Ba mẹ đã nghe khá nhiều về lợi ích của massage cho trẻ sơ sinh. Tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh tốt như thế nào? Mà các nhà khoa học, các chuyên gia y tế đều khuyên ba mẹ nên thực hiện cho con hàng ngày. Ba mẹ hãy cùng Mẹ Việt team tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bé mới sinh thường có tình trạng thở không đều, lúc nhanh – lúc chậm. Khi được massage ngực, con sẽ thở sâu và đều hơn do phản xạ các đầu dây thần kinh trên da. Đây là tác dụng của việc massage cho bé rất thiết thực mà nhiều mẹ không ngờ đến.
Massage có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho lưu thông máu và tim. Giúp trẻ thở đều nhịp, hệ tuần hoàn hoạt động ổn định. Giảm gánh nặng cho tim nhờ làm giãn mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn, nhanh hơn tới các vùng xa tim như đầu ngón tay, ngón chân.
Chính vì lợi ích này mà Massage cho trẻ sơ sinh thường được áp dụng trong nhiều bệnh viện. Nhất là đối với những trẻ sinh non, sinh thiếu cân.
Các nghiên cứu cho thấy, bé sơ sinh được massage thì các tế bào thần kinh cũng phát triển mạnh. Cụ thể là tác dụng tích cực tới việc hình thành liên kết tế bào thần kinh trên vùng vỏ não. Giúp tăng cường trí thông minh cho trẻ.
Não bộ của trẻ phát triển khá nhanh trong năm đầu đời. Do đó ba mẹ nên tận dụng khoảng thời gian lý tưởng này để massage cho bé.
Massage giúp kích thích các dây thần kinh đi qua đường ruột của trẻ. Rất có lợi cho hệ quá trình tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Massage vùng bụng cho bé giúp tiêu hóa tốt hơn nhờ làm tăng nhu động ruột. Giảm nguy cơ bị các chứng rối loạn tiêu hóa hay đầy bụng thường gặp ở trẻ.
Nhờ đó, trẻ tăng cảm giác thèm ăn, lên cân tốt và chóng lớn. Massage bụng cho bé còn có thể giúp bé phòng ngừa bệnh táo bón hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những bé mới sinh được massage 3 lần mỗi ngày. Trong vòng 10 ngày đã tăng gần 25% trọng lượng cơ thể bé lúc sinh.
Nếu trẻ bị đầy hơi chướng bụng Ba mẹ tham khảo bài viết này nhé: Mách Mẹ Cách Xử Lý Khi Trẻ Sơ Sinh Đầy Hơi Chướng Bụng
Tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh là thúc đẩy hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn. Giúp bé đề kháng tốt với bệnh tật.
Một nghiên cứu với các bé 10 tuần tuổi cho thấy: Những bé thường xuyên được mẹ massage lưng thì ít bị cảm lạnh và tiêu chảy hơn. Massage giúp loại bỏ các độc tố, giúp bé khỏe mạnh hơn. Nhờ làm tăng khả năng bài tiết và quá trình trao đổi chất thông qua làn da của bé.
Đồng thời, Massage làm tăng lượng nước tiểu nhưng không làm thay đổi độ pH trong máu. Góp phần hỗ trợ bài tiết độc tố tích tụ trong cơ thể ra ngoài theo đường nước tiểu nhiều hơn.
Thường xuyên tiếp xúc với làn da của con khi massage và theo dõi cử động của con cũng giúp bố mẹ trở nên tinh tế, nhạy cảm hơn trong việc chăm sóc bé. Kịp thời phát hiện ra những bất thường ở trẻ để có biện pháp xử lý cho phù hợp. Tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra với sức khỏe bé khi phát hiện muộn.
Rời bụng mẹ ấm áp đến với thế giới mới thật lạ lẫm. Thay đổi môi trường đột ngột có thể khiến trẻ cảm thấy không yên tâm. Trẻ sơ sinh thường sẽ khóc nhiều như là cách giải tỏa căng thẳng hữu hiệu.
Tác dụng của việc massage cho bé là làm giảm đáng kể hàm lượng hormone stress là cortisol. Massage kích thích cơ thể sản sinh ra oxytocin, một loại hooc-môn giúp giảm stress. Nhờ đó, trẻ bớt căng thẳng sẽ hạn chế tình trạng quấy khóc.
Ngoài ra, massage giúp thư giãn các cơ, kích thích phát triển cơ xương. Bé được massage thường xuyên cũng có thân hình săn chắc, dẻo dai, mạnh khỏe hơn.
Quá trình massage giải phóng Endorphins – thuốc giảm đau tự nhiên cho cơ thể. Một trong những tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh là giúp trẻ làm dịu cơn đau khi mọc răng, đau bụng, táo bón,…
Em bé nào ngay từ khi mới sinh ra cũng có cảm nhận riêng biệt và rõ ràng. Bàn tay êm ái của mẹ cùng những bài massage ở những vị trí khác nhau, giúp con biết tên gọi và cảm nhận được các bộ phận trên cơ thể mình.
Giấc ngủ rất cần thiết cho trẻ sơ sinh vì nó thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe cho bé. Massage cho bé trước khi ngủ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu và giúp trẻ ngon giấc hơn. Đây là “chiêu” cực hữu hiệu cho bố mẹ nào có con hay khóc quấy, trằn trọc khó ngủ.
Làn da bé thật sự rất mong manh, mềm mại. Vì thế các động tác massage của mẹ hãy thật nhẹ nhàng. Lợi ích của massage cho trẻ sơ sinh là giúp bé được thư giãn sâu. Giải phóng hormone oxytocin và hormone melatonin điều hòa giấc ngủ cho bé ngon giấc. Trẻ sẽ không còn hay giật mình khi ngủ nữa.
Thường xuyên massage cho bé là một cách tuyệt vời giúp thể hiện tình yêu của ba mẹ dành cho con. Giúp con hiểu rằng con luôn được yêu thương và trân trọng. Massage là giây phút mẹ dành cho bé sự âu yếm, trìu mến. Mang lại cho bé cảm giác an toàn. Massage cũng là một hình thức nâng niu giúp bé vô cùng thư giãn mà bé sẽ luôn thích thú.
Massage là biện pháp tuyệt vời để bố mẹ tránh xa smartphone, máy tính, tivi hay công việc bận rộn để thực sự bên con, khiến cho tình cảm giữa bố mẹ và bé thêm gắn bó, thắm thiết hơn.
Trong khi massage cho bé, hooc-môn oxytocin được giải phóng ở cả trẻ và ba mẹ. Oxytocin hay còn được gọi là hooc-môn tình yêu có tác dụng tăng cường mối liên kết giữa ba mẹ và bé. Giúp cả gia đình cảm nhận được yêu thương, hạnh phúc.
Đặc biệt, việc tiếp xúc thường xuyên với bé qua massage sẽ tạo mối thiện cảm sâu sắc hơn về tình mẹ con. Đóng vai trò kích thích cảm giác liên lạc, tăng sự phát triển tâm lý xã hội ở trẻ.
Việc trò chuyện tâm sự dịu dàng của mẹ trong lúc massage cũng giúp bé tích lũy vốn từ, phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ.
Bên cạnh đó, tiếp xúc nhiều với con, nhìn con thích thú khi được massage sẽ khiến mẹ bớt căng thẳng, cải thiện tâm trạng và tự tin hơn vào bản năng làm mẹ của mình. Vì vậy, tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh còn giúp giảm nguy cơ mẹ bị trầm cảm sau sinh.
Như vậy, ba mẹ đã hiểu rõ về tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh. Massage chính là những khoảnh khắc yêu thương ngọt ngào dành cho cả con và ba mẹ. Trẻ được massage đều đặn hàng ngày sẽ khỏe mạnh, phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Ba mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng về cách massage, những lưu ý cần biết để tự tin massage cho bé yêu. Ba mẹ hãy theo dõi những bài viết trên blog Mẹ Việt để cập nhật những thông tin về massage cho bé nhé.
Bài tiếp theo:
Ba Mẹ Có Nên Xem Video Hướng Dẫn Trên Mạng Để Massage Cho Con?