Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày là nỗi trăn trở của không ít mẹ bỉm sữa. Con đi ngoài toàn nước khiến mẹ thấy mà xót hết cả ruột gan. Sau mỗi lần như thế, con mệt mỏi, nằm li bì một chỗ trông rất thương. Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không? Chăm sóc con trong trường hợp này mẹ cần lưu ý điều gì? Chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bé yêu thật tốt nhé.
Mẹ thường lo lắng không biết bé đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không? Câu chuyện đi ngoài của con rất khác với người lớn. Trước tiên, mẹ cần biết trẻ đi ngoài nhiều lần như thế nào là bình thường, thế nào là bất thường.
Trẻ trong tháng có thể đi ngoài 4-10 lần/ngày là bình thường. Khi ra tháng, mỗi trẻ sẽ có tần suất đi ngoài riêng. Có trẻ đi nhiều lần trong ngày, có trẻ 2 ngày/lần hoặc 1 tuần/lần. Tuy nhiên, con đi ngoài nhiều lần trong ngày mà vẫn bú ngoan, tăng cân đều là bình thường. Mẹ không cần quá lo vì con vẫn đang phát triển tốt đấy.
Ba mẹ lo lắng về tình trạng đi ngoài nhiều lần của bé, kết nối với Mẹ Việt để được TƯ VẤN NGAY.
Trường hợp trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm quấy khóc, bỏ bú là dấu hiệu bất thường. Mẹ xem xét những dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy (đối với trẻ trên 3 tháng) sau đây:
Trẻ đi ngoài hơn 3 lần/ngày.
Phân lỏng nhiều nước, có hạt lợn cợn, màu vàng, xanh, trắng, nâu đậm,…
Phân có nhầy, có lẫn máu.
Trẻ hay bị són ra quần kể cả lúc không đi ngoài.
Với trẻ dưới 3 tháng bị tiêu chảy, biểu hiện và cách chăm sóc không giống với các trẻ lớn. Mình đã phân tích chi tiết trong bài dưới đây. Mẹ tham khảo để hiểu rõ hơn nhé!
Bài viết: Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy Sủi Bọt – Thông Điệp Sức Khỏe Của Con
Khi xác định được trẻ bị tiêu chảy thì mẹ không nên chủ quan. Vì tiêu chảy là nguyên nhân gây ra tử vong đứng hàng thứ 2 ở trẻ em. Do đó, mẹ nên tìm hiểu kỹ về bệnh để luôn chủ động trước mọi tình huống.
Tổng quan về bệnh: Trẻ Bị Tiêu Chảy Cấp: Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc
Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không phụ thuộc vào việc con mất nước nhiều hay ít. Khi đi ngoài phân lỏng, toàn nước, cơ thể con bị hao hụt một lượng lớn nước và điện giải. Tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm vì trẻ có thể:
Kiệt nước đến mức có thể tử vong.
Suy thận cấp, cũng có thể dẫn đến tử vong.
Hạ huyết áp, ngất xỉu, hôn mê,…
Suy dinh dưỡng do trẻ không được ăn đủ trong lúc bệnh.
Như vậy, khi nhận ra trẻ bị tiêu chảy, mẹ tiến hành đánh giá tình trạng mất nước của trẻ.
Cấp độ nhẹ: khát nước, môi khô, da khô. Mẹ tăng cường cho con uống nhiều nước, dung dịch điện giải, nước trái cây không đường, nước dừa,… Nước ngọt có gas chứa nhiều đường làm tiêu chảy nặng thêm, mẹ không nên cho con uống.
Cấp độ vừa và nặng:
Tiêu chảy, nôn ói liên tục.
Mắt trũng, thóp lõm (trẻ dưới 18 tháng), khóc không ra nước mắt, không chảy dãi.
Nước tiểu màu vàng sẫm hoặc không đi tiểu trong 4-6 giờ.
Lừ đừ, ngủ li bì, mẹ lay không dậy được.
Không uống nước được, không chịu bú.
Trẻ mất nước vừa và nặng cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của con liên tục để đề phòng con gặp biến chứng nguy hiểm. Trường hợp con mất nước nặng, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch để bổ sung điện giải nhanh.
Thực ra khi trẻ mới bị tiêu chảy nhẹ, mẹ nên tập trung bổ sung nước và điện giải. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng mất nước ở con.
Mẹ biết không, bé đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không cũng phụ thuộc vào cách mẹ chăm sóc. Khi biết con bị tiêu chảy, hai mẹ con sẽ nhận được nhiều sự quan tâm. Nhiều người quen sẽ mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Bên cạnh những thông tin hữu ích cũng có những quan niệm sai lầm. Mẹ hãy đọc kỹ phần dưới đây để lựa chọn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách nhé!
Nhiều người nghĩ rằng cho trẻ uống nhiều nước làm trẻ tiêu chảy nặng thêm. Đây là một quan điểm sai lầm mẹ nhé.
Nước không phải là nguyên nhân làm cho trẻ bị tiêu chảy. Nguyên nhân trẻ đi ngoài nhiều là do ruột bị kích thích bởi nhiều tác nhân gây bệnh. Trẻ không được uống nước thì ruột vẫn bị kích thích, tăng nhiều dịch ruột gây tiêu chảy.
Ngược lại, không chỉ có ruột mà tất cả các cơ quan khác cũng cần nước để hoạt động. Việc không cho trẻ uống nước sẽ gây thiếu nước trầm trọng. Tình trạng kiệt nước có thể đe dọa nguy hiểm đến tính mạng của con.
Do đó, mẹ cần bổ sung nhiều nước và dung dịch điện giải, nhất là sau khi trẻ đi ngoài. Riêng với trẻ sơ sinh thì mẹ tích cực cho con bú nhiều hơn.
Đi ngoài thực ra là phản ứng có lợi cho trẻ. Khi đường ruột nhiễm khuẩn, đi ngoài là cơ chế đào thải độc tố và mầm bệnh khỏi cơ thể.
Mẹ sử dụng thuốc cầm tiêu chảy là đang ngăn cản quá trình tự đào thải của con. Trẻ không đi ngoài được dẫn đến:
Độc tố tích tụ lại trong cơ thể làm cơ thể nhiễm độc, trẻ bệnh nặng thêm.
Phân dồn ứ trong ruột gây đau bụng, viêm ruột, tắc ruột có thể gây nguy hiểm.
Do đó, mẹ không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ.
Những cách như uống nước đọt ổi non, quả hồng xiêm xanh,… có tác dụng như thuốc cầm tiêu chảy. Mẹ cũng không nên sử dụng cho con.
Mẹ tham khảo những thuốc có thể sử dụng cho con Tại Đây.
Nhiều người nghĩ rằng cho trẻ ăn nhiều, trẻ không tiêu hóa được thức ăn sẽ tiếp tục tiêu chảy.
Sự thật là bé đi ngoài nhiều lần bị yếu sức sẽ chậm phục hồi. Thêm vào đó, trẻ không được ăn đủ chất có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Mặc dù đường ruột trẻ bị tổn thương ở một số nơi. Nhưng những nơi khác vẫn có thể tiêu hóa và hấp thụ đến 60% chất dinh dưỡng. Vì thế, thay vì kiêng cữ quá mức, mẹ cho con ăn đủ chất để con mau lại sức nhé!
Một vấn đề nữa là trẻ bị tiêu chảy thường được khuyên nên ăn cháo muối loãng. Tác dụng của cháo là bổ sung điện giải (natri). Nhưng thực tế thì trẻ tiêu chảy chỉ ăn cháo loãng là không đủ chất. Mẹ cần cho trẻ ăn đa dạng như ngày thường nha.
Mẹ xem thêm: Trẻ Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì
Đây là nỗi lòng không biết tỏ cùng ai của các mẹ đang cho con bú. Mẹ thường bị đổ lỗi là bởi mẹ ăn đồ tanh, chua hay quá bổ nên con bị tiêu chảy. Dẫn đến lúc con bệnh mẹ lại kiêng khem đủ thứ.
Trẻ em bị tiêu chảy là do vệ sinh ăn uống của trẻ, vệ sinh bàn tay không thường xuyên,… Các thói quen của trẻ như hay mút tay, ngậm đồ chơi trong miệng,…
Mẹ chỉ nên tránh các món không tốt cho con như đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Còn lại mẹ tăng cường ăn uống đủ chất để cung cấp đủ dinh dưỡng qua sữa cho con.
Trẻ đang bú mẹ chuyển hoàn toàn sang uống sữa công thức. Hoặc trẻ đang uống sữa công thức này đổi sang sữa khác đều gây tiêu chảy nhẹ. Đường ruột của trẻ chưa quen tiêu hóa sữa mới mẹ à. Mẹ khoan vội đổi sữa khác cho con nhé. Thêm một thời gian nữa con sẽ quen thôi.
Mẹo đổi sữa không gây tiêu chảy ở trẻ là mẹ cho con làm quen sữa mới dần dần. Ví dụ con đang uống 6 cữ sữa/ngày, mẹ hãy bắt đầu với 5 cữ sữa cũ và 1 cữ sữa mới. Ngày hôm sau có thể giảm còn 4 sữa cũ và 2 sữa mới. Mục đích là để trẻ có thời gian tiếp nhận sẽ tiêu hóa sữa tốt, không bị tiêu chảy.
Thường đổi sữa mới mẹ nên mua hộp nhỏ 450g cho con uống thử. Nếu sau 1-2 tuần tình trạng tiêu chảy không giảm, mẹ đổi sữa khác cho con. Con từ chối sữa mới có thể do 2 nguyên nhân:
Con không hợp sữa mới: mẹ chọn dòng sữa khác cho con.
Con dị ứng đường lactose trong sữa, dị ứng đạm sữa bò: mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ loại sữa phù hợp với cơ địa của con.
Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không phụ thuộc rất nhiều vào cách mẹ chăm sóc. Lúc mới bắt đầu tiêu chảy, trẻ thường chỉ mất nước nhẹ. Nhưng sau đó, sự chủ quan ít theo dõi hay không biết cách nhận ra các dấu hiệu bất thường. Và những sai lầm trong chăm sóc đã khiến trẻ mất nước nặng và gặp nguy hiểm. Chính vì thế, tất cả các mẹ cần hiểu rõ về tiêu chảy và cách chăm sóc trẻ khoa học. Mẹ luôn sẵn sàng và chủ động đối phó thì tiêu chảy chỉ có thể “đầu hàng” trước con thôi! ^^
Bé 1 tuổi, 2 tuổi, dạy gì cho con phát triển thông minh, lanh lợi. TÌM HIỂU THÊM