Trẻ nói lắp ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, giao tiếp và kết bạn của trẻ. Vì thế nhiều ba mẹ rất lo lắng khi trẻ nói lắp. Ba mẹ cũng cố gắng chữa nhưng càng chữa con càng lắp nhiều hơn. Đâu là cách chữa nói lắp triệt để cho con? Ba mẹ cần tránh phạm phải những sai lầm nào khi chữa nói lắp cho trẻ? Tất cả sẽ được Mẹ Việt chia sẻ trong bài viết này. Ba mẹ cùng đọc và áp dụng nhé!

Ba mẹ tham gia vào Mẹ Việt – Chữa con chậm nói tại nhà. Nơi Mẹ Việt thường xuyên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Giúp ba mẹ chữa chậm nói, các rối loạn ngôn ngữ cho con thành công. THAM GIA NGAY!

Nói Lắp Là Gì

Nói lắp là tình trạng trẻ rối loạn nhịp điệu nói, nói không lưu loát, hay lặp từ nhiều lần trong câu. Dưới 5 tuổi, khi trẻ học câu trẻ có thể gặp tình trạng nói lắp nhưng không quá đáng ngại. Nguyên nhân là vì tốc độ nói của trẻ lúc này nhanh hơn tốc độ não bộ tư duy. Trẻ chưa có nhiều vốn từ nên mất thời gian tìm từ diễn đạt. Ba mẹ tăng vốn từ bằng cách cho bé nghe loa tắm ngôn ngữ, đọc sách, nói chuyện với con. Con có vốn từ dồi dào sẽ giảm dần nói lắp. 

Đối với trẻ >5 tuổi vẫn nói lắp, ba mẹ chú ý can thiệp để giúp con nói trôi chảy. Theo các nghiên cứu, khoảng 80% trẻ nói lắp tự khỏi trong 2 năm. 20% còn lại sẽ khỏi khi đi học và khoảng 5% trẻ tiếp tục nói lắp đến khi trưởng thành. Nói lắp không khó chữa nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự tự tin của trẻ. Vì thế, ba mẹ không nên chủ quan, cần giúp con chỉnh nói lắp trước tuổi thiếu niên.

Bài cùng chủ đề:
Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói Có Đáng Lo???

Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Cách Tạo Môi Trường Kích Nói Cho Trẻ

Biểu Hiện Nói Lắp

Nói lắp có thể biểu hiện dưới các dạng như sau:

Lặp lại một phần từ: “Tôi m-m-m-muốn uống nước”.

Lặp lại từ: “Đi-đi-đi học”.

Âm thanh kéo dài: “Tôi mmmmmuốn đi học”.

Tạm dừng: “Tôi…ờ… không thích”.

Trẻ có thể bị nói lắp cả 2 – 3 dạng khác nhau. Trẻ có thể nói lắp thường xuyên trong bất kỳ tình huống nào. Hoặc là nói lắp trong những tình huống cụ thể, sự kiện đặc biệt. Ví dụ như: những lúc căng thẳng, phấn khích, nói trước đám đông hay nói chuyện qua điện thoại. Thông thường nói lắp thường biểu hiện trong giao tiếp bình thường hàng ngày. Khi hát, đọc, nói đồng thanh, có nhịp điệu, tiết tấu trẻ có thể nói bình thường, không bị lắp.

Cũng có một số trường hợp trẻ hay bị lắp ở những chữ nhất định. Trẻ sẽ thường né tránh sử dụng những từ đó hoặc từ chối những cuộc nói chuyện liên quan.

Khi nói lắp trẻ thường kèm theo những cảm xúc lo lắng, hồi hộp, sợ, không tự tin. Vì thế, ba mẹ tránh làm cho trẻ căng thẳng thêm. Hãy giúp trẻ cảm thấy thoải mái và bình tĩnh trở lại. Điều này tốt cho sự tiến bộ của trẻ hơn nhiều.

Bài tham khảo:

Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em Chậm Nói Và Cách Khắc Phục

Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Nhanh Biết Nói Cực Kỳ Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Cách Chữa Nói Lắp Cho Trẻ Trực Tiếp

Giảm nhịp điệu nói chuyện: trẻ hay bị lắp khi nói nhanh. Việc giảm nhịp điệu nói chuyện sẽ giúp bé có thời gian để suy nghĩ từ ngữ, sắp xếp câu. Từ đó, bé diễn đạt trôi chảy hơn. Khi trẻ nói liên tục có thể bị lắp. Tốt nhất ba mẹ nên tham gia vào câu chuyện của bé. Nghe bé nói 1-2 câu, ba mẹ đệm thêm các từ giao tiếp ừ, à, vậy hả con? Mục đích là để trẻ dừng lại một chút. Lắng nghe phản hồi của ba mẹ giúp trẻ có thêm thời gian suy nghĩ. 

Lặp lại câu trẻ nói lắp: Chữa nói lắp thành công cho bé không khuyến khích ba mẹ sửa lỗi thường xuyên. Đặc biệt là yêu cầu trẻ nói lại từ đầu. Ba mẹ chỉ cần lắng nghe nội dung con muốn diễn đạt. Sau đó diễn đạt lại nội dung một cách trôi chảy. Để con nghe quen với nhịp điệu trôi chảy sẽ tự sửa cho mình.

Khuyến khích trẻ nói chậm: Cùng là câu con nói chậm lại nào, nhưng nếu gằn giọng, lớn tiếng sẽ giống như ra mệnh lệnh. Con sợ hãi thì càng tăng nói lắp. Ngược lại, cũng câu nói đó, ba mẹ nói từ tốn, nhẹ nhàng sẽ giúp con giải tỏa căng thẳng. Dễ dàng nói chậm lại và chữa nói lắp thành công.

Hít thở sâu: Khi con muốn trình bày điều gì trong trạng thái gấp gáp, ba mẹ hướng dẫn con hít thở sâu. Nào con bình tĩnh, hít thở sâu rồi kể cho mẹ nghe nhé! 

Giải pháp Chữa chậm nói hiệu quả cho trẻ trong 6 tháng, khắc phục nói lắp, nói ngọng: Khóa Học Đồng hành chuyên sâu: “Chữa chậm nói tại nhà cho con”. Click để được TƯ VẤN NGAY.

Cách Chữa Nói Lắp Gián Tiếp Cho Trẻ

Bên cạnh chỉnh trực tiếp, ba mẹ cho trẻ nghe thật nhiều những ví dụ giao tiếp trôi chảy.

Nghe loa tắm ngôn ngữ: trong loa tắm ngôn ngữ Mẹ Việt có rất nhiều bài hát thiếu nhi, thơ mầm non, đồng dao,… Với tốc độ vừa phải, giọng đọc to rõ, truyền cảm, trẻ thích nghe và dễ dàng học thuộc. Khi trẻ nghe và nhớ, đọc/hát theo nhịp điệu tiết tấu, trẻ sẽ quen nói chậm. Từ đó, trẻ hạn chế nói lắp dần.

Đọc sách cho trẻ nghe: Sách chứa đựng muôn vàn những mẫu câu giao tiếp, diễn đạt trôi chảy. Ba mẹ thường xuyên đọc sách giúp bé tăng vốn từ vựng. Nâng cao cho bé tư duy ngôn ngữ nhanh, phản xạ trả lời nhanh. Bé có từ vựng diễn đạt không mất thời gian suy nghĩ sẽ hạn chế nói lắp. Đồng thời việc đọc sách giúp trẻ nghe quen với sự diễn đạt suôn sẻ. Trẻ sẽ dần nâng cao tiêu chuẩn của mình, có ý thức hạn chế nói lắp.

Những cách chữa nói lắp này tăng cường thông tin đầu vào cho trẻ. Giúp trẻ tiếp xúc các nguồn giao tiếp, diễn đạt chuẩn. Trẻ nghe nhiều sẽ ngấm và điều chỉnh dễ dàng. Những cách chữa này vừa không mất nhiều thời gian của ba mẹ, vừa chữa lắp hiệu quả. Tuy nhiên, bé sẽ cần thời gian ngấm lâu nên ba mẹ cần bắt đầu càng sớm càng tốt. Và cho trẻ nghe xuyên suốt cho đến lúc trẻ giao tiếp tốt, không còn nói lắp nữa.

Chi tiết: Sách Và Đồ Chơi Bổ Trợ Hiệu Quả Cho Trẻ Chậm Nói 

Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ: Có Phải Do Học Tiếng Anh Từ Sớm

Những Hoạt Động Trẻ Nói Lắp Nên Tham Gia

Tạo điều kiện cho bé đóng kịch, ca hát: Nếu bé vẫn còn ngại tham gia ở trường hãy cho bé luyện tập ở nhà. Ba mẹ cùng con hát bài hát, diễn một vở kịch. Bé học thuộc lòng sẽ nói trôi chảy, không bị lắp.

Đưa trẻ ra ngoài thiên nhiên, đi chơi, du lịch: trao đổi, trò chuyện về những sự vật, sự việc bé yêu thích. Thông qua trò chuyện nhiều, bé được luyện tập nói suôn câu, diễn đạt tốt suy nghĩ. Trẻ cũng tự tin, vui vẻ nên chịu khó luyện tập và kết quả là giảm dần nói lắp.

Tăng cường chơi các trò chơi ngôn ngữ, truyền tin: Ba giả vờ nhờ bé truyền tin cho mẹ để dạy bé nói chính xác câu. Bé sẽ rất hào hứng với những trò chơi này. Những trò chơi đố vui với những dữ liệu liên quan đến các con vật, thực vật,… Giúp bé tăng khả năng diễn đạt và vốn từ.

Cho trẻ đến nơi đông người, nhờ trẻ gọi món, tính tiền: mục đích giúp trẻ dạn dĩ hơn, khắc phục nỗi sợ đám đông.

Chữa Nói Lắp Cho Trẻ Cần Lưu Ý Gì

Những bé nói lắp thường không tự tin khi giao tiếp. Vì thế, khi giao tiếp trẻ phần nào rụt rè, nhút nhát. Ba mẹ chữa nói lắp cho con cần đúng cách để không làm trẻ quá sợ hãi. Dẫn đến tình trạng không những không hết mà trẻ còn tăng nặng nói lắp. Trong quá trình chữa nói lắp cho trẻ, bên cạnh làm tốt những hướng dẫn trên. Ba mẹ cần lưu ý tránh phạm phải những sai lầm sau:

  • Đừng yêu cầu con nói chính xác mọi lúc. Cho phép con nói chuyện một cách vui vẻ thoải mái và thú vị.
  • Bữa ăn gia đình là một cơ hội trò chuyện. Hãy tắt tivi, điện thoại để tập trung nói chuyện vui vẻ trong bữa ăn.
  • Tránh sửa chữa hoặc chỉ trích bé, nhất là trước nhiều người.
  • Tránh cho trẻ nói hoặc đọc to khi không thoải mái hoặc khi nói lắp tăng. 
  • Đừng ngắt lời con hoặc bảo con bắt đầu lại.
  • Đừng bảo con suy nghĩ trước khi nói.
  • Tạo cho bé một bầu không khí yêu thương ở nhà. Để con tự tin là chính mình và dám chia sẻ những điều con nghĩ.
  • Luôn nói chậm và rõ ràng khi nói với con hoặc người khác khi bé có mặt ở đó.
  • Duy trì giao tiếp bằng mắt với con. Không nhìn đi chỗ khác, không buồn bã, thất vọng. Luôn tin tưởng con có thể nói mạch lạc.
  • Hãy chờ đợi và lắng nghe con tự nói và hoàn thành những suy nghĩ và câu nói. Có một khoảng dừng ngắn trước khi trả lời câu hỏi của con.

Nguyên Nhân Trẻ Nói Lắp

Trẻ từ 2 đến 6 tuổi đang trong giai đoạn học nói có thể bị nói lắp. Đây là một giai đoạn bình thường mà nhiều trẻ phải trải qua. Tuy nhiên nói lắp thường kéo dài không quá 6 tháng. Nếu mắc trên 6 tháng có thể là một bệnh lý, ba mẹ cần lưu ý điều này để can thiệp kịp thời cho bé nhé! Hiện nay, vẫn chưa biết nguyên nhân cụ thể gây ra nói lắp. Nhưng nếu ba mẹ hoặc người thân bị thì nguy cơ bé nói lắp tăng gấp 3 lần. 

Một số yếu tố nguy cơ khác khiến trẻ nói lắp như sau:

  • Giới tính: Thống kê cho thấy con trai có nhiều khả năng nói lắp gấp 2 – 3 lần so với con gái.
  • Cảm xúc và tính cách: Thất vọng, căng thẳng, bị kích động, bị thúc giục có thể khiến bé nói lắp nhiều hơn. Ai đó trêu chọc bạn, hoặc chú ý đến câu nói của bé, làm tăng tình trạng nói lắp. Điều này khiến bé bối rối và lo lắng nhiều khi nói chuyện.

Khi Nào Bé Nói Lắp Cần Đi Khám

Hầu hết các trường hợp bé nói lắp dưới 5 tuổi không cần đi khám. Ba mẹ thực hiện theo các hướng dẫn trên, biểu hiện nói lắp của trẻ sẽ dần chấm dứt. Bé sẽ cần đi khám trong các trường hợp:

  • Nói lắp kéo dài 6 – 12 tháng trở lên.
  • Bé bắt đầu nói muộn và nói lắp sau 3 tuổi rưỡi.
  • Nói lắp ngày càng nhiều.
  • Gia đình có người từng như vậy.
  • Bé bị kèm thêm một rối loạn ngôn ngữ khác.
  • Bé gặp nhiều khó khăn, rất căng thẳng khi phải nói chuyện.

Đôi Lời Chia Sẻ Cùng Ba Mẹ

Khi trẻ nói lắp, ba mẹ thường rất lo lắng và khó chịu khi nghe con diễn đạt không mạch lạc. Ba mẹ cũng thường kỳ vọng con sẽ nhanh chóng sửa được nói lắp. Đặc biệt là khi con nói lắp trước mặt người khác, ba mẹ thường không hài lòng, bẽ mặt. Tuy nhiên nếu ba mẹ nóng lòng ép con phải nói tốt cho bằng được sẽ hoàn toàn phản tác dụng. Không những không giúp con nói trôi chảy mà còn khiến con bị căng thẳng, áp lực. Con sợ nói, sợ sai sẽ không dám luyện tập chữa nói lắp. Và có thể bị mắc nói lắp cho đến lớn, ảnh hưởng nhiều đến sự tự tin của con. 

Vì thế, để giúp con chữa nói lắp hiệu quả, ba mẹ phải thật sự bình tĩnh, kiên nhẫn với con. Và cùng đồng hành luyện tập với con hàng ngày. Cách tốt nhất để con chữa lắp thành công là luyện tập nhiều. Trên hành trình đó, rất cần có sự hỗ trợ của ba mẹ, giúp con cảm thấy thoải mái, tự tin. Động viên con liên tục để con cố gắng khắc phục những khó khăn của mình. Giúp con tự tin, thuận lợi trong truyền đạt thông tin, diễn đạt suy nghĩ. Con dễ dàng thể hiện mình trong học tập, sinh hoạt, vui chơi và kết bạn. Hãy kiên nhẫn vì con ba mẹ nhé!

Kết Luận

Như vậy, Mẹ Việt vừa chia sẻ với ba mẹ về cách chữa nói lắp triệt để cho trẻ. Ba mẹ hãy áp dụng đều đặn vào cuộc sống hàng ngày để hỗ trợ tốt nhất cho con nhé! Chúc ba mẹ thành công! Nếu cần hỗ trợ, đừng quên liên hệ với Mẹ Việt tại Fanpage Mẹ Việt – Đồng hành cùng ba mẹ dạy con tại nhà. Mẹ Việt với bề dày kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ, chỉnh các rối loạn ngôn ngữ cho trẻ. Mẹ Việt sẽ đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp ba mẹ giải quyết triệt để vấn đề trẻ nói lắp. 

Bài kế tiếp:

Trẻ 3 Tuổi Chậm Nói – Ba Mẹ Phải Làm Sao???

Trẻ 4 Tuổi Chậm Nói – Kích Nói Cho Trẻ Như Thế Nào Hiệu Quả

Mẹ Việt Tư Vấn: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Nói

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả