Hướng dẫn chung: Đọc kỹ từng câu hỏi và lựa chọn đáp án phù hợp. Bài đánh giá gồm 2 phần tương ứng với 2 lĩnh vực: Ngôn ngữ, Nhận thức. Thời gian làm bài sàng lọc khoảng 10 phút. Sau khi làm bài xong bạn click vào ô NHẬN KẾT QUẢ. Hệ thống sẽ gửi kết quả cho bạn trong 10 giây.

* Vui lòng điền chính xác THÔNG TIN TRẺ để nhận được bài sàng lọc phù hợp và Mẹ Việt có thể theo dõi hỗ trợ tốt nhất các phụ huynh sau khi có kết quả sàng lọc.

Tên của ba mẹ và bé
Email của ba mẹ
Sdt của ba mẹ
PHẦN 1: NGÔN NGỮ

1. Con của bạn có thể kể tên ít nhất 2 đặc điểm của một vật? Ví dụ bạn có thể hỏi: “Quả bóng của con thế nào?”, bé có thể trả lời “Quả bóng tròn/ to… Con đá nó” không?

2. Con của bạn có sử dụng được các từ chỉ số lượng ít/nhiều để diễn đạt ý của mình không? Ví dụ như, bé có nói rằng “ con thấy hai con mèo” hay “con thấy có nhiều cái kẹo” không?

3. Con có hiểu được các từ chỉ vị trí như trên dưới, trước sau, trái phải, trong ngoài,...?

4. Con của bạn có biết dùng các loại từ khác nhau để nói một câu hoàn chỉnh không? Ví dụ: “Con đi chơi công viên” thay vì: “Chơi công viên” hoặc, “Con muốn có áo đẹp” thay vì “Con áo đẹp”, hoặc “Bà bế con nhé” thay vì “Bà bế”.

5. Con có thể nói được ít nhất một hoạt động con đã tham gia/ thực hiện trong ngày không?

6. Khi bạn hỏi con hai câu hỏi sau, con của bạn có trả lời được không? (Đánh dấu”thỉnh thoảng” nếu con chỉ biết trả lời một câu hỏi.) - “Lúc đói con làm gì?” (Câu trả lời có thể chấp nhận: “Lấy đồ ăn”, Ăn”, “Hỏi những thứ để ăn…”, “Mở tủ lạnh/mở chạn/đi lấy bát”.) Hãy viết câu trả lời của con: - “Khi mệt con làm gì?” (Câu trả lời có thể chấp nhận: “Nghỉ”, “Đi ngủ”, “Nằm”, “Ngồi xuống”)

7. Con có thể hát theo một đoạn bài hát, đọc một phần bài thơ / đồng dao không?

8. Con của bạn có gọi tên được ít nhất 3 thứ trong cùng một nhóm được không? Ví dụ khi hỏi trẻ: “Con hãy kể những thứ ăn được?”, con sẽ trả lời: “Bánh quy, trứng, cơm” hoặc “Cơm, thịt, rau”. Hoặc hỏi “Con kể tên những con vật”, con sẽ trả lời: “Bò, chó, voi”.

9. Con của bạn có làm được ba việc không liên quan đến nhau mà không cần bạn nhắc lại yêu vầu hoặc dùng cử chỉ, điệu bộ để gợi ý không? Bạn đưa ra 3 yêu cầu cùng một lúc. Ví dụ: “Con vỗ tay; đi ra cửa và ngồi xuống”; hoặc: “Con đưa cho mẹ/bố cái bút; mở sách ra và đứng dậy”

10. Con có thể trò chuyện với người lớn liên tục 2-3 câu không?

PHẦN 2: NHẬN THỨC

1. Khi bạn chỉ vào đồ vật và hỏi “Màu gì đây?”, con của bạn có biết 5 màu khác nhau như đỏ, xanh, vàng, cam, đen, trắng hoặc hồng không? (Đánh dấu “có” nếu bé trả lời đúng và sử dụng cả 5 màu)

2. Trẻ có thể ngồi chơi bên cạnh hay tham gia vào trò chơi với các trẻ khác không?

3. Con của bạn có thể nói đúng ít nhất 4 trong số các điều sau không?

- Tên
- Tuổi
- Tên tỉnh/thành phố nơi trẻ sinh sống
- Họ
- Con trai hay con gái
- Số điện thoại

4. Nếu bạn đặt 5 đồ vật trước mặt con của bạn, bé có thể đếm “một, hai, ba, bốn, năm” theo thứ tự không? (Bạn không dùng điệu bộ, cử chỉ, hoặc gọi tên chữ số để gợi ý cho bé)

5. Con của bạn có mặc đồ để “diễn xuất”, đóng giả là người nào khác hoặc vật gì khác không? Ví dụ, bé có mặc các loại quần áo khác nhau để giả vờ là bố, mẹ, anh, chị, hoặc nhân vật hoặc con vật tưởng tượng nào đó?

6. Không cần bạn hướng dẫn,con của bạn có biết làm theo ba hiệu lệnh chỉ vị trí: “dưới”, “ở giữa” và “ở chính giữa” không? Ví dụ: yêu cầu bé để giầy “dưới cái ghế dài”. Sau đó yêu cầu bé để quả bóng “giữa những cái ghế” và để quyển sách “ở chính giữa cái bàn”.

7. Khi bạn nói: “Con hãy nói 5, 8, 3”, con của bạn có nói lặp lại ba số này theo đúng thứ tự đó không? Không nhắc lại dãy số đó cho bé. Nếu cần, hãy sử dụng ba số khác như “6, 9, 2”. Bé chỉ cần lặp lại được một dãy số (gồm ba chữ số) thì được tính là “Có”.

8. Con của bạn có thể kể ít nhất tên hai người bạn của mình, không kể anh/chị/em ruột không? (Bạn hãy hỏi bé câu này mà không nhắc nhở hay gợi ý tên gọi của bạn của bé)

9. Khi được hỏi: “Hình tròn nào nhỏ nhất?”, con của bạn có chỉ vào hình nhỏ nhất hay không? (Bạn hãy hỏi câu hỏi này mà không giúp trẻ bằng cách chỉ, ra hiệu hoặc nhìn vào hình nhỏ nhất.) (vẽ 3 hình tròn kích thước khác nhau)

10. Con đã biết được chức năng của đồ chơi, đồ vật như màu tô dùng để làm gì? Xe cứu thương làm nhiệm vụ gì?

Đôi Chút Về Phạm Thuần

Tốt nghiệp Huấn luyện viên sức khỏe toàn diện (Holistic Health Coach) tại Viện Dinh Dưỡng Quốc Tế – Institute for Intergrative Nutrition (IIN) uy tín hàng đầu Hoa Kỳ. Trên 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học cổ truyền. Giảng Viên - Đại diện Hiệp hội Massage Sơ sinh Quốc tế IAIM tại Việt Nam. Công việc chính của tôi là Nhà đào tạo, Khai vấn, Blogger, Viết sách, và tham gia hoạt động xã hội.

Mục tiêu và Sứ Mệnh của Tôi là Xây dựng Mẹ Việt trở thành Nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích cho ba mẹ. Là người bạn đồng hành thân thiết cùng ba mẹ trên hành trình nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Chăm sóc gia đình khỏe mạnh.

Vì những em bé hạnh phúc – Vì những gia đình Việt đầy ắp tiếng cười!

(Đọc Thêm Câu Chuyện Của Tôi)

Trang Chủ Meviet
Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả