi mẹ mới cho con ăn lòng trắng trứng gà nhé.
Lượng sữa và thức ăn hàng ngày:
Trẻ bú mẹ: bú theo nhu cầu.
Trẻ uống sữa công thức: 4 cữ/ngày (lượng sữa tùy theo nhu cầu).
Số bữa ăn/ngày: 2 bữa/ngày, sáng – chiều.
Lượng thức ăn tăng dần: cháo: 40 – 70g, rau: 25g, đạm: 10 – 15g.
Thực đơn:
Cách chế biến:
Nấu cháo với tỷ lệ 1:7 và sau khi nấu nên rây lại để tăng độ thô.
Nấu mềm thức ăn, nghiền sơ để bé có thể dễ dàng nghiền nát thức ăn bằng lưỡi và nướu.
Trái cây: nên cắt thành dạng dài để tập cho bé cầm, tự cắn ăn. Việc này giúp bé dần biết cách tự điều chỉnh cắn miếng trái cây như thế nào để có thể nhai, nuốt dễ dàng.
Hướng dẫn chi tiết:
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 7-8 tháng Đảm Bảo Dinh Dưỡng Tối Ưu
Ở độ tuổi này, mẹ điều chỉnh lượng thức ăn dặm của con tăng theo dần mỗi bữa. Điều này sẽ giúp dạ dày của con thích nghi dần với lượng ăn nhiều. Nhiều bé đã biết cắn, nhai bằng nướu và dùng lưỡi đè nát thức ăn. Hãy thử giới thiệu các thức ăn có độ dai vừa phải và theo dõi phản ứng của con.
Lượng sữa và thức ăn hàng ngày:
Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
Trẻ uống sữa công thức: 3 cữ sữa (khoảng 500 – 600ml).
Ăn 3 bữa/ngày (sáng, trưa, chiều), có thể cho con ăn thêm 1-2 bữa phụ nhẹ nhàng.
Lượng thức ăn/bữa: cháo 40 – 70g, đạm 15 – 20g (nếu ăn đậu phụ cần 40 – 50g), rau 25 – 30g.
Thực đơn:
Cách chế biến:
Cháo đặc nấu theo tỷ lệ: 1 gạo : 5 nước hoặc 1 cơm : 2 nước.
Các loại rau củ, quả được hấp/luộc chín, thái thanh dài hoặc nghiền sơ cho bé tập nhai.
Thịt heo, thịt gà, thịt bò, tôm… hấp chín, xé sợi, giã nhỏ. Cá hấp chín, dằm nát.
Mẹ có thể nấu chung thịt/cá cùng cháo của bé.
Có thể nêm 1 ít gia vị vào thức ăn cho con.
Trái cây nên thái thanh dài cỡ ngón tay út cho bé tự cầm ăn.
Nho nên bóc vỏ, chẻ đôi theo chiều dọc, tránh cho bé khỏi bị hóc. Cam, quýt, bưởi bóc vỏ, bỏ hạt, tách ra từng miếng nhỏ.
Mẹ đọc kỹ bài này:
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 9-11 Tháng Hấp Thu Khỏe Và Tăng Cân
Ở độ tuổi này, bé đã có nhiều răng hơn nên có thể nhai, nuốt thức ăn dễ dàng. Thức ăn của bé không cần nấu mềm như trước. Khi bé đã cầm nắm thức ăn thuần thục, mẹ hãy cho bé ăn uống chủ động hoàn toàn. Cho phép con dùng thìa tự xúc thức ăn trong cả bữa ăn. Việc này là nhằm giúp bé tự lập hơn và có thể tự ăn một mình.
Bé 12 – 18 tháng tuổi đã có thể ăn đa dạng các nguyên liệu. Vì thế, thực đơn ăn dặm cho bé mẹ có thể sáng tạo nhiều món.
Lượng sữa và lượng ăn hàng ngày:
Nếu đã cai sữa cho con (đối với trẻ bú mẹ), mẹ cần bổ sung 2 cữ ăn phụ/ngày.
Đối với những bé uống sữa công thức, mẹ tập cho bé uống sữa bằng ly. Như thế con sẽ nhanh chóng biết uống nước, sữa như người lớn.
Số bữa ăn: 3 bữa/ngày (sáng, trưa, chiều) cùng 2 bữa phụ.
Lượng thức ăn: Cơm nát: 80 – 90g, Đạm: 15 – 18g, lòng đỏ trứng: 2/3 quả, đậu phụ: 50g. Rau: 40 – 50g.
Thực đơn:
Cách chế biến:
Cơm nát nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 2 nước hoặc 1 cơm : 1 nước.
Cà rốt, đậu que, ngô non… luộc/hấp rồi cắt khúc cho bé ăn.
Thịt gà, heo,bò… thái miếng mỏng theo thớ ngang rồi chế biến cho bé dễ cắn.
Tôm, sò (luộc/hấp chín, bóc vỏ để nguyên con).
Trái cây tráng miệng: Thái thành thanh dài hay miếng nhỏ cho bé tự cầm ăn.
Tham khảo thêm:
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 12-18 Tháng Ăn Cả Thế Giới
Các thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng tuổi đã sẵn sàng. Các mẹ hãy xắn tay áo lên bắt đầu chế biến cho con nhé! Bên cạnh thực đơn tham khảo, các mẹ hãy thoải mái thiết kế nên thực đơn riêng của con. Với các nguyên liệu đa dạng và phong phú theo mùa. Như thế, con sẽ luôn được thưởng thức các món ăn tươi ngon bổ dưỡng. Mẹ cũng vừa tiết kiệm được chi phí nấu ăn dặm cho bé. Mẹ hãy lên thực đơn hàng tuần và dành thứ 7 hay chủ nhật để chế biến và trữ đông. Đến bữa chỉ việc lấy ra, rã đông và hâm lại cho con thưởng thức. Hay mẹ đi làm nhờ bà ở nhà trông bé cho bé ăn theo cách này cũng tiện lợi mẹ nhỉ? ^^
Các mẹ cũng đọc các bài này: