Cách Tự Làm Nước Hoa Hồng Nhanh Và Tiện Lợi

Tác giả
Cô Thuần Mẹ Việt
13 phút đọc

Nước hoa hồng không còn xa lạ gì với các chị em phụ nữ, đặc biệt khi đây là một trong những món trong danh mục make up phổ biến nhất hiện nay. Nước hoa hồng (toner) thường được sử dụng trong tẩy trang, hay dưỡng ẩm da nhờ các tác dụng làm sạch bề mặt da, sát khuẩn, ngăn ngừa mụn, se khít lỗ chân lông, giảm lão hóa hay dưỡng ẩm da,… Tuy nhiên, nhiều sản phẩm nước hoa hồng trên thị trường hiện nay được làm giả rất nhiều, không những sản xuất mất vệ sinh, chứa hàm lượng hóa chất cao mà còn chứa rất nhiều cồn gây hại rất lớn cho sức khỏe da của mọi người. Dưới đây, Mẹ Việt sẽ chia sẻ cách làm nước hoa hồng đơn giản tại nhà không chỉ sử dụng trong chăm sóc da mà còn có thể làm hương liệu thiên nhiên cho cuộc sống nhé!

Sử Dụng Nước Hoa Hồng

Có nhiều cách sử dụng nước hoa hồng. Thông thường chị em phụ nữ hay sử dụng trong làm đẹp và nấu ăn. Dưới đây là một vài cách sử dụng nước hoa hồng.

Dầu Thơm

Nhiều người thường sử dụng nước hoa thay cho các hương liệu thơm tự nhiên vì cũng rất tiện lợi, nhanh chóng và lưu lại mùi hương lâu. Thông thường những loại nước hoa thương mại thường có giá rất đắt hoặc giá rẻ nhưng chứa nhiều thành phần chính là cồn ít nhiều tác hại cho sức khỏe như dị ứng, mùi quá nồng,…

Nước hoa hồng là một hương liệu tuyệt vời trong tạo mùi hương thơm dịu nhè nhẹ, thoải mái. Bạn có thể thoa nước hoa hồng lên cổ tay và cổ hoặc lên tóc để có mùi thơm dìu dịu, thoải mái.

Nước hoa tóc: trộn 1 muỗng cà phê vani với tinh dầu trong chai xịt thủy tinh, đổ đầy thêm nước hoa hồng. Hoặc có thể kết hợp theo công thức:

  • 3 giọt vani.

  • 4 giọt tinh chất bưởi.

  • 5 giọt hoa oải hương.

  • Nước hoa hồng.

Chăm Sóc Da

  • Toner mặt: đựng nước hoa hồng trong 1 chai thủy tinh, thêm 1 vài giọt tinh dầu hoa oải hương. Sử dụng hỗn hợp này sau khi bạn đã tắm rửa, rửa mặt sạch sẽ bằng cách dùng bông thoa đều lên mặt.

  • Làm mát da: Đựng nước hoa hồng trong 1 chai có đầu phun sương. Bạn có thể để trong túi hay ví và sử dụng bất cứ nơi đâu, lúc nào khi nào cảm thấy khô da.

  • Giảm cháy nắng: nếu bạn đã đi ra ngoài mà quên không dùng kem chống nắng. Một chút hỗn hợp nước hoa hồng và giấm táo xịt lên vùng da cháy nắng là cách giảm đau rát hiệu quả khi cháy nắng đấy!

Trong Nấu Ăn

Nước hoa hồng thường được dùng trong nấu ăn để tăng mùi vị, tạo hương vị cho các món ăn, nước uống thưởng thức như: trà, sữa chua, nước chanh,…

Cách Làm Nước Hoa Hồng

Chuẩn Bị Hoa Hồng

Có rất nhiều loại hoa hồng khác nhau: hoa hồng trắng, hoa hồng đỏ, xanh,… Nước hoa hồng sẽ có màu của cánh hoa, nên bạn có thể tích điều này vào lưu ý khi chọn loại hoa nhé! Đồng thời cũng nên tùy thuộc nơi bạn ở có nhiều loại hoa nào hay trong vườn nhà bạn có sẵn loại hoa hồng nào mà lựa chọn sử dụng.

Nếu may mắn vườn nhà bạn có sẵn hoa hồng, hãy hái chúng vào buổi sáng sớm khi hoa có mùi thơm nhất. Nếu không bạn có thể mua ngoài chợ, nên mua từ nơi quen biết, để hạn chế thuốc trừ sâu.

Gỡ lấy cánh hoa rồi ngâm vào nước muối hoặc nước vo gạo tầm 10-15p để loại bỏ các chất trừ sâu.

Có 2 cách làm nước hoa hồng là đun sôi và chưng cất. Tùy vào điều kiện, mà bạn có thể lựa chọn làm theo cách 1 hoặc 2.

Làm Nước Hoa Hồng

BlockNote image

Phương Pháp 1: Đun Sôi

Nguyên liệu

  • Cánh hoa hồng khoảng 10-20 bông hồng.

  • Nước.

  • Xoong nồi có nắp đậy.

  • Vải lọc.

  • Chai thủy tinh lưu trữ.

Hướng dẫn

  • Cho cánh hoa hồng khô vào nồi. Sử dụng 1 cốc nước nếu bạn đang sử dụng cánh hoa tươi. Đừng cho quá nhiều nước sẽ làm cho nước hoa hồng của bạn quá loãng, không có mùi thơm hay cũng đừng cho quá ít.

  • Đổ nước vào nồi. Đun cho đến khi gần sôi. Khi bạn để cho nước sôi lâu sẽ làm bay mất hết tinh chất có trong cánh hoa hồng.

  • Đun nhỏ lửa cho đến khi màu của cánh hoa hồng đã phai. Của mình gần như không màu. Điều này chỉ mất khoảng 30 phút, nước sẽ đổi màu và có lớp tinh dầu mỏng trên bề mặt nước. Bạn luôn chú ý canh chừng tránh để nồi bị cạn nước cháy.

  • Tắt bếp. Để nguội khoảng 15 phút.

  • Đổ hỗn hợp đã nguội qua túi hạt hoặc vải mỏng vào một chai sạch. Bạn có thể sử dụng một cái phễu hoặc lọc vào một cái bát có vòi rót và sau đó đổ vào chai.

  • Bảo quản tủ lạnh dùng dần trong vài tuần hoặc bên ngoài trong một tuần.

Phương Pháp 2: Phương Pháp Chưng Cất

Nguyên liệu

  • Cánh hoa hồng.

  • Nước.

  • Đá.

  • Nồi có nắp.

  • Bát kim loại.

  • Chai lọ thủy tinh.

  • 1 cái đĩa.

Hướng dẫn

  • Đặt một đĩa úp ngược ở giữa nồi lớn. Mình đã sử dụng một nồi to và một chiếc đĩa có kích thước trung bình.

  • Đặt bát kim loại hoặc bát thủy tinh an toàn lên trên đĩa

  • Cho cánh hoa hồng vào nồi. Đặt chúng xuống xung quanh đĩa để đảm bảo không cho bất kỳ thứ gì vào bát

  • Đổ nước vào chậu ngập cánh hoa cho đến khi nó gần đến đỉnh của đĩa.

  • Đảo ngược nắp và đậy nắp nồi. Điều này sẽ cho phép hơi nước đọng lại và nhỏ giọt xuống bát.

  • Đặt đá lên trên cùng của nắp để hơi nước ngưng tụ và sau đó nhỏ vào bát. Điều này giúp giữ càng nhiều hơi càng tốt vì hơi nước sẽ là nước hoa hồng.

  • Đun nước sôi và sau đó giảm đến mức nhiệt thấp nhất có thể mà vẫn cho phép nước sôi.

  • Thay đá khi nó tan chảy và đun trong ít nhất 30 phút. Lưu ý không để nồi cạn nước.

  • Tắt bếp và để nguội hoàn toàn.

  • Cẩn thận nhấc nắp để không có nước đá tan chảy của bạn rơi vào nồi.

  • Cẩn thận đổ nước hoa hồng trong bát vào chai sạch. Bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Bạn cũng có thể để nhiệt độ thông thường trong 6 tháng.

Cách này giúp bạn có nước hoa hồng tinh khiết và bảo quản được lâu hơn cách 1. Đồng thời phần cánh hoa còn lại trong đáy nồi có thể sử dụng cho cả phòng tắm. Nó rất có ích cho da và có 1 mùi thơm nhè nhẹ của hoa hồng.

Nếu bạn quan tâm đến những công thức làm đẹp từ những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà, hiệu quả và hoàn toàn lành tính, bạn có thể tham khảo thêm các cách làm trắng răng, trắng da, chăm sóc tóc, làm son handmade, tự làm mặt nạ từ trà xanh hay chuối, sữa, sô cô la,...

Chúc các bạn thành công nhé!