Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì mẹ nào cũng đã biết. Tuy nhiên vì nhiều lý do, một số mẹ hiện nay kết hợp cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức. Vì vậy trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cách kết hợp sữa ngoài và sữa mẹ một cách khoa học. Các mẹ cùng đọc nhé!
Thời điểm tốt để có thể giới thiệu bình sữa cho bé thường là khi bé từ 2 đến 6 tuần tuổi trở lên. Nhưng hãy cẩn thận nhé, nếu mẹ cho bé bú bình quá sớm thì bé có thể thích dòng sữa nhanh hơn, bú dễ dàng hơn từ bình và mất hứng thú với sữa mẹ.
Bên cạnh đó, nếu mẹ chờ đợi quá lâu, đến khi giới thiệu bình sữa thì bé có thể từ chối đấy. Các phản xạ mút của bé sơ sinh thường bắt đầu mờ dần vào khoảng 6 đến 8 tuần, do đó, tốt nhất nên giới thiệu bình sữa trước khi phản xạ này mờ dần để bé phản xạ mút vào bình sữa.
Mẹ hãy thử bắt đầu với một lượng nhỏ sữa mẹ vắt sẵn tại thời điểm mà cả hai mẹ con đều thấy thoải mái, không bị áp lực thời gian. Ví dụ như một vài tuần trước khi mẹ chuẩn bị đi làm lại. Sau đó mẹ tăng liều lượng từ từ cho đến khi bé có thể bú đủ phần sữa trong một cữ.
Phương pháp “bình mới rượu cũ” này sẽ giúp bé làm quen dễ dàng hơn với việc bú bình. Khởi đầu cho việc kết hợp bú sữa ngoài và sữa mẹ suôn sẻ, thuận lợi.
Xem thêm: Nuôi Con Hoàn Toàn Bằng Sữa Mẹ – Khó Hay Dễ???
Nếu bé được bú sữa mẹ hoàn toàn từ trước tới nay, mẹ nên bắt đầu với một bình sữa có núm vú chảy chậm, rộng. Hình dạng và dòng chảy nên giống với núm vú của mẹ. Điều này làm giảm khả năng em bé cảm thấy dễ dàng lấy sữa từ bình hơn, dẫn đến việc từ chối bú mẹ quá sớm.
Tuy nhiên, một em bé lớn hơn 3 tháng tuổi có thể khó chịu với bình sữa chảy chậm, đặc biệt là nếu sữa mẹ có dòng chảy nhanh. Trong trường hợp đó, mẹ nên chọn một bình sữa chảy nhanh hơn.
Để đảm bảo bé vui vẻ, thoải mái và không bị đói, hãy cho bé bú bình từ một đến hai giờ tính từ lúc bé bú lần cuối.
Trong khi tập cho bé bú bình mẹ hãy cố gắng thư giãn nha. Em bé cảm thấy căng thẳng và có thể từ chối bú nếu mẹ có vẻ lo lắng đấy.
Phải làm thế nào khi trên thị trường có quá nhiều loại sữa có thành phần và xuất xứ khác nhau? Loại nào cũng được quảng cáo là rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? Nên chọn loại nào để kết hợp sữa ngoài với sữa mẹ? Hãy cùng Meviet điểm qua một vài lưu ý quan trọng khi chọn sữa công thức cho bé trong giai đoạn này nhé:
Trong giai đoạn này, mẹ nên chọn những dòng chứa các dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa.
Đầu tiên, mẹ nên ưu tiên chọn những loại sữa không có chứa dầu cọ mẹ nhé. Dầu cọ là thành phần được nhiều nhà sản xuất thêm vào các sản phẩm sữa công thức do giá thành rẻ, lại dễ bảo quản. Tuy nhiên, loại dầu này có chứa nhiều axit palmitic. Trong khi hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất non nớt. Hoàn toàn không đủ khả năng phá vỡ các liên kết của phân tử này. Từ đó, lượng axit palmitic này sẽ kết hợp với canxi – thành phần phổ biến khác có trong sữa công thức. Tạo thành một dạng hợp chất chứa canxi không tan. Làm cho kết cấu của phân cứng lại khiến trẻ bị táo bón.
Ngoài ra, dầu cọ còn làm giảm khả năng hấp thu những dưỡng chất quan trọng (như DHA), năng lượng. Và làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh đường ruột của trẻ.
Sữa chứa FOS (chất xơ hoà tan) và Nucleotide sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Giảm các triệu chứng bất dung nạp của đường tiêu hóa. Mẹ cũng nên xem hai thành phần quan trọng này đã có trong loại sữa mẹ định chọn hay chưa nha.
Bên cạnh đó, thành thần HMO trong sữa công thức giúp nuôi dưỡng hệ miễn dịch đặc biệt: Không bị các enzyme trong ruột phân giải, tăng cường đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm trùng của bé.
Trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời, trẻ cần được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển trí não. Vì đây là giai đoạn não bộ bé phát triển với tốc độ nhanh nhất. Vì vậy việc chọn sữa công thức cung cấp đủ dưỡng chất cho trí não là vô cùng quan trọng.
DHA là một dưỡng chất quan trọng mà mẹ cần luôn đảm bảo khi chọn sữa cho con. Tuy nhiên, đây lại là một dưỡng chất dễ bị oxi hóa. Nên mẹ cần chọn những công thức sữa mà trong đó DHA được bảo vệ bởi những dưỡng chất chống oxi hóa mạnh. Như Vitamin E tự nhiên – dưỡng chất làm gia tăng các kết nối trong tế bào não ở vùng não quan trọng liên quan đến trí nhớ, thị giác, ngôn ngữ. Dưỡng chất Lutein thúc đẩy phát triển và duy trì chức năng não bộ, tăng cường khả năng học hỏi và trí nhớ,…
Bên cạnh đó, các dưỡng chất thiết yếu khác cho não bộ như AA, Omega 3 & 6, Taurin, Cholin, Sắt, Kẽm, Vitamin B1, B12 cũng sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn cho trí não của bé.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa công thức. Để chọn được loại sữa tốt nhất cho bé, mẹ nên cân nhắc loại sữa cung cấp đủ các yếu tố. Giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hoá và cả não bộ của bé. Similac là một sản phẩm sữa mát cho bé có chứa đầy đủ các dưỡng chất trên. Các mẹ có thể yên tâm kết hợp sữa ngoài và sữa mẹ cho bé mà không lo bé bị táo bón. Mẹ có thể tham khảo TẠI ĐÂY để lựa chọn trong giai đoạn này.
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên có nhiều lý do khiến mẹ không thể cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Bài viết này sẽ giúp mẹ có sự lựa chọn thông minh, khoa học, kết hợp sữa ngoài và sữa mẹ tốt nhất cho con yêu. Giai đoạn chuyển giao từ sữa mẹ sang sữa công thức là hết sức bình thường nên mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé. Mẹ càng thoải mái thì giai đoạn này càng dễ dàng hơn đấy. Chúc mẹ tìm được loại sữa công thức phù hợp, tốt cho cả hệ tiêu hoá và trí não của bé nha.
Đọc Thêm: 10 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Sữa Mẹ