Trong những tuần tuổi đầu tiên, bên cạnh chuyện bú mẹ thì làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc là điều các mẹ quan tâm nhất. Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh trong phát triển hệ thần kinh và cảm xúc. Trẻ chưa quen với môi trường mới thường ngủ không sâu giấc và thức dậy nhiều lần trong vài giờ. Khiến mẹ rất stress và mệt mỏi. Các mẹ hãy cùng team Mẹ Việt tìm hiểu cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc nhé!
Trong 2 tháng đầu, trẻ thường dành nhiều thời gian để ngủ.
Trẻ cần ngủ từ 10 – 18 giờ mỗi ngày.
Chia thành 3 giấc ban ngày và 1 giấc đêm.
3 giấc ban ngày không quá 2h/giấc.
Tuy nhiên, giai đoạn này, trẻ có thể nhầm lẫn trong phân biệt giữa ngày và đêm. Vì vậy, trẻ thường ngủ bất kỳ lúc nào, không phân biệt giờ giấc. Điều đó cũng có nghĩa là trẻ có thể thức từ 1 – 5 giờ sáng trong khi người lớn đang say giấc. Hoặc có trẻ có biểu hiện ngày ngủ đêm thức làm cho mẹ và cả gia đình đảo lộn sinh hoạt.
Để giúp cho trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc, ba mẹ hãy thực hiện các phương pháp sau:
Dưới tám tuần đầu sau sinh, trẻ không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ.
Khi trẻ buồn ngủ sẽ có những dấu hiệu như: chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Nhận biết dấu hiệu buồn ngủ, mẹ nên đặt bé vào nôi hay giường để bé tự ngủ.
Nếu bé yêu gặp vấn đề khó đi vào giấc ngủ, mẹ tham khảo bài viết này nhé!
7 Cách Giúp Mẹ Chấm Dứt Nỗi Lo Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ
Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Dấu hiệu là bé hay quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ dù mẹ đã díp mắt. Trong vài ngày đầu sau sinh, con chưa thể thích nghi ngay được. Con chỉ phân biệt được ngày và đêm khi được ít nhất hai tuần tuổi. Ba mẹ càng dạy muộn trẻ càng khó thích nghi.
Ban ngày, khi trẻ còn thức, mẹ hãy thực hiện những việc sau để giữ bé tỉnh táo:
– Chơi với bé càng nhiều càng tốt.
– Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ.
– Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng.
– Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường như tiếng tivi, radio, máy giặt,…
– Đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.
Ban đêm:
– Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm.
– Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện với bé.
Sáu đến tám tuần tuổi trẻ đã sẵn sàng để tự ngủ. Mẹ nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách mẹ tập bé ngủ trong tám tuần đầu sau sinh mang tính chất quyết định. Mẹ cho bé nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa bé, bế rung bé khi trong tám tuần đầu thì bé sẽ quen. Và không ngủ được nếu không có rung lắc, đu đưa.
Tốt nhất mẹ nên:
Thiết lập một loạt “thủ tục” trước khi ngủ như tắm, chơi nhẹ nhàng, nghe nhạc, đọc sách, vỗ mông, gãi đầu,…
Đặt trẻ lên giường ngủ khi trẻ tỉnh táo, giúp con hiểu nằm trên giường là đến giờ ngủ rồi.
Đặt trẻ nằm ngửa.
Giường thoáng, không có chăn, gối, thú bông,… tránh chèn trẻ trong khi ngủ.
Xoa nhẹ ở vùng chân mày, trán, sống lưng hay chân tay bé. Nhiều bé thích phương pháp này sẽ nhanh chóng chìm vào rất ngủ.
Nếu trẻ khóc, hãy đợi vài phút trước khi kiểm tra trẻ. Lần 1 hãy để trẻ đợi 1 phút rồi vào dỗ dành. Mẹ có thể ôm hay ở bên cạnh trẻ nhưng không quá 2p. Sau đó rời đi (kể cả khi trẻ vẫn đang khóc) và tiếp tục chu kỳ chờ đợi mới. Những lần sau mẹ tăng dần thời gian trẻ đợi lên 3p 5p, 8p, 10p,… Thời gian chờ đợi giúp trẻ tự ổn định và tự lập trong giấc ngủ.
Hãy tập cho trẻ thói quen chỉ nhìn thấy mẹ/ba/bà,… là đủ cảm giác an toàn và trẻ có thể tự ngủ ngay sau đó.
Việc chuẩn bị tốt giấc ngủ cho trẻ rất quan trọng để giúp trẻ ngủ ngoan và sâu giấc. Ba mẹ chuẩn bị như sau:
Cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ.
Tạo không khí yên tĩnh giúp trẻ dễ vào giấc.
Cho trẻ ngủ sớm: cho trẻ ngủ vào khoảng 8 giờ tối để tạo thành nếp tốt, thuận lợi cho trẻ khi đến tuổi đi học.
Dỗ giấc ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi.
Giường ngủ cho trẻ êm ái và cảm giác an toàn như trong bụng mẹ.
Tránh kích thích quá mức lên giác quan khi cho trẻ ngủ: không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng dịu. Cách bày trí nhẹ sẽ tạo sự bình yên giúp hệ thần kinh trẻ được ổn định khi ngủ.
Tạo sự thoải mái cho bé trước khi đi ngủ: thiết lập không gian ngủ tối, yên tĩnh, nhiệt độ phù hợp, tắt tivi và giảm âm lượng nhạc, điện thoại. Mẹ tránh căng thẳng, cáu gắt vì mãi con không ngủ, con sẽ cảm nhận được, thấy bất an và càng khó vào giấc.
Nếu mẹ đang băn khoăn làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc thì hãy massage cho trẻ trước khi ngủ.
Lợi ích của massage cho trẻ sơ sinh là rất lớn. Trẻ trước khi đi ngủ được massage sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Các động tác massage nhẹ nhàng đều khắp giúp toàn bộ cơ thể trẻ thả lỏng, đạt đến trạng thái thư giãn sâu. Nhất là vào những tuần khủng hoảng, massage có tác dụng làm dịu những căng thẳng thần kinh cho trẻ. Đây cũng là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc vào ban đêm thường được các mẹ áp dụng.
Trẻ ốm nhẹ, bị đau, giai đoạn mọc răng,… mẹ cũng có thể massage cho bé giúp giảm cảm giác khó chịu, quấy khóc. Dễ dàng đi vào giấc ngủ. Cách Massage cho trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế, ba mẹ tham khảo tại:
Khóa Học Massage Cho Bé Sơ Sinh Chuẩn Quốc Tế GV Phạm Thuần.
Ba mẹ thường thấy bé hay cựa mình lúc ngủ và hiểu lầm là có vấn đề gì đó nên trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc. Liệu con có thật sự ngủ không sâu giấc hay không, ba mẹ sẽ có câu trả lời dưới đây.
Giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia làm 2 loại gồm nhiều giai đoạn như người lớn là: Giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm.
Giấc ngủ nhanh (REM – rapid eye movement: cử động mắt nhanh): là giấc ngủ nông, trẻ nằm mơ và mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Giấc ngủ REM chiếm đến khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ trong ngày.
Giấc ngủ chậm (Non – REM – Non-rapid eye movement, không cử động mắt nhanh): Giấc ngủ này gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.
Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ – Trẻ vẫn có cử động, giật mình, vặn mình hoặc rên.
Giai đoạn 3: Ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động.
Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động.
Sự thật là dù ngủ 16-18h giờ/ngày nhưng bé chỉ ngủ sâu trong khoảng 8 giờ thôi nhé.
Giấc ngủ của trẻ sẽ tuần tự theo 4 giai đoạn rồi quay lại giai đoạn 2 và chuyển sang giấc ngủ nhanh. Một giấc ngủ của trẻ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Do đó trẻ hay bị giật mình khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và khó ngủ trở lại.
Nếu tỉnh giấc vào cuối chu kỳ ngủ, trẻ sẽ bước vào giai đoạn “tỉnh giấc yên lặng”. Trẻ vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và nhận thức được môi trường xung quanh. Trẻ nhận biết được các âm thanh và động chạm.
Tiếp theo, trẻ chuyển sang giai đoạn “tỉnh giấc hoạt động”, chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh có cử động. Sau đó sẽ là “giai đoạn khóc”: trẻ cử động nhiều hơn và có thể khóc lớn. Lúc này trẻ cần được làm dịu bằng cách mẹ ôm sát trẻ vào người hay quấn trẻ trong khăn, mền hay nhộng.
Tốt nhất là mẹ nên cho bé bú trước khi bé bước sang giai đoạn khóc. Trong giai đoạn khóc, bé có thể “cáu” (quá khó chịu) nên không chịu bú. Đối với trẻ sơ sinh, khóc là dấu hiệu cuối cùng của đói bụng, sau khi bé đã làm một số dấu hiệu như tìm vú, đưa tay vào miệng, nắm chặt bàn tay… Mẹ khi thấy những dấu hiệu này nên cho bé bú ngay, không nên đợi trẻ quá đói nhé.
Như vậy ba mẹ đã có câu trả lời làm thế nào để giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc. Ba mẹ hãy thiết lập cho con những thói quen báo hiệu cho con biết là đã đến giờ đi ngủ rồi. Chuẩn bị cho con một môi trường thuận lợi để con nhanh vào giấc. Kết hợp với massage đều đặn hàng ngày để con thả lỏng, thư giãn cơ thể và ngủ ngon hơn. Bé của mẹ sẽ có những giấc ngủ sâu như ý đấy. Và mẹ cũng nên tranh thủ ngủ cùng con để nhanh phục hồi sức khỏe nhé!
Các vấn đề thường gặp khi chăm bé:
Mách Mẹ Cách Xử Lý Khi Trẻ Sơ Sinh Đầy Hơi Chướng Bụng
Có Nên Massage Cho Trẻ Sơ Sinh Hay Không?
Giải Mã Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Khóc Nhiều Và Cách Mẹ Khắc Phục