Ba Mẹ Cần Biết: Vai Trò Của Ngôn Ngữ Đối Với Sự Phát Triển Của Trẻ

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 11/06/2022
23 phút đọc

Nghe con gọi bi bô, líu lo quanh nhà là hạnh phúc không gì bằng của bậc làm cha làm mẹ. Ngôn ngữ là công cụ để các con có thể giao tiếp, học tập và vui chơi. Giúp con thuận lợi học tập không chỉ kiến thức thế giới xung quanh, tư duy nhận thức mà còn chuẩn mực xã hội. Vì thế, ba mẹ cần quan tâm đến việc bồi dưỡng ngôn ngữ cho con càng sớm càng tốt. Hãy cùng Mẹ Việt tìm hiểu rõ vai trò và cách phát triển ngôn ngữ tối ưu cho bé nhé.

Cộng đồng Mẹ Việt – Dạy Con Tại Nhà & Homeschooling thường xuyên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giáo dục sớm, phát triển ngôn ngữ cho bé từ 0-6 tuổi. Trở thành thành viên để cùng tham khảo những kiến thức dạy con hữu ích. THAM GIA NGAY! 

Vai Trò Của Ngôn Ngữ Với Sự Phát Triển Của Trẻ

Ngôn ngữ chính là phương tiện, nền tảng cốt lõi để trẻ học những kiến thức. Khi con có ngôn ngữ sẽ dễ dàng chia sẻ, tìm tòi, có nhu cầu học hỏi.

Con thông minh, nhạy bén: sở hữu vốn từ đồng nghĩa với tăng sự hiểu biết và nhận thức. Con dễ dàng chia sẻ, tìm tòi và tò mò khám phá thế giới xung quanh.

Phát triển toàn diện các kỹ năng: Có ngôn ngữ tốt, con dễ dàng bày tỏ nhu cầu, cảm xúc, suy nghĩ của mình. Biết cách kể chuyện, trình bày sự việc logic. Con dễ dàng chinh phục các kỹ năng lập luận, phân tích, đánh giá, thuyết trình, phản biện,…

BlockNote image

Trẻ hiểu và hình thành thói quen, hành vi xã hội chuẩn mực: Có ngôn ngữ giúp trẻ tích lũy kiến thức, giao tiếp được với mọi người xung quanh. Thông qua quá trình này trẻ được học những kinh nghiệm, những quy tắc ứng xử. Hình thành thói quen tốt trong xã hội góp phần phát triển nhân cách cho trẻ.

Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, khéo léo trong cách ứng xử: Khi vốn từ phong phú, trẻ dễ dàng tham gia vào các hoạt động giao tiếp. Luôn chủ động tự tin trong các cuộc trò chuyện. Biết cách khéo léo trong cách ứng xử, tương tác với mọi người xung quanh. 

Đọc thêm:

Những Cách Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non Hiệu Quả Nhất

Cách Nói Chuyện Với Trẻ 5 Tuổi Ba Mẹ Dễ Dàng Áp Dụng

Vậy làm thế nào để trẻ có thể làm chủ kỹ năng ngôn ngữ sớm từ những năm đầu đời? Ba mẹ cùng đọc tiếp nhé.

Yếu Tố Giúp Con Học Ngôn Ngữ Hiệu Quả

Nhận thấy được vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ. Mẹ Việt lưu ý với ba mẹ những yếu tố giúp con học ngôn ngữ hiệu quả như sau:

Gia đình và môi trường dạy con tại nhà: Phần lớn thời gian 0-3 tuổi trẻ ở nhà cùng ba mẹ. Những tình huống giao tiếp trong sinh hoạt chính là cơ hội tuyệt vời để dạy ngôn ngữ cho bé. Vì thế, ba mẹ cần quan tâm phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong chính những hoạt động hàng ngày. Trên thực tế, ngày càng có nhiều trẻ chậm nói. Vì ba mẹ đã vô tình bỏ lỡ, chưa tận dụng thời gian một cách khoa học để dạy con.

BlockNote image

Lắng nghe, thấu hiểu con: Khi lắng nghe ba mẹ mới thật sự hiểu những nhu cầu, mong muốn của con. Từ đó có những điều chỉnh, giải pháp hỗ trợ phù hợp. Khi được lắng nghe con sẽ dễ dàng bày tỏ những ý kiến, quan điểm của mình. Giúp con phát triển khả năng diễn đạt. Khi ba mẹ hiểu sẽ biết cách kích thích, khơi gợi, thỏa mãn nhu cầu học nói của con. Giúp con thích nói, thích được chia sẻ, diễn đạt một cách sáng tạo. 

Luôn yêu thương và tôn trọng trẻ: Con được yêu thương, tôn trọng, sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ. Luôn tự tin và sẵn sàng tham gia các hoạt động. Khi cảm giác được yêu thương, tôn trọng con dễ dàng học ngôn ngữ.

Chi tiết chủ đề này, ba mẹ tham khảo:

Cách Nói Chuyện Với Trẻ 3 Tuổi Giúp Con Hợp Tác, Vâng Lời

Tư vấn cụ thể cách phát triển ngôn ngữ cho từng độ tuổi, ba mẹ liên hệ fanpage: Mẹ Việt – Dạy Con Tại Nhà 4.0

Dạy Con Học Nói Qua Từng Giai Đoạn

Mỗi giai đoạn con sẽ có mốc phát triển riêng. Vai trò của ngôn ngữ ảnh hưởng đến từng độ tuổi cụ thể. Ba mẹ tìm hiểu từng độ tuổi để dạy con phù hợp nhé.

Từ 0-12 Tháng Tuổi

Giai đoạn từ 3 tháng trở lên trẻ đã biết quay đầu về phía có âm thanh phát ra. Con bắt đầu bi bô và mỉm cười. Vì vậy ba mẹ hãy kể cho con nghe về cuộc sống về những điều xung quanh con trẻ. Hãy sử dụng các từ ngữ vào cuộc giao tiếp của con, hát bài đồng dao, kể những câu chuyện…

Đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh, ba mẹ có thể tận dụng thời gian massage hàng ngày cho con để giúp con kích thích phát triển ngôn ngữ. Nhiều ba mẹ nghĩ rằng massage chỉ giúp con thư giãn, dễ chịu, ăn ngon, ngủ khỏe. Thực tế massage cho con là thời gian vô cùng tuyệt vời ba mẹ có thể tận dụng để kích thích các giác quan cho bé như: xúc giác, thính giác, thị giác. Nếu ba mẹ chưa biết cách tự tay massage cho con mỗi ngày. Hãy xem chương trình hướng dẫn TẠI ĐÂY.

Hãy bao quanh trẻ bằng ngôn ngữ, tạo cho trẻ nhiều điều kiện, cơ hội được trải nghiệm giao tiếp. Ba mẹ đọc kỹ bài này để thêm kinh nghiệm kích thích ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 0-12 nha!

Hướng Dẫn Cách Nói Chuyện Với Trẻ 5 Tháng Tuổi Thu Hút

Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Từ 12 – 18 Tháng Tuổi

Khoảng 1 tuổi con đã ngấm dần ngôn ngữ và có ngôn ngữ riêng như cười, nhăn nhó, nhìn,…

Lời khuyên dành cho ba mẹ ở giai đoạn này:

  • Tránh mọi loại thiết bị điện thoại, ipad, máy tính,… Chúng không những có hại cho mắt mà con ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ. Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

  • Tập trung làm bạn, chơi cùng con, tương tác với con. Thông qua chơi, ba mẹ dạy con học nói cực hiệu quả.

  • Tăng cường nói chuyện nhiều với con: để kích thích ngôn ngữ, thích giao tiếp, giúp con nói sớm. Và tăng được nhiều vốn từ vựng.

  • Cho con đọc sách, nghe loa tắm ngôn ngữ, hát nhạc thiếu nhi, đọc thơ, đồng dao,…

Tham khảo: Mẹ Việt Tư Vấn: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Nói

Từ 18 – 24 Tháng Tuổi

Tầm này con đã biết được ngày càng nhiều từ, quan tâm đến sách vở, hình dạng, màu sắc,… Con hiểu khi tương tác với ba mẹ những câu hỏi lựa chọn. Con cần được nghe những từ ngữ, câu nói đa dạng phong phú để con bắt chước.

BlockNote image

Việc chỉ cho con thấy và hiểu những điều đang diễn ra giúp con thỏa mãn trí tò mò. Từ đó, kích thích nhu cầu học hỏi tự nhiên một cách tuyệt vời.

Từ 2 Tuổi

Ở giai đoạn này con đã hiểu những câu nói phức tạp, nghĩa là những câu chứa nhiều thông tin. Ví dụ “Con hãy ra lấy áo khoác của con ở cửa ra vào rồi đi giày vào nhé”. Ba mẹ nên giới thiệu câu có cấu trúc mới thường xuyên. Hãy trả lời các câu hỏi không bao giờ kết thúc của con như tại sao? Cái gì? 

Chú ý đến cách phát âm của trẻ rồi nói lại cho chuẩn. Chính việc thường xuyên tranh luận hợp lý với bé dần giúp trẻ trở thành người hoạt ngôn.

Bài nhiều ba mẹ quan tâm:

Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói Có Đáng Lo???

Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Cách Tạo Môi Trường Kích Nói Cho Trẻ

Từ 3 Tuổi Trở Lên

Khoảng 3 tuổi trẻ đã có thể nghe các câu chuyện và kể lại được. Khi nói chuyện với trẻ về mình, ba mẹ nên sử dụng ngôi thứ nhất. Ví dụ: “Chờ chút, mẹ sẽ giúp con”. Hãy giúp con sắp xếp những suy nghĩ của mình

BlockNote image

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, nói ra những cảm xúc của mình. Ba mẹ có thể chụp các kiểu ảnh đủ tâm trạng của con. Chẳng hạn: buồn, khóc, vui, cười, và cả tò mò, nghi hoặc… để dạy trẻ gọi tên cảm xúc của mình. 

Ở độ tuổi này không nên cho trẻ dùng ti giả hay bú bình, ăn đồ xay nhuyễn. Vì cơ lưỡi, môi và má phải luyện tập cho các cử động mới có thể giúp con nói được.

Ba mẹ đọc chi tiết bài này:

Trẻ 3 Tuổi Chậm Nói – Ba Mẹ Phải Làm Sao???

Lưu Ý Quan Trọng

Phát triển ngôn ngữ từ sớm: Việc học ngôn ngữ bắt đầu từ sớm, con cần được nghe, ngấm đủ mới có vốn từ diễn đạt. Trẻ học ngôn ngữ ngay từ lúc sinh ra chứ không phải 15 – 18 tháng mới học nói. Vậy nên ba mẹ cần tích cực nói chuyện với con từ lúc con còn bé nhé!

Phát triển ngôn ngữ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con: trong năm đầu đời con chủ yếu giao tiếp phi ngôn ngữ. Là giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể: nhìn vào mắt, gật đầu, vòng tay ạ, bye bye,… Và tiền ngôn ngữ như là ê a, hóng chuyện. Ba mẹ hãy tích cực dạy trẻ phát triển các hình thức ngôn ngữ này và đáp lại khi con giao tiếp. Đồng thời, từ 9 tháng tuổi, hãy tích cực dạy con vốn từ bằng cách: Cho con nghe loa tắm ngôn ngữ, đọc sách, hát, đọc thơ,… để con nhanh nói sớm.

Dạy con đều đặn: Phát triển ngôn ngữ ba mẹ cần thực hiện hàng ngày. Không thể hôm nay rảnh – dạy thật nhiều, mai bận thì không dạy nữa. Như thế sẽ không hiệu quả.

Luôn trả lời mọi thắc mắc của con: Khi con hỏi ba mẹ điều gì đó tức là con đang có nhu cầu học hỏi. Con đang tò mò, nếu được giải đáp con sẽ nhớ rất nhanh và lâu. Vì vậy hãy luôn trả lời những câu hỏi thắc mắc, giúp con lĩnh hội kiến thức, vốn từ mới. Đừng trả lời bâng quơ, phớt lờ câu hỏi sẽ làm con dần mất đi sự tò mò, ham học hỏi.

Sai Lầm Khiến Trẻ Chậm Nói

Vai trò của ngôn ngữ rất quan trọng. Trong quá trình hỗ trợ ba mẹ, Mẹ Việt nhận thấy ba mẹ đang rất lúng túng. Có nhiều lầm tưởng vô tình ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ba mẹ hãy lưu ý ngay những điều sau:

Trách nhiệm cao nhất trong việc dạy con: Nhiều ba mẹ mải kiếm tiền, xoáy vào công việc. Mà vô tình quên rằng mình còn có trách nhiệm dạy con. Nghĩ con chỉ cần ăn, ngủ thì có ông bà, người giúp việc chăm sóc. Ỷ lại hỗ trợ của người khác mà bỏ mặc, thiếu đi gắn kết với con. Làm hạn chế nhu cầu giao tiếp chia sẻ, học nói và khám phá. Kết quả là ngày càng có nhiều trẻ chậm nói.

BlockNote image

Con nhỏ biết gì mà học: Để giúp con phát triển ngôn ngữ thì điều quan trọng ba mẹ cần dạy con càng sớm càng tốt. Tuy nhiên rất nhiều ba mẹ đã bỏ qua vì lầm tưởng con còn nhỏ biết gì mà học. Dẫn đến tỷ lệ trẻ chậm nói ngày càng cao.

Cho con xem thiết bị điện tử khi tuổi con còn quá nhỏ: Nhiều ba mẹ tự ý cho con xem thiết bị điện tử khi các bạn còn quá nhỏ. Hậu quả là con chậm nói, mất dần nhu cầu giao tiếp, kết nối với xung quanh. 

Chậm nói không sao, lớn lên con sẽ tự nói: Vì chủ quan như thế nên nhiều bé 16-18 tháng vẫn chưa bật âm. Trẻ 2-3 tuổi chưa nói, 4 tuổi nói chưa tròn câu. Khi con lớn lên bỏ lỡ thời gian vàng để con học ngôn ngữ. Ảnh hưởng cả học tập và tương tác xã hội, kết bạn của con.

Kết Luận 

Ba mẹ thấy đấy vai trò của ngôn ngữ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế ba mẹ hãy bắt tay ngay vào hành trình dạy con học ngôn ngữ càng sớm càng tốt. Tìm phương pháp chuẩn nhất để đồng hành cùng con. Tận dụng thời gian vàng để dạy con học nói. Tránh những sai lầm đơn giản có thể làm con chậm nói. Nghe giọng nói bi bô của con trẻ sẽ là niềm hạnh phúc trong gia đình nhỏ chúng ta.

Tham khảo các bài cùng chủ đề: