Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm cùng nhiều thay đổi trong cơ thể. Mẹ bầu có nhiều nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Trong đó có cảm cúm, một trong những bệnh phổ biến thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Vậy khi mẹ bầu bị cảm cúm phải làm sao? Có những cách nào để chữa cảm cúm cho bà bầu mà không cần dùng thuốc? Mẹ bầu cùng team Mẹ Việt tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Hiểu Về Bệnh Cúm

Cảm cúm thường do virus gây ra, các biểu hiện giống cảm lạnh với các triệu chứng điển hình như: mệt mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi và sốt. Tuy nhiên, bà bầu bị cúm sẽ mệt mỏi hơn nhiều và có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Do đó, mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Bệnh cúm xảy ra rất phổ biến và thường theo mùa với tốc độ lây lan nhanh. Mẹ bầu có thể bị cúm khi nhiễm virus từ bên ngoài môi trường, đặc biệt là khi giao mùa. Và cả khi tiếp xúc trực tiếp với người mắc cúm. Mẹ bầu cần biết cách phòng bệnh cúm để đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả mẹ và bé nhé!

Mẹ hãy tham gia vào group Mẹ Việt- Mang Thai- Nuôi Con & Sức Khỏe Gia Đình. Để chia sẻ, thảo luận và học hỏi các kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Đọc thêm:

Quá Trình Phát Triển Thai Nhi Trong Bụng Mẹ Theo Từng Giai Đoạn

Thai Giáo Cho Bé Đúng Cách – Bé Thông Minh Từ Trong Bụng Mẹ

Có Được Uống Thuốc Cảm Cúm Cho Bà Bầu

Các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Dẫn đến nguy cơ gây sảy thai, nhiễm độc thai nghén. Và có thể để lại di chứng, dị tật cho thai nhi sau này. Do đó khi mang thai, nhất là các mẹ bầu cảm cúm 3 tháng đầu được khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc. 

Thêm vào đó, cảm cúm chưa có thuốc đặc trị. Vì các chủng virus cúm biến đổi rất nhanh trong cơ thể. Các phương pháp chữa cảm cúm cho bà bầu hiện nay thường tập trung vào điều trị các triệu chứng.

Vì vậy, những cách trị cảm cúm cho bà bầu không dùng thuốc nên được ưu tiên trước. Trường hợp bệnh không có triệu chứng thuyên giảm thì lúc này mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc phù hợp. 

Mẹ bầu bị cúm cần hỗ trợ nhanh hãy kết nối trực tiếp với Mẹ Việt TẠI ĐÂY.

Chủ đề đọc nhiều nhất: 

Cách Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Bà Bầu Ăn Gì Để Con Thông Minh – Khỏe Mạnh Từ Trong Bụng Mẹ

Cách Chữa Cảm Cúm Cho Bà Bầu Hiệu Quả

Dưới đây là các cách điều trị từng triệu chứng cảm cúm không dùng thuốc, mẹ lưu ý nhé:

Điều Trị Nghẹt Mũi, Chảy Nước Mũi

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý NaCl 0.9 % có tác dụng sát khuẩn, khai thông đường mũi. Rửa mũi, nhỏ mũi với nước muối đẩy chất nhầy, virus và vi khuẩn ra khỏi mũi. Vì thế mẹ nên sử dụng dung dịch này để rửa và vệ sinh mũi hàng ngày khi bị cúm. Giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Thoa dầu tràm dưới mũi: Những loại dầu như dầu tràm hay dầu có chứa tinh chất bạc hà giúp làm thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên thoa một lượng nhỏ bên dưới cánh mũi.

Tắm nước ấm: Thay vì ngâm mình trong bồn tắm nóng với nhiều rủi ro xảy ra cho thai nhi. Mẹ nên tắm nước ấm để cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý là mẹ nên giữ cho phần đầu, cổ khô ráo. Sau khi tắm xong mẹ lau khô người, mặc áo mỏng và không đắp chăn quá ấm nhé.

Điều Trị Triệu Chứng Ho, Có Đờm, Đau, Rát Họng

Súc miệng bằng nước muối ấm: Mẹ pha 1 thìa muối vào trong một cốc nước ấm. Sau đó súc miệng với nước muối ấm trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Điều này sẽ làm giảm các triệu chứng đau, rát họng.

Sử dụng các bài thuốc dân gian: Mẹ có thể áp dụng những bài thuốc dân gian để chữa ho đờm. Dùng một trong các nguyên liệu: chanh đào, quất, lê, lá hẹ, lá húng chanh cho vào bát với đường phèn. Sau đó hấp cách thủy từ 15-20 phút, và uống phần nước ở trong bát. 

Tuy nhiên cách này áp dụng hiệu quả nhất khi mẹ mới có triệu chứng ho đờm. Và cần phải sử dụng đều đặn mỗi ngày. Hoặc mẹ có thể pha một cốc chanh mật ong ấm để giảm triệu chứng đau họng.

Ngủ kê cao gối: Việc ngủ đủ giấc cũng góp phần giúp bà bầu hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Trong khi ngủ, mẹ nên kê cao phần đầu ở vị trí cảm thấy thoải mái nhất. Nó sẽ giúp giảm nghẹt mũi và đờm, không bị trào ngược.

Mẹ có thường xuyên khó ngủ không? Nếu có hãy đọc bài này nhé:

Các Loại Gối Dành Cho Bà Bầu Có Giấc Ngủ Êm Ái Suốt Thai Kỳ

Điều Trị Triệu Chứng Sốt

Khi bị sốt, mẹ nên theo dõi nhiệt độ thường xuyên và ưu tiên dùng các biện pháp không dùng thuốc trước. Dưới đây là các biện pháp hạ sốt tự nhiên mẹ có thể sử dụng nhé:

Uống dung dịch điện giải như oresol, hydrite. Tác dụng chính là bù nước, bù khoáng, tăng sức đề kháng giúp mẹ mau giảm sốt.

Làm mát từ bên ngoài để hạ nhiệt, giúp mẹ thoải mái hơn. Mẹ có thể sử dụng khăn nhúng nước ấm để chườm lên trán. Hoặc lau toàn thân đặc biệt ở các vị trí như trán, 2 hốc nách, bẹn, thay khăn 5-6 phút/lần. Mẹ lưu ý không chườm bằng nước lạnh. 

Sử dụng các thảo dược tự nhiên: Mẹ có thể lấy lá nhọ nồi hoặc rau diếp cá, rau má rửa sạch, giã nát. Sau đó, lấy phần nước cốt để uống.

Giữ ấm và nghỉ ngơi: Mẹ bầu cần giữ ấm cơ thể để tránh các triệu chứng của cúm trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp mẹ tái tạo năng lượng. Tăng cường cho hệ miễn dịch hoạt động tốt, chống lại bệnh tật.

Trong trường hợp mẹ sốt cao từ 39 độ mà không hạ, mẹ bầu nên đến bệnh viện để điều trị. Các bác sĩ sẽ thăm khám và hướng dẫn sử dụng thuốc trị cảm cúm cho bà bầu phù hợp. Phòng tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc xảy ra cho cả hai mẹ con.

Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng chống cảm cúm nha!

Thực Phẩm Tốt Cho Bà Bầu Bị Cảm Cúm

Mẹ bầu bị cảm cúm nên tăng cường các thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu vitamin C: có tác dụng tăng cường sức đề kháng và giàu chất chống oxy hóa. Một số gợi ý cho mẹ là các loại trái cây họ cam quýt, bưởi, chanh, ớt chuông cũng rất giàu vitamin C. Các loại rau củ quả: cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina, hành tây… 

Thực phẩm chứa nhiều kẽm: thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc, trứng, đậu xanh, hạt bí ngô,…

Trà đen, trà xanh: có chứa catechin hiệu quả trong việc giảm tiêu chảy và tăng đề kháng.

Gừng: là thực phẩm lành tính và cực tốt khi chữa cảm cúm cho bà bầu. Vì nó làm ấm cơ thể, làm sạch các virus, vi khuẩn, cải thiện lưu thông máu cho mẹ bầu. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai. Mẹ có thể uống 1 ly trà gừng tươi, cho thêm mật ong và 1 lát chanh tươi. 

Tỏi: Chất kháng sinh có trong tỏi sẽ giúp chống viêm nhiễm và các vi khuẩn, virus gây cúm. Nếu không muốn ăn sống, mẹ bầu nên cho tỏi vào các món rau xào, bò xào… Nếu ngại hơi thở không được thơm tho thì có thể tráng miệng với những trái cây giàu vitamin C. 

Bà Bầu Bị Cảm Cúm Nên Ăn Gì

Cháo trứng, hành và tía tô: Món ăn có sự kết hợp giữa ba nguyên liệu giàu dinh dưỡng, tốt cho mẹ bầu khi bị cảm. Trứng chứa nhiều protein, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Hành có vị cay, tính bình nên giúp tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng… Ngoài ra, tía tô cũng có tính ấm sẽ có tác dụng giảm các triệu chứng đau họng, buồn nôn.

Súp gà: Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, vitamin và chất chống viêm. Ngoài ra, súp gà còn có thể làm dịu đi các triệu chứng của cúm. Để nấu súp gà, mẹ bầu có thể thêm các gia vị như gừng, hành tây, húng tây và nấm.

Khi Nào Mẹ Cần Đi Khám Bệnh Viện

Cảm lạnh có thể không gây ra vấn đề cho thai nhi, nhưng cảm cúm thì có. Thêm vào đó, cảm cúm kéo dài có thể sinh ra biến chứng nguy hiểm. Bà bầu bị cúm có thể bị viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang,… Gây tăng nguy cơ sinh non cũng như dị tật bẩm sinh ở trẻ. Do đó, khi mẹ bầu bị cảm cúm xuất hiện các dấu hiệu sau, mẹ cần đi bệnh viện ngay nhé!

  • Chóng mặt, khó thở.
  • Đau hoặc tức ngực. 
  • Chảy máu âm đạo. 
  • Nôn mửa dữ dội.
  • Sốt cao và dùng paracetamol để hạ sốt không hiệu quả. 
  • Chuyển động của thai nhi giảm. 
  • Hoặc có các biểu hiện của bệnh viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi…

Bà Bầu Cảm Cúm Uống Thuốc Gì

Ở bệnh viện, các bác sĩ sẽ thăm khám và kê thuốc cảm cúm cho bà bầu phù hợp (nếu cần thiết). Đảm bảo mẹ bầu dùng đúng thuốc và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thai nhi. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

Thuốc chống siêu vi rút: Tamiflu và các thuốc chống siêu vi khác là an toàn cho bà bầu. Thuốc được kê theo đơn của bác sĩ. Thuốc kháng vi-rút hoạt động tốt nhất nếu mẹ sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh.

Thuốc chữa ho: Thuốc giảm đau (Mucinex), thuốc giảm ho (Robitussin hoặc Vicks 44),…

Thuốc xịt mũi: Hầu hết các thuốc xịt mũi có chứa steroid đều có thể sử dụng trong thai kỳ. Nước muối và thuốc xịt thường an toàn, có thể giúp làm sạch và giữ ẩm cho mũi.

Thuốc kháng histamin: Benadryl và Claritin có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai với điều kiện bác sĩ cho phép. Một số bác sĩ khuyên bà bầu nên tránh những thuốc này. Nhất là bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu thai kỳ.

Đồng thời, một số loại thuốc dưới đây có nguy cơ dẫn đến vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm: 

  • Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen…
  • Codeine.
  • Bactrim (kháng sinh).

Tất cả những loại thuốc này mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách Phòng Ngừa Bà Bầu Bị Cảm Cúm

Giải pháp để phòng tránh cúm hiệu quả cho mẹ bầu là tiêm phòng cúm. Tốt nhất là vào thời điểm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Mũi cúm cũng an toàn để tiêm phòng trong khi mang thai. Vì thế, mẹ bầu hãy tiêm phòng đầy đủ đề phòng ngừa cảm cúm. Bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho hai mẹ con nhé! 

Thêm vào đó, để hỗ trợ phòng ngừa cảm cúm, mẹ nên tập thói quen:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Tập luyện thể chất thường xuyên.
  • Hạn chế căng thẳng.

Kết Luận

Cảm cúm gây ra những mệt mỏi, khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cảm cúm cũng không quá khó để điều trị. Mẹ chỉ cần làm theo những hướng dẫn trên, tích cực ăn uống, bổ sung vitamin C, kẽm. Và nghỉ ngơi nhiều, vận động nhẹ nhàng sẽ nhanh khỏe lại. Nhưng cũng đừng vì thế mà chủ quan nhé! Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hãy tiêm phòng đầy đủ để hai mẹ con không phải lo nghĩ về cảm cúm “đáng ghét” nữa nhé! Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Series giúp mẹ chuẩn bị cho hành trình vượt cạn thành công!

Mẹ Bầu Có Nên Lựa Chọn Phương Pháp Đẻ Không Đau Hay Không???

Ra Mắt Series – Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con 

Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 10 Ngày Tuổi

10 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Sữa Mẹ   

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả