Xin chào ba mẹ, theo ba mẹ thời gian vàng để can thiệp cho trẻ chậm nói là khi nào??? Khách mời của Chuyên mục Gặp gỡ và chia sẻ hôm nay sẽ trả lời cho ba mẹ chính xác câu hỏi đó. Thời gian vàng để can thiệp cho con chính là NGAY SAU KHI phát hiện ra con bị chậm nói. Hành động ngay lập tức, quyết đoán và tìm mọi cách tốt nhất hỗ trợ cho con học nói. Đó chính là cách mà mẹ Thùy Dung đã làm để cải thiện tình trạng chậm nói cho con. Liệu hành động quyết đoán của mẹ có giúp con cải thiện ngôn ngữ nhanh và hiệu quả hay không? Chúng ta cùng lắng nghe câu chuyện thực tế của mẹ ngay bây giờ nhé. 

Ba mẹ có thể nghe trực tiếp podcast tại đây

Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.

Phát hiện những dấu hiệu bất thường

Xin chào mẹ Thùy Dung! Trước tiên mẹ Dung giới thiệu đôi nét về mẹ và bé để các ba mẹ được biết nhé.

Xin chào các thầy cô Mẹ Việt và các ba mẹ. Mình tên Nguyễn Thùy Dung là mẹ của bé trai Trần Đăng Khôi, mình hay gọi con là cu Tít. Bé sinh ngày 13/8/2019, hiện nay được gần 40 tháng tuổi. Mình và con trai tham gia khóa Chuyên sâu chữa chậm nói MVK5 của Mẹ Việt vào tháng 02/2022. Mình hiện đang ở thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. 

Vâng, mẹ Dung có thể chia sẻ: Vào thời điểm đó thì Tít đã có những biểu hiện gì mà mẹ quyết định đưa con đi khám?

Mình xin chia sẻ một chút, trước Tít thì mình có 1 cô con gái năm nay 14 tuổi. Vì cu Tít là con thứ 2 nên mọi sự phát triển của con mình nghĩ sẽ giống chị hai. Nên khi con được 27 tháng tuổi mà vẫn nói những từ vô nghĩa, mình cũng không lo lắng. Mình nghĩ khi con 3 tuổi thì sẽ biết nói thôi. Nhưng vào tết năm 2022 con được 30 tháng mình cho về thăm quê ngoại. Lúc này tiếp xúc với môi trường mới con mình leo trèo khắp nơi. Ai nói gì cũng không quan tâm và không hiểu lời người khác nói. Thỉnh thoảng con phát âm một số từ đơn,òn lại là nói từ vô nghĩa và rất hay la hét. Không hài lòng là ăn vạ, đập đầu xuống nền nhà. Thấy các hành vi này của con liên tục được lặp lại, ba mẹ mình mới nói: Con giống có dấu hiệu tăng động và thêm một câu làm mình rất đau lòng: “Có con như thế này cũng như không có”! Trong khi con là con trai út của mình là cục cưng yêu thương của mình, con rất xinh xắn. 

Mình bắt đầu xâu chuỗi lại các hành vi và ngôn ngữ của con thì nhận ra: con chưa biết tự đi vệ sinh, toàn đi trong quần. Về ăn uống con cũng không biết nhai thô mà chỉ biết ăn cháo và nuốt luôn,… 

Mình cho con đi khám tại khoa Tâm lý bệnh viện Vinmec, TP.HCM. Con được bác sĩ Thanh (trước đây công tác tại Bệnh viện nhi đồng 2) thăm khám. Bác kết luận con bị chậm nói đơn thuần do xem tivi chương trình tiếng Anh quá nhiều. Con cũng không được tương tác qua lại, không được tiếp xúc với trẻ cùng tuổi để học nói. Và yêu cầu mình về phải hạn chế cho con xem tivi, tương tác với con thường xuyên. Cho con đi chơi nhiều hơn và dạy cho con biết ăn thô.

Nghe mẹ Dung chia sẻ mình cũng cảm nhận được phần nào cảm xúc của mẹ. Nghe mọi người nói như thế về con của mình thì hẳn là mẹ buồn và đau lòng lắm!

Tình trạng trẻ chậm nói do xem nhiều tivi như Tít ngày càng tăng. Đáng báo động là nhiều gia đình vẫn chưa thấy hết được tác hại khủng khiếp của việc trẻ xem tivi từ sớm. Thông qua những chia sẻ hết sức thực tế như vậy, hy vọng ngày càng có nhiều ông bà, ba mẹ hiểu rõ về tác hại của việc xem tivi. Hạn chế tối đa việc cho trẻ từ 0-6 tuổi xem nhiều. Thay vào đó, hãy trò chuyện, tương tác với con nhiều hơn để dạy con học nói nhé!

Loay hoay tìm cách dạy con

Vậy thời điểm đó, khi tự mình tìm tòi cách tương tác để dạy con, mẹ có gặp những khó khăn gì không?

Mình và chồng mình bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân, cách dạy con trên mạng. Mình đọc lời khuyên từ các mẹ, cho đến bài viết từ các chuyên gia. Tìm cả những hướng dẫn của các thầy cô trên youtube. Mình cũng áp dụng với con nhưng thật sự không có hiệu quả. Vì kiến thức mình sưu tầm được rất rời rạc nên đôi lúc bản thân rất bế tắc.

Mình còn nhớ là lúc đó mẹ đã liên hệ Mẹ Việt nhờ tư vấn để dạy bé học nói. Và sau khi mẹ đưa con đi khám về, ngay hôm sau mẹ đã đăng ký khóa Chuyên sâu để đồng hành cùng con. Vì sao mẹ lại quyết định nhanh như vậy ha

Bởi vì mình được các cô tư vấn con đã 30 tháng. Bé vẫn trong giai đoạn vàng, nếu can thiệp tích cực sẽ có kết quả tốt. Mình muốn hiểu nguyên nhân vì sao con chậm nói. Con cần gì và giải pháp để giúp con. Và khóa học Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt đáp ứng được nhu cầu này của mình. Sau khi đăng ký tham gia khóa học thì mình cũng bắt đầu cho con đi học nhóm trẻ luôn.

Một lần nữa thực sự tuyên dương tinh thần quyết đoán của ba mẹ Tít. Các cô khi nhận được thông tin về các bạn chậm nói như Tít ngày đó cũng chỉ mong: Ba mẹ hiểu vấn đề và hành động ngay để hỗ trợ con học nói nhanh và hiệu quả nhất.

Đọc đầy đủ các bài viết Mẹ Việt chia sẻ cách ba mẹ tự dạy con học nói tại nhà: Trẻ chậm nói

Kim chỉ nam hành động

Vậy sau khi học tập các nội dung trong khóa Chuyên sâu, mẹ đã nhận ra điều gì? 

Khóa học đã giúp mình nhận ra nhiều điều. Đặc biệt là những điều quan trọng cốt lõi để giúp mình can thiệp cho con thành công như: 

  • Hiểu được nguyên nhân con chậm nói.
  • Hiểu được con thiếu gì? Con cần gì?
  • Hiểu được vai trò của cha mẹ đối với hành trình nuôi dạy con. 
  • Hiểu được mẹ cần kiến thức gì, cần phương pháp nào để dạy con. Những giáo cụ hỗ trợ trong quá trình dạy con, sách, loa, đồ chơi giáo dục…

Và giá trị nhất là thấu hiểu được tầm quan trọng của gia đình trong quá trình can thiệp cho con tại nhà.

Đó cũng chính xác là những gì Mẹ Việt rất muốn truyền tải đến ba mẹ đang nghe podcast. Để chữa chậm nói cho con hãy chữa từ gốc. Cần  phải chữa từ gốc ba mẹ ạ. Những kỹ thuật, phương pháp chỉ giúp giải quyết vấn đề ở phần ngọn và không bền vững. Con tiến bộ chậm. Chỉ khi ba mẹ hiểu sâu về cái gốc và giải quyết vấn đề từ gốc. Thì việc can thiệp cho con tại nhà mới hiệu quả như mong đợi được. 

Kết nối với con và những thành quả ngọt ngào đầu tiên

Quay trở lại với mẹ Tít. Mẹ có nhớ là sau khi bắt đầu thì bạn Tít đã dần tiến bộ như thế nào không mẹ?

Mình cũng không nhớ cụ thể trong bao lâu thì bạn ấy bắt đầu tiến bộ. Mình cứ tập trung dạy thông qua sinh hoạt hàng ngày, chơi cùng con, cho con đi siêu thị. Mình dạy con qua loa tắm ngôn ngữ Mẹ Việt, các đồ chơi giáo dục, sách,… Mình áp dụng các nội dung trong sách dạy con luôn.Mình mua rất nhiều sách và hiện tại vẫn mua sách đều cho con theo hướng dẫn của Mẹ Việt. Mua cho con cái xe đạp. Mình hạn chế tivi, bắt đầu để ý con, chơi với con nhiều hơn. 

Tầm gần 3 tháng mình thấy con không nói vô nghĩa nữa. Con đã biết nói các nhu cầu mình như đi vệ sinh, biết nói đau,… nhưng vẫn còn nhại nhiều. Mình cùng chồng hàng ngày hàng ngày tiếp tục dạy và dạy con rất rất nhiều. Cung cấp từ vựng, giao tiếp trong mọi tình huống. Đến hiện tại thì con mình hầu như không còn nhại nữa. Mà ngôn ngữ của con đã cải thiện rất nhiều. Con đã biết đối thoại với mình đúng ngữ cảnh, trả lời đúng câu hỏi, biết phân biệt đúng sai,…

3 tháng mà con tiến bộ như thế quả thật là nhanh đấy mẹ Dung. Đây là kết quả của nỗ lực dạy con đúng phương pháp theo Mẹ Việt chia sẻ. Và ba mẹ dạy con một cách đều đặn, không ngừng nghỉ. Ba mẹ hẳn là rất vui và an tâm khi thấy Tít tiến bộ ha. :) 

Ba mẹ khán thính giả cũng lưu ý nhé! 3 tháng là một mốc để tham khảo. Ba mẹ hãy cùng nhìn lại xem con mình đã tiến bộ nhiều chưa. Thời gian trôi nhanh lắm ba mẹ ạ. 3 tháng rồi 6 tháng, 9 tháng, vèo cái là hết năm. Nếu ba mẹ chúng ta không quyết tâm thì sẽ lãng phí thời gian của con nhiều. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, thì ba mẹ hãy liên hệ đội ngũ Mẹ Việt. Để được tư vấn chi tiết về chương trình chuyên sâu đồng hành can thiệp chậm nói của Mẹ Việt. Giống như mẹ Dung đã trải nghiệm và thành công nhé. 

Phương pháp chuẩn dạy nói song song với phát triển nhận thức

Mẹ Dung có thể kể về 1 kỷ niệm đáng nhớ khi con mới bắt đầu nói nhiều không?

Câu chuyện em ấn tượng nhất và khiến em nhiều cảm xúc nhất là con biết phản biện đúng sai. Lần đó, mẹ cầm cây bút màu đỏ mà nói màu xanh, con nói: không phải là bút màu đỏ mà. Thực ra thì chính ba Tít mới nhận thấy sự thay đổi của Tít nhiều hơn em. Và kể cho em nghe mỗi khi em hỏi đó chị.

Ồ, bạn Tít giỏi quá. Con phản biện như thế chứng tỏ là con tư duy và phản xạ rất tốt đấy mẹ Dung. Đây cũng là một mẹo mà ba mẹ có thể áp dụng để kích thích con nói nhiều hơn đấy. Nghĩa là khi con đã có vốn từ vựng cơ bản rồi. Ba mẹ có thể giả vờ nói sai để con sửa lại. Qua việc sửa lỗi sai, con sẽ hiểu rõ và ghi nhớ sâu kiến thức hơn đấy.

Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp nhiều trẻ chậm nói đơn thuần bật âm ngay trong tháng đầu tiên. Con phát triển ngôn ngữ nhanh, tỏng vòng 6 tháng bắt kịp tốc độ phát triển của các bạn đồng trang lứa. Con nói được câu dài 9-10 từ ngay trong 3-4 tháng. Sau khóa học, trẻ chủ động giao tiếp, biết kể chuyện, diễn đạt đa dạng các nhu cầu. Trẻ biết nhiều, thông minh ngôn ngữ, lập luận tốt, phát triển ngôn ngữ tốt sau khóa học. Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà.

Con đã biết “lý luận”

Vậy thì đến hiện tại, ngôn ngữ của bạn Tít đã phát triển đến mức độ nào rồi mẹ? Con đã nói được những gì?

Thời điểm khi mình đăng ký khóa Chuyên sâu, bạn Tít được 30 tháng, nói rất ít từ đơn. Hầu như là ngôn ngữ vô nghĩa, con chỉ biết nhại lại câu hỏi, câu nói. 

Hiện tại đã trải qua 9 tháng, bây giờ con đã nói được rất nhiều, đúng ngữ cảnh. Con nói được nhu cầu của mình cũng như yêu cầu người khác làm cho mình,… Ngôn ngữ của con dần hoàn thiện 80% đối với 1 đứa trẻ cùng tuổi.

Ví dụ:

 Vào buổi sáng: 

Tít: Mẹ ơi con không đi học cô Vân đâu!

Mẹ: Sao con không đi học cô Vân?

Tít: Con sợ.

Mẹ : Cô có làm gì con đâu mà con sợ. Vậy mẹ đi làm con ở nhà với ai?

Tít: Con ở nhà với ba.

Mẹ: Nhưng tí xe chở ba đi làm con ở nhà với ai?

Tít: Con ở nhà một mình!

Mẹ: Vậy con ở nhà một mình đi. Mẹ đi đây! Đồng thời mẹ đeo cặp của Tít đi luôn. 

Vậy là Tít chạy theo: cho con đi với. 

Tít nói: Tạm biệt bạn nhà mình đi đây chiều mình về nhé!

Đến lớp:

Tít: con chào cô Vân, tạm biệt mẹ Dung, chiều mẹ Dung đến đón Tít nhá.

Con thường xuyên đối đáp những đoạn hội thoại dài như thế đấy ạ.

Vâng, mẹ Dung. Con đã hiểu được câu hỏi và đưa ra những câu trả lời rất đúng ngữ cảnh. Khả năng nghe hiểu của con tốt rồi mẹ :) Con đã có thể tám chuyện cùng mẹ rồi ha! Hi hi

Kinh nghiệm áp dụng các phương pháp dạy nói của Mẹ Việt

Trong khóa học, Mẹ Việt chia sẻ cho mẹ 5 phương pháp can thiệp chậm nói cho con. Mẹ đã áp dụng và thấy các phương pháp này hiệu quả như thế nào? Theo mẹ thì có cần thiết phải kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc như thế không? Hay chỉ cần nghe loa hoặc đọc sách với con là đủ để dạy con nói?  

Theo mình thì cả 5 phương pháp can thiệp chậm nói cho con mà Mẹ Việt chia sẻ đều cần thiết. Và phối hợp với nhau mới giúp con tiến bộ nhanh được. Mình áp dụng cùng lúc các phương pháp này đối với con mình, như:

Mình tắm ngôn ngữ cho con thông qua đọc sách cho con nghe (PP1). Trong quá trình đọc sách cho con theo đúng nội dung trong sách, mình giao tiếp với con luôn (PP2). Bằng cách hỏi con, nói chuyện với con đồng thời tổ chức chơi trò này với con luôn (PP3).

Vd: Mình đọc sách bài hai con dê qua cầu

Đầu tiên, mình đọc một lần cho con nghe xong (PP1- tắm ngôn ngữ)

Tiếp đến, mình đọc lại lần 2 nhưng không đọc hết mà đọc 1 đoạn rồi dừng lại hỏi, Tít ơi: hai con dê không chịu nhường cho nhau mà nó làm gì con…. ? Tít trả lời: nó húc nhau cái ầm rớt xuống nước, đồng thời húc đầu mẹ một cái. Xong mẹ hỏi nó gọi ai cứu con? Tít trả lời: bác bò vàng ơi cứu chúng cháu với! Xong mẹ đọc hết các phần còn lại và kết thúc mẫu chuyện với con (mình đã kết hợp PP2 và 3). Cách này giúp con ghi nhớ từ mới và hiểu nghĩa của từ. Yêu cầu con phải tư duy trả lời câu hỏi của mẹ.

Sau đó mình cùng con chơi trò chơi mô phỏng câu chuyện trong sách. Để dạy con biết tương tác, giao tiếp và khả năng ghi nhớ. Mình lấy đồ chơi xếp hình bằng gỗ ra và 2 con dê nhỏ, 1 con trâu nhỏ. Bạn ấy tưởng tượng dê vàng là dê trắng, bác trâu đóng vai bác bò vàng cô ạ. 

Bạn ấy tự lấy cục gỗ lõm chính giữa làm cái cầu. Lấy 2 con dê nhỏ đen và vàng (dê trắng) xếp lên cái cầu gỗ đối đầu. Vừa chơi vừa kể lại như chuyện mình đọc. Hai mẹ con cùng tương tác qua lại, nói chuyện và hỏi trả lời qua lại. Thế là mình kết hợp luôn PP4 – Trò chơi) trong 1 lần dạy con học. 

Mẹ thấy nghe loa và đọc sách là nguồn cung cấp từ mới rất lớn cho con mà lúc đầu mình không nhận ra. Con nói được nhiều từ, hay hát được nhiều bài hát, đọc thơ trong loa. Nhưng chỉ nghe loa + đọc sách thì chưa đủ để con nói tốt. Các kỹ năng khác của con sẽ bị hạn chế (kỹ năng đối thoại, hay các thắc mắc hỏi mẹ; Không biết tổ chức trò chơi đúng ngữ cảnh và khả năng phán đoán của con cũng sẽ chậm,…). Do đó, các ba mẹ cần biết cách kết hợp các phương pháp dạy con sẽ tạo ra hiệu quả cao nhất. Con tiến bộ nhanh và phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

Wow, mẹ Dung đã hiểu và áp dụng rất linh hoạt các phương pháp trong khóa học chữa chậm nói chuyên sâu mà Mẹ Việt chia sẻ. Thảo nào Tít tiến bộ nhanh như vậy :). Chính vì thế mà bây giờ bạn Tít giao tiếp rất chủ động và lưu loát mẹ ha. 

Có Mẹ Việt đồng hành – mẹ tự tin dạy con

Bên cạnh hướng dẫn ba mẹ các phương pháp dạy con học nói hiệu quả, Mẹ Việt còn có có lộ trình để ba mẹ áp dụng hàng ngày. Quá trình dạy con trong thực tế mẹ có gặp khó khăn gì không?  

Có phương pháp và lộ trình để áp dụng hàng ngày thì mình cũng không gặp nhiều khó khăn gì trong việc dạy con học nói cả.

Đối với lộ trình mà Mẹ Việt cung cấp cho mình hàng tuần: mình in ra, xem và tô màu những cái cơ bản. Hình dung cây sơ đồ khung cần phải dạy con. Sau đó áp dụng cho con trong các tình huống xảy ra. Mình dựa vào những gợi ý chi tiết trong lộ trình Mẹ Việt. Và tùy theo tình huống xảy ra mà mình chủ động dạy con đúng ngữ cảnh.

Ok, như vậy là việc dạy đúng phương pháp đã giúp ba mẹ dạy con dễ dàng hơn rất nhiều đúng không mẹ Dung. Vậy quá trình dạy các cô Mẹ Việt có hỗ trợ gì khác cho mẹ không?

Trong quá trình chăm sóc con mình nhận thấy con vẫn còn một số hành vi như: thấy người lạ con còn hay lăng xăng, con hay cười cười, vẫn nói nhại nhưng ko nhiều. Trước thả ra con chạy bất chấp, nói nhại nhiều, hay ăn vạ, không biết sợ,… Sau khi được các cô Mẹ Việt tư vấn tiếp cho mình (dù khóa học đã kết thúc) mình vẫn đều đặn dạy con thông qua trò chuyện, đọc sách và tạo ra các tình huống cho con để con hiểu và không làm vậy nữa thì nay con không còn hành vi ạ.

Hành trình đong đầy cảm xúc

Thế tốt quá rồi. Vậy trải qua hành trình 9 tháng vừa học hỏi vừa can thiệp tích cực cho con, mẹ Dung đã giúp con tiến bộ vượt trội. Bây giờ mẹ đã tự tin khi đồng hành cùng con chưa? Mẹ có cảm thấy hài lòng về kết quả này không ah?

Mẹ rất hài lòng cô ạ.  

Con mình hiện tại gần 40 tháng: 

Về ngôn ngữ giao tiếp: hầu như gần đúng tuổi của bạn ấy, bạn biết trò chuyện. Biết hỏi, đáp, biết phân biệt đúng sai, biết phản biện , hiểu được lời nói của người đối diện,… (Lúc 30 tháng bác sĩ kết luận ngôn ngữ bạn ấy chưa bằng em bé 2 tuổi).

Về vận động thô: như trẻ cùng tuổi (đặt biệt để ý bắt chước và làm theo rất nhanh. Dạy đạp xe 2 lần là đạp vòng tròn luôn).

Về nhận thức và vận động tinh: con học thuộc hết màu sắc (màu sắc ở khắp mọi nơi con đều phân biệt và nhận ra. Con biết so sánh lớn nhỏ, trước sau, trên dưới (thông qua mẹ đọc sách, chỉ dạy cho con mọi lúc). Biết chữ, số, cầm kéo rất cứng và cắt như hướng dẫn luôn. Cái này mẹ tập và dạy con thông qua bộ sách KUMON). Cầm bút màu tô đúng cách nhưng mẹ chưa hài lòng tí con bẻ hết bút màu. 

Chăm sóc bản thân:

  • Con tự mặc quần  học từ sách bạn HASU tự mặc quần.
  • Con biết kêu hoặc tự đi ị, đi tiểu (ngồi bộ ị và cầm bô lên tiểu. Cái này ba dạy mẹ không dạy được, kết hợp đọc sách, xem ti vi về kỹ năng này). 
  • Cho mẹ cắt tóc (đọc sách nếu không cắt tóc thì sao), cắt móng tay chân.
  • Cho mẹ đánh răng hoặc tự đánh răng và sau đó nằm xuống để mẹ lấy chỉ nha khoa vệ sinh lại. Mẹ đánh răng con nhìn và làm theo kết hợp đọc sách kỹ năng này và đọc sách vi khuẩn gây sâu răng).
  • Đã ăn thô rất tốt, tự xúc ăn luôn, cổ vũ thì con càng nhai nhiều. Ăn cháo cũng nhai luôn. Cô giáo con bày mẹ không dạy được mặc dù đã thử rất nhiều lần ^^
  • Đi ra đường hay các nơi khác con không chạy bất chấp nữa mà luôn theo mẹ. Và theo dõi mẹ nếu mẹ đi trước.
  • Rất rất nhiều thứ con đã làm được.

Và mình nhận thấy chỉ cần con có ngôn ngữ, được cung cấp từ, dạy con tập trung thông qua đọc sách, chơi trò chơi (các cô Mẹ Việt hướng dẫn mình rất nhiều cách sáng tạo trò chơi). Con hiểu nhận thức được lời mình nói thì những kỹ năng đều có thể dạy con được và con sẽ tiếp thu tiếp nhận và thực hành rất tốt. Em bé của mình giờ đã 40 tháng và mình rất hài lòng quá trình phát triển về nhận thức của con. Đây là nỗ lực rất lớn từ mình và cả ba bé. Ba đã nhận thấy sự khác biệt của con và đã đồng hành cùng mình trong quá trình dạy con. 

Giải pháp tối ưu – hiệu quả cho ba mẹ can thiệp cho con tại nhà

Một kết quả rất mỹ mãn đúng không mẹ Tít. Vậy thì với kinh nghiệm dạy bạn Tít. Theo mẹ, các ba mẹ có con chậm đơn thuần có cần thiết tham gia khóa học Chuyên sâu chữa chậm nói cho con tại nhà để học cách dạy con không? Điều gì ở khóa học khiến mẹ tâm đắc nhất?

Rất cần thiết tham gia như mình đã chia sẻ trên.

Điều khóa học khiến mình tâm đắc nhất: khóa học đã giúp cho các ba mẹ có con chậm nói đơn thuần hiểu được nguyên nhân con chậm nói. Từ đó, có giải pháp chính xác để can thiệp cho con. Khóa học hướng dẫn các phương pháp, lộ trình bài bản khắc phục tình trạng trên.

Mẹ hiểu được tình trạng hiện tại của con, cũng như các hành vi của con. Trước đây mỗi khi con ăn vạ và đập đầu là mình đánh con luôn. Nhưng sau khi hiểu con mình đã rất kiềm chế tính nóng nảy. Dành thời gian với con nhiều hơn, âu yếm yêu thương con nhiều hơn. Vậy nên bây giờ con trai cũng rất hay âu yếm mẹ và dành những cử chỉ lời nói yêu thương với mẹ.

Và hơn hết giải tỏa nỗi căng thẳng của các ba mẹ về tài chính cho việc can thiệp của con. (Thuê giáo viên can thiệp 1/1 mỗi ngày 01 giờ cho con với rất nhiều tiền. Mình từng rất căng thẳng về vấn đề này.

Và điều quan trọng hơn giúp cho các mẹ hiểu được vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Vì chúng ta là người sinh ra con, hiểu con và nhận thấy sự khác biệt của con. Cũng như nhận thấy sự thay đổi của con và thời gian con tiếp xúc với mình rất nhiều với nhiều hoàn cảnh và nhiều tình huống khác nhau. Mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm con đều cần có mình dạy bảo.

Lời kết

Cảm ơn những chia sẻ rất chi tiết, cụ thể của mẹ Dung. Qua những chia sẻ của mẹ Mẹ Việt tin rằng đã giúp được cho nhiều ba mẹ tích lũy nhiều kinh nghiệm dạy con. Và đồng thời có niềm tin mạnh mẽ hơn can thiệp thành công cho con tại nhà. Ba mẹ là người thầy quan trọng và tốt nhất của con. Câu chuyện của mẹ Dung đã truyền cảm hứng cho rất nhiều ba mẹ giúp con tốt nhất. Điều quan trọng là bản thân ba mẹ chúng ta phải nêu cao tinh thần học tập, để có kiến thức, kỹ năng chuẩn để đồng hành cùng con. 

Một lần nữa, chân thành cảm ơn mẹ Thùy Dung đã dành thời gian tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt. Chúc gia đình mẹ Dung nhiều sức khỏe và hạnh phúc <3 Chúc bạn Tít sẽ nói nhiều nhiều nhiều hơn nữa và ngày càng tự tin, thông minh nhé!

Đôi Chút Về Phạm Thuần

Tốt nghiệp Huấn luyện viên sức khỏe toàn diện (Holistic Health Coach) tại Viện Dinh Dưỡng Quốc Tế – Institute for Intergrative Nutrition (IIN) uy tín hàng đầu Hoa Kỳ. Trên 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học cổ truyền. Giảng Viên - Đại diện Hiệp hội Massage Sơ sinh Quốc tế IAIM tại Việt Nam. Công việc chính của tôi là Nhà đào tạo, Khai vấn, Blogger, Viết sách, và tham gia hoạt động xã hội.

Mục tiêu và Sứ Mệnh của Tôi là Xây dựng Mẹ Việt trở thành Nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích cho ba mẹ. Là người bạn đồng hành thân thiết cùng ba mẹ trên hành trình nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Chăm sóc gia đình khỏe mạnh.

Vì những em bé hạnh phúc – Vì những gia đình Việt đầy ắp tiếng cười!

(Đọc Thêm Câu Chuyện Của Tôi)

Trang Chủ Meviet
Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả