Đầy hơi chướng bụng là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ba mẹ đừng quá lo lắng nhé! Vì tình trạng này hoàn toàn có thể xử trí bằng các biện pháp đơn giản và thực hiện được tại nhà. Sau đây, team Mẹ Việt chia sẻ cùng ba mẹ cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng nhanh và hiệu quả.
Đầy hơi chướng bụng là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do trẻ thường nuốt phải không khí trong quá trình bú hoặc khóc. Trẻ khóc nhiều vì khó chịu và đây là cách duy nhất trẻ truyền đạt thông tin cho mẹ biết.
Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vẫn trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. 6 tháng đầu trẻ chủ yếu làm quen với sữa. Từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, làm quen nhiều loại thức ăn từ rau củ quả cho đến thịt cá. Khí sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn hay hoạt động của vi khuẩn đường ruột làm trẻ đầy hơi, chướng bụng.
Ngoài ra, trẻ bú quá nhiều hay ăn quá no so với khả năng tiêu hóa của dạ dày cũng dẫn đến tình trạng trên.
Nếu bé hay khóc, mẹ cần tham khảo bài này: Giải Mã Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Khóc Nhiều Và Cách Mẹ Khắc Phục
Các biểu hiện trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng dễ quan sát bằng mắt thường. Ba mẹ có thể nhìn thấy trẻ có một vài hoặc tất cả những biểu hiện sau:
Sau khi ăn từ 1-2 giờ, bụng trẻ vẫn căng tròn, trướng lên. Mẹ dùng bàn tay vỗ nhẹ vào bụng bé thì thấy phát ra âm thanh như tiếng trống.
Sau ăn no bé vẫn quấy khóc, khó chịu, bứt rứt. Cữ tiếp theo bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường.
Trẻ có biểu hiện ọc sữa, nôn thức ăn ra ngoài.
Trẻ xì hơi nhiều lần, đi ngoài phân lỏng hoặc sền sệt, cũng có khi táo bón.
Ban đêm trẻ khó vào giấc, hay thức giấc giữa đêm, mất ngủ do bụng đau, ấm ách, khó chịu.
Cho trẻ bú đúng cách bao gồm tư thế bế bé bú đúng và bé bú đúng khớp ngậm. Cho bé bú đúng cách hạn chế tình trạng trẻ nuốt nhiều không khí vào bụng. Tư thế bú đầu bé luôn cao hơn dạ dày để sữa chảy xuống đáy dạ dày. Phần hơi nằm bên trên mẹ dễ dàng vỗ ợ hơi cho trẻ.
Trẻ bú bình mẹ lưu ý nghiêng bình để sữa luôn ngập núm vú sẽ tránh được trẻ nuốt hơi vào bụng. Mẹ cũng nên chọn bình sữa thiết kế chảy chậm thay vì bình chảy nhanh.
Các động tác massage tác động giúp trẻ tăng nhu động ruột. Thúc đẩy bộ máy tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Làm giảm đầy hơi chướng bụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả. Đồng thời, hỗ trợ đẩy hết hơi ra ngoài giúp trẻ nhẹ bụng và không còn cảm giác khó chịu.
Để biết thêm về lợi ích của massage cho bé Ba Mẹ tham khảo bài viết 9 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Massage Cho Trẻ Sơ Sinh
Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh, ba mẹ áp dụng các động tác massage tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng. Hay bài tập đạp xe đạp hỗ trợ trẻ nhanh xì hơi. Ba mẹ tìm hiểu cách massage đúng chuẩn cho bé sơ sinh tại Khóa Học Massage Cho Bé Sơ Sinh Chuẩn Quốc Tế GV Phạm Thuần nhé.
Ợ hơi là phương pháp đơn giản mà hiệu nghiệm giúp giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị chướng bụng. Sau khi cho bú xong, mẹ không nên đặt trẻ nằm xuống ngay mà nên vỗ ợ hơi cho bé.
Cách thực hiện:
Tư thế dựa vào vai mẹ: Bế bé tựa đầu vào vai rồi vỗ nhè nhẹ lên lưng bé. Hoặc xoa vòng tròn trên lưng trẻ bắt đầu từ xương sống bên dưới lên tới cổ.
Tư thế bế bé ngồi thẳng: bế bé ngồi thẳng dựa vào lòng mẹ. Dần dần vào con ngả người về phía trước. Một bàn tay đặt ngang ngực bé, tay còn lại vỗ vỗ hoặc xoa xoa lưng bé.
Tư thế nằm trong lòng mẹ: Đặt bé nằm sấp trên đùi, sát vào lòng mẹ, một tay giữ nhẹ cằm, tay kia xoa hoặc vỗ lưng trẻ . Áp lực của đùi mẹ kết hợp với áp lực của vỗ lưng tác động lên bụng bé giúp ợ hơi.
Thực hiện từ 10-15 phút để trẻ đẩy toàn bộ hơi trong bụng ra và cảm giác dễ chịu.
Đối với các bé trên 6 tháng tuổi, uống thiếu nước cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ bị đầy bụng. Do đó, mẹ cần kiểm tra lại lượng nước con uống trong ngày và bổ sung nếu còn thiếu.
Trên đây là những cách giúp ba mẹ giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng thông thường. Khi trẻ gặp vấn đề này trong thời gian dài, nôn trớ nhiều, chán ăn, quấy khóc, chậm tăng cân…, có thể trẻ đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Ba mẹ tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng trên để biết cách xử lý triệt để nhé.
Các nguyên nhân thường gặp gồm:
Trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức, dị ứng protein trong sữa. Thiếu hụt men lactase trong cơ thể trẻ, không đủ tiêu hóa hết đường lactose trẻ dung nạp vào.
Bình uống sữa của trẻ không đảm bảo vệ sinh.
Mẹ ăn quá nhiều thực phẩm sinh hơi như: Các loại đậu, bắp cải Bruxen, bắp cải, súp lơ và súp lơ xanh, yến mạch, quả bơ, đào, lê, cam, chanh, mận và mận khô… Các chất này theo sữa mẹ vào hệ tiêu hóa của trẻ cũng gây chướng bụng.
Trẻ có vấn đề về tiêu hóa như chứng trào ngược dạ dày – thực quản, táo bón. Chứng trào ngược dạ dày – thực quản cũng làm trẻ sơ sinh bị đầy bụng chứ không phải chỉ có nôn trớ.
Do thay đổi chế độ ăn: Hay gặp khi bé đang trong giai đoạn chuyển tiếp chế độ ăn uống. Ví dụ như khi bé đang bú mẹ chuyển sang bú bình; đang bú sữa hoàn toàn chuyển sang ăn dặm,…Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và cần thời gian thích nghi. Trong thời gian đó, hệ tiêu hóa của trẻ có thể phản ứng bằng triệu chứng đầy bụng.
Do dùng kháng sinh hoặc thuốc: Các loại thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có hại đồng thời cũng tiêu diệt luôn hệ vi sinh có lợi trong đường ruột. Gây ra các vấn đề về tiêu hóa như phân lỏng, tiêu chảy, đầy hơi,…
Ngoài ra trẻ bị đầy bụng còn do đường ruột bị nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm,…
Nếu đã áp dụng những cách trên mà tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng vẫn không thuyên giảm. Có thể là trẻ gặp vấn đề lớn hơn về tiêu hóa. Ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tìm nguyên nhân và được điều trị đúng cách. Đầy hơi chướng bụng ảnh hưởng đến việc quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và trẻ tăng cân. Do đó, ba mẹ hãy xử lý càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhé.
Các vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh:
6 Giải Pháp Hữu Hiệu Giúp Mẹ Chấm Dứt Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Vặn Mình
Có Nên Massage Theo Các Video Cách Massage Cho Trẻ Sơ Sinh Trên Mạng