Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra với bất cứ ai dù là sinh con lần đầu hay những lần sau. Những trường hợp trầm cảm nặng, mẹ sẽ cần được khám bác sĩ và được kê thuốc chữa trầm cảm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi mẹ nhận thức sớm tình trạng sức khỏe của mình. Kết hợp với sự hỗ trợ của gia đình, người thân, mẹ có thể vượt qua trầm cảm sau sinh. Hãy bắt đầu tự chữa chứng trầm cảm sau sinh bằng những cách dưới đây.

Tham gia Cộng Đồng Mẹ Việt để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm chăm con khỏe và ngoan. Giúp các mẹ giảm stress cũng như có thêm nhiều thời gian chăm sóc chính mình, cân bằng cuộc sống. CLICK NGAY!

Phát Hiện Sớm Trầm Cảm Sau Sinh

Trước khi nghĩ đến cách chữa trầm cảm sau sinh, mẹ cần phải nhận diện được trầm cảm. Phần lớn mọi người rất dễ nhầm lẫn trầm cảm với những mệt mỏi thông thường sau sinh. Nhất là các mẹ sinh lần đầu chưa có kinh nghiệm. 

Sau sinh, cuộc sống của mẹ bỗng chốc thay đổi hoàn toàn. Mẹ không còn thường xuyên ra đường, gặp gỡ bạn bè, đi đây đi đó. Cuộc sống của mẹ giờ đây xoay quanh 4 bức tường với một em bé cần chăm sóc 24/24. Lịch sinh hoạt mẹ đã quen thuộc đột nhiên bị phá vỡ, phải thay đổi nhịp sinh học theo con. Thay vì ngủ đêm dài sâu giấc, giờ bất kể ngày đêm, 2 tiếng là cho bé bú và thay tã cho con. Mẹ quay cuồng với việc chăm sóc một em bé vừa chào đời trong khi chưa hề có kinh nghiệm. Mẹ thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng với cuộc sống vừa quay ngoắt 360 độ.

Tuy nhiên, trầm cảm thường có các biểu hiện nặng nề hơn. Mẹ khó kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Điều nguy hại là bản thân các mẹ thường không nhận ra vấn đề này. Cho đến khi được gia đình, bạn bè hay chính mẹ trải qua một sự kiện khiến mẹ “bừng tỉnh”. Do đó, việc đầu tiên cần làm là mẹ cần nhận thức được chính vấn đề về tinh thần của mình. Hãy tự quan sát các biểu hiện của chính mình để có thể nhận thức sớm. 

Để hiểu rõ hơn các dấu hiệu trầm cảm sau sinh, mẹ hãy đọc bài viết sau:

Dấu Hiệu Trầm Cảm Sau Sinh Là Gì? Hiểu Đúng Để Can Thiệp Kịp Thời

Tự Chữa Chứng Trầm Cảm Sau Sinh

Sau khi phát hiện mình bị trầm cảm sau sinh, mẹ hãy bình tĩnh đánh giá xem mức độ trầm cảm. Từ đó, mẹ lựa chọn các cách chữa trầm cảm sau sinh phù hợp. 

Những cách chữa trầm cảm sau sinh phổ biến là: 

  • Dùng thuốc kết hợp tâm lý trị liệu.
  • Tâm lý trị liệu.
  • Tự chữa chứng trầm cảm sau sinh.

Trong đó, cách đầu tiên thường cần áp dụng cho các mẹ bị trầm cảm nặng. Còn trong 2 cách còn lại, mẹ đều cần tự chữa lành cho mình nhiều hơn để nhanh khỏi bệnh. 

Bên cạnh vấn đề sụt giảm hormone gây ra các thay đổi cảm xúc thất thường. Khiến cho tâm trạng của mẹ thất thường, khó kiểm soát cảm xúc. Chính những suy nghĩ tiêu cực, chán nản, buông xuôi của mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều.

Dùng thuốc sẽ khó tránh khỏi các tác dụng phụ và cả việc phụ thuộc thuốc. Trị liệu tâm lý cũng chỉ thực sự hiệu quả khi mẹ chịu mở lòng hợp tác. Do đó trước tiên, mẹ cần tin tưởng bản thân và tự chữa chứng trầm cảm sau sinh cho mình.

Tìm đọc thêm tại:

Cùng Mẹ Tìm Hiểu Về Các Dạng Bệnh Trầm Cảm Sau Sinh Thường Gặp

Tin Tưởng Bản Thân

Tự chữa lành chính là cách hiệu quả nhất và nhanh nhất để giúp mẹ thoát khỏi trầm cảm. Quá trình chữa lành, là quá trình mẹ thay đổi chính bản thân mình trở nên tích cực hơn. Từ thay đổi lối sống lành mạnh, thể dục điều độ để nâng cao sức khỏe cả thể chất và tinh thần. Cho đến thay đổi trong suy nghĩ, loại bỏ sự tiêu cực, thay thế bằng những ý nghĩ tích cực. Mang lại cho bản thân niềm vui, cảm xúc yêu thương, bình an và cân bằng trong tâm trí. 

Ý chí quyết tâm của mẹ là yếu tố quan trọng nhất để giúp mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh. Bởi vì dù trong bất cứ trường hợp nào, dù là điều trị bằng thuốc hay trị liệu tâm lý. Nếu không có sự quyết tâm từ phía mẹ thì sẽ không hết trầm cảm được. Ngược lại, nếu bản thân mẹ ý thức và tích cực điều trị, bệnh tình sẽ dần thuyên giảm. Mẹ giảm dần liều thuốc và tiến tới cắt hẳn hay số lần lui tới trò chuyện cùng bác sĩ tâm lý.

Suy Nghĩ Tích Cực

Bản thân mẹ với mong muốn con được chăm sóc tốt nhất đã tự tạo áp lực cho mình. Khi thấy con khóc, con bị ốm hay muỗi đốt, mẹ hay có tâm lý tự trách mình. Tâm lý này chiếm hết tâm trí khiến mẹ chẳng còn thời gian để cảm nhận hạnh phúc khi có con.

Mẹ không nên áp lực về việc trở thành bà mẹ hoàn hảo. Con không cần mẹ hoàn hảo, con cần một người mẹ hạnh phúc và luôn tươi cười với con. Mẹ cũng không nên cảm thấy day dứt khi con ốm hay có một vài vết muỗi đốt. Điều đó hoàn toàn bình thường và vài ngày sẽ hết. Mẹ càng không nên cảm thấy lo lắng, tự trách khi chưa làm xong việc nhà hay quên sinh nhật bạn bè. 

Thời gian này mẹ đang cần tập trung vào chăm sóc bé. Vì thế những việc khác kém quan trọng hơn đều có thể nhường chỗ cho bé yêu. Không nên cầu toàn và đòi hỏi mọi việc mình làm đều phải hoàn hảo. Như vậy, mẹ sẽ không đặt áp lực lên bản thân và những người xung quanh.

Hãy dành nhiều thời gian hơn ngắm nhìn tuyệt tác mà mẹ đã sinh ra và cảm nhận hạnh phúc khi làm mẹ. Khi mẹ hạnh phúc, những suy nghĩ tiêu cực sẽ tan biến và nhường chỗ cho những suy nghĩ tích cực. Giúp mẹ nhanh chóng vực dậy tinh thần, giàu năng lượng để chăm sóc con. Lúc này, con cảm nhận năng lượng hạnh phúc của mẹ lại phát triển thông minh hơn. Mẹ càng hạnh phúc về điều đó lại càng dễ dàng vượt qua trầm cảm sau sinh.

Dành Thời Gian Cho Bản Thân

Nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái là cách chữa trầm cảm sau sinh hiệu quả. Nhiều mẹ có thói quen làm việc luôn tay, vừa cho bé ngủ là tranh thủ làm việc nhà. Chậm lại nào!!! Mẹ không phải là một cái máy. Và một cái máy cũng cần được nghỉ ngơi đúng không nào :)

Mẹ có biết ngủ ít hơn 4h/ngày sẽ khiến cho mẹ nhanh chóng kiệt quệ cả thể chất và tinh thần? Kết quả là mẹ tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Mẹ hãy tranh thủ lúc con ngủ và chợp mắt cùng con để cơ thể nhanh phục hồi năng lượng. Thi thoảng, mẹ hãy tự thưởng cho mình được nghỉ ngơi thư giãn vài giờ không làm gì trong ngày. Hãy ngủ lâu hơn, đọc sách, nghe nhạc… Hãy làm tất cả những điều gì khiến mẹ cảm thấy vui vẻ, thoải mái.

Mẹ cũng nên trao đổi với người nhà để ba bé hoặc ông bà có thể hỗ trợ mẹ chăm sóc bé. Đừng quá lo lắng con sẽ không được chăm sóc tốt nếu rời vòng tay mình. Càng tiếp xúc nhiều người càng tốt cho sự phát triển của bé. Ai cũng yêu thương bé nên đây cũng là cơ hội kết nối tình thân quý giá.

Bên cạnh đó, mẹ đừng quên làm đẹp để lấy lại vóc dáng và làn da mịn màng của mình nhé.

Cách Lấy Lại Vóc Dáng Cho Mẹ Sau Sinh Tự Tin Tỏa Sáng

Làm Đẹp Sau Sinh Tại Nhà – Bí Quyết “Gái Một Con – Trông Mòn Con Mắt”

Cho Con Bú Mẹ

Mẹ trầm cảm sau sinh cho con bú thường xuyên cũng là cách chữa trầm cảm sau sinh hiệu quả. Điều này đúng trong trường hợp mẹ nhiều sữa và cho con bú dễ dàng. Các mẹ đang ít sữa, con không hợp tác bú mẹ nếu quá cố gắng có thể phản tác dụng. Mẹ lại bị stress nhiều hơn và cảm thấy tội lỗi hơn vì không làm tròn thiên chức làm mẹ.

Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ phát triển các triệu chứng trầm cảm trong khi cho con bú. Tình trạng này được gọi là phản xạ tống máu sữa Dysmorphic hoặc D-MER. Với D-MER, mẹ có thể trải qua cảm giác buồn bã, kích động hoặc tức giận đột ngột kéo dài vài phút sau khi sữa chảy xuống. Để phòng ngừa và vượt qua trầm cảm sau sinh, mẹ cân nhắc lựa chọn cho con bú mẹ hay bú ngoài.

Mẹ nên ghi chép lại lịch sinh hoạt của con hàng ngày để nhanh chóng hiểu con. Càng hiểu và biết cách chăm sóc con càng giúp mẹ tự tin hơn với thiên chức mới. Từ đó cũng giảm thiểu nhiều áp lực khi chăm con.

Bài đọc thêm:

Làm Gì Để Sữa Nhanh Về? 9 Cách Gọi Sữa Về Ướt Áo Cho Mẹ Sau Sinh

5 Bí Kíp Mẹ Bỉm Chiêu Dụ Thành Công Trẻ Sơ Sinh Không Chịu Bú Mẹ

Dinh Dưỡng Và Tập Luyện

Chỉ ăn uống lành mạnh không thôi thì chưa phải là tất cả trong cách chữa trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò rất quan trọng giúp mẹ phục hồi thể chất. Vì thế mẹ hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết. Tẩm bổ nhiều hơn, lựa chọn những thức ăn tươi sống và chế biến kỹ. Tuy nhiên, mẹ hãy chú ý ăn uống điều độ để không tăng cân quá nhanh nhé. Ăn các bữa phụ với nước ép, ngũ cốc, các loại hạt vừa giúp mẹ không bị đói vừa không tăng cân nhanh.

Cụ thể tự chữa chứng trầm cảm sau sinh, mẹ nên tập trung bổ sung:

  • Axit béo omega-3, như DHA. Phụ nữ có mức độ DHA thấp có tỷ lệ trầm cảm sau sinh cao hơn. Nếu mẹ ăn chay, dầu hạt hạnh nhân là một nguồn cung cấp DHA tuyệt vời khác.
  • Thiết kế chế độ ăn giàu vitamin C, B, magie, kali, kẽm, omega-3… Có tác dụng tốt trong cuộc chiến chống lại stress đối với người phụ nữ sau khi sinh.
  • Tăng cường ăn các loại rau, trái, các loại ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa ít chất béo.
  •  Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường, các đồ uống cồn…

Bên cạnh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng nên bắt đầu các bài tập thể dục thể thao. Hoặc mẹ có thể ngồi thiền, tập yoga để cơ thể dẻo dai, giúp cân bằng tâm trí. Thường xuyên nghe nhạc thiền, các nội dung nghe có tác dụng chữa lành. Đây cũng là cách mẹ tự chữa chứng trầm cảm sau sinh hiệu quả mẹ nên áp dụng sớm.

Mẹ đang rối bời, bế tắc với đủ thứ chuyện sau sinh. Mẹ thử đọc series về chuyện ở cữ hiện đại dưới đây. Mẹ Việt hy vọng sẽ giúp ích cho mẹ:

Chuyện Ở Cữ Sau Sinh Đúng Cách Của Mẹ Thời Đại 4.0 – Phần 1

Chuyện Ở Cữ Sau Sinh Đúng Cách Của Mẹ Thời Đại 4.0 – Phần 2

Vai Trò Của Người Thân Trong Gia Đình

Sự động viên của bạn bè, người thân và đặc biệt là người chồng sẽ tác động rất lớn đến tình trạng bệnh. Vậy nên mẹ hãy liên tục chia sẻ tâm trạng, suy nghĩ, những khó khăn vất vả trong quá trình nuôi dạy con với người thân nhé. 

Đôi khi chúng ta cứ cầu toàn. Tự mình làm mọi thứ thật tốt. Nhưng điều đó thật khó và không cần thiết. Việc chia sẻ, cùng tham gia vào quá trình nuôi dạy con của cả bố và mẹ là rất cần thiết. Không chỉ là niềm hạnh phúc dành cho con trẻ mà đó cũng chính là sự may mắn, là những giây phút hạnh phúc dành cho những ông bố, bà mẹ nữa. Tâm sự với chồng và chia sẻ với anh ấy các điều nhỏ nhất về con. Giúp kết nối bố – con, kết nối cả gia đình càng bền chặt. 

Và mẹ biết không, nói ra, chia sẻ với mọi người và nhờ sự giúp đỡ – không phải thể hiện sự yếu kém trong năng lực làm mẹ. Việc chăm sóc một em bé không phải là chuyện nhỏ, dễ dàng gì. Việc chăm sóc mẹ và bé sau sinh, tạo điều kiện cho mẹ và bé được nghỉ ngơi, thư giãn là điều cần được ưu tiên, đề cao hơn bất cứ điều gì khác. Mẹ đừng cố gắng chống chọi một mình với “phong ba bão táp”. Đôi khi việc mở lời cần sự giúp đỡ. Không chỉ giúp ích cho bản thân chúng ta, mà còn giúp ích cho người thân của chúng ta nữa. Để họ có cơ hội được thể hiện sự quan tâm, chăm sóc. Đôi khi ông chồng của chúng ta “vô tư” lắm, chứ chẳng phải vô tâm đâu :) Hãy dạy các ông bố cách bế con như nào, cho con uống sữa, thay tã bìm bẩn cho con ra sao. Ru con ngủ như nào. Rồi tắm cho con nữa. Biết đâu các ông bố lại trở nên thành thạo hơn hẳn bà mẹ đầy bản năng ấy chứ ^^.

Và mẹ đừng quên, còn có gia đình Mẹ Việt luôn ở bên cạnh mẹ. Hãy tâm sự với những người bạn đến từ Mẹ Việt TẠI ĐÂY

Tham Gia Vào Các Hội Nhóm Mẹ Bỉm Sữa

Tham gia vào một nhóm hỗ trợ cũng có thể hữu ích. Khi nói với nhau về những khó khăn hay vất vả khi chăm con, mẹ cảm thấy được đồng cảm và san sẻ. Những lời động viên của những người cùng cảnh ngộ chăm con nhỏ. Hay những lời khuyên quý giá, chia sẻ chân thành của những mẹ bỉm đã vượt qua trầm cảm sau sinh. Chúng có tác dụng vực dậy tinh thần của mẹ. Giúp mẹ cảm nhận mình được thấu hiểu, yêu thương và động viên cổ vũ. Đó là nguồn động lực to lớn để mẹ tự chữa chứng trầm cảm sau sinh thành công.

Nếu mẹ cần giúp đỡ, muốn được san sẻ và động viên về tinh thần. Hãy tham gia vào Mẹ Việt – Sống khỏe AZ – Cân Bằng Thân Tâm Trí. Nơi có các mẹ cùng hoàn cảnh sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ.

Tác Dụng Của “Chuyện Ấy”

Làm mẹ, dù có bận rộn đến mấy, bạn cũng đừng lãng quên đi vai trò của một người vợ. Những âu yếm, những nụ hôn ngọt ngào, cả sự hưng phấn trong chuyện chăn gối,… Những điều này sẽ giúp mẹ giảm stress đáng kể. Mẹ sẽ cảm nhận được tình yêu thương, nâng niu, quan tâm, chăm sóc của ba bé dành cho mình. Nhờ đó, mẹ cảm thấy thư thái, bình yên và được giải phóng bản thân mình.

Gặp Bác Sĩ Tâm Lý

Mẹ trầm cảm sau sinh đôi khi không thể kiểm soát được các hành vi của mình. Trong trường hợp mẹ đang bế tắc, hãy tìm đến bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ. Các bác sĩ sẽ dùng các biện pháp trị liệu tâm lý để giúp mẹ giải tỏa những lo lắng, phiền muộn. Đặc biệt là tư vấn cho mình các giải pháp giải quyết vấn đề của mình.

Hãy thành thật kể hết mọi lo lắng của mẹ với bác sĩ. Càng hiểu rõ về sức khỏe, môi trường ở của mẹ, tính cách hay biểu hiện của bé,… Càng có nhiều thông tin bác sĩ càng đề xuất giải pháp điều trị hiệu quả. 

Điều Trị Bằng Thuốc

Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm sau sinh cũng là một trong những cách điều trị hiệu quả. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng. Việc dùng thuốc chống trầm cảm cần được xem xét và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng, mẹ có thể xuất hiện những tác dụng phụ: buồn ngủ, khô miệng. Nếu đã dùng thuốc theo đúng chỉ định mà không thấy hiệu quả hoặc các triệu chứng bệnh nặng hơn. Mẹ cần thông báo với bác sĩ để được tăng liều lượng hoặc đổi loại thuốc khác.

Thuốc chống trầm cảm thường có tác dụng điều trị nhanh các vấn đề về giấc ngủ và chán ăn. Tuy nhiên, một lượng nhỏ thuốc có thể tiết qua sữa mẹ. Là lý do nhiều mẹ cân nhắc. 

Nếu mẹ thực sự muốn tự chữa chứng trầm cảm sau sinh mà không dùng thuốc. Mẹ hãy trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ. Nếu được tư vấn dùng thuốc, mẹ hãy tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ ngăn ngừa những rủi ro xảy ra trong tương lai. Mẹ có thể ngưng sữa mẹ cho con dùng sữa ngoài để điều trị. Đừng quá suy nghĩ vì nhiều trẻ bú sữa ngoài vẫn lớn lên khỏe mạnh và thông minh. 

Trong trường hợp đã sử dụng thuốc thì mẹ cần theo ít nhất 6 tháng. Tuyệt đối không nên tự ý bỏ thuốc vì sẽ gây ra các rối loạn không đáng có. Và việc điều trị không đến nơi đến chốn sẽ khiến bệnh không thuyên giảm mà nặng hơn. Những lần tái phát có thể phải sử dụng thuốc liều cao, không tốt cho sức khỏe hơn.

Kết Luận

Với những phân tích như trên, Mẹ Việt hy vọng các mẹ có thể tự chữa chứng trầm cảm sau sinh. Cách chữa không dùng thuốc cần nhiều sự quyết tâm và nỗ lực. Nhưng khi vượt qua rồi, mẹ sẽ thay đổi tích cực cả về tình trạng sức khỏe và tâm lý. Hơn nữa, tự chữa lành cũng giúp mẹ thay đổi chất lượng cuộc sống. Nếu mẹ cần được lắng nghe và san sẻ, Mẹ Việt luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy. Hãy nhắn tin cho fanpage Mẹ Việt nếu mẹ cần được giúp đỡ và chữa lành. TRÒ CHUYỆN TRỰC TIẾP VỚI MẸ VIỆT TẠI ĐÂY!

Mẹ Việt – Đồng hành cùng các mẹ kiến tạo cuộc sống hạnh phúc và yêu thương!

Các bài đọc khác:

Làm Mẹ – Khó Hay Dễ???

Lưu Ý Mẹ Những Điều Cần Kiêng Cữ Sau Khi Sinh Em Bé

Ra Mắt Series – Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con

Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 1 Tháng Tuổi

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả