Bà Bầu Bị Táo Bón Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Thổi Bay Chứng "Táo"

Đăng bởi: Team Mẹ Việt
Đã cập nhật vào: 12/10/2021
21 phút đọc

Khi bị táo bón, việc đầu tiên mẹ bầu cần nghĩ đến đó là điều chỉnh lại thói quen ăn uống. Bởi vì trong thời gian mang thai, mẹ nên hạn chế tối đa việc uống thuốc. Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của em bé. Trong khi đó, điều trị táo bón bằng thay đổi thực đơn lại hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Đảm bảo đẩy lui được táo bón không quay trở lại. Mẹ bầu bị táo bón nên ăn gì? Mẹ Việt đã tổng hợp lại danh sách các thực phẩm “trị” táo bón dưới đây. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

Group Mẹ Việt 4.0 thường xuyên chia sẻ các kinh nghiệm chống táo bón và chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Tham gia và cùng thảo luận về các chủ đề mẹ bầu thương quan tâm. THAM GIA NGAY

Bà Bầu Bị Táo Bón Nên Ăn Gì

Bà bầu bị táo bón nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng tăng nhu động ruột. Nhu động ruột là hoạt động co bóp lượn sóng đi dọc ruột. Di chuyển thức ăn từ trên xuống dưới và đẩy chất thải trong quá trình tiêu hóa xuống ruột già. Chất xơ là thành phần quan trọng của chu trình này nên giúp cải thiện táo bón hiệu quả. 

 

BlockNote image

Thực phẩm giàu chất xơ là trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt,… Mẹ ưu tiên các loại trái cây, rau củ quả có tính mềm, nhiều nước, khi nấu lên có dạng nhớt. Vì chúng giúp cung cấp chất xơ hòa tan, có tác dụng bôi trơn đường ruột. Giúp cho chất thải dễ dàng di chuyển trong đường ruột. Chúng cũng hỗ trợ quá trình đào thải diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.

Mẹ tham khảo các bài viết cùng chủ đề:

Cách Trị Táo Bón Cho Bà Bầu Không Dùng Thuốc 

Bà Bầu Bị Táo Bón Nặng Phải Làm Sao

Chuối

Đứng đầu danh sách thực phẩm bà bầu bị táo bón nên ăn gì là chuối. 2 trái chuối mỗi ngày có tác dụng nhuận tràng, giúp mẹ nhanh chóng tạm biệt táo bón. Mẹ nên ăn chuối chín khi bụng trống sẽ hiệu quả hơn nhé!

Đu Đủ Chín

Mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh vì có hoạt chất kích thích tử cung gây sảy thai. Nhưng ngược lại đu đủ chín chính là “cứu tinh” của các mẹ bầu bị táo bón. Kể cả các trường hợp táo bón nặng. 

BlockNote image

Trong đu đủ có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó, còn có Papain là một loại enzyme tiêu hóa đạm, có tác dụng chống táo bón. Mỗi ngày mẹ bầu có thể bổ sung ¼ trái đu đủ chín. Ăn nguyên miếng hoặc chế biến thành đu đủ dầm, sinh tố đu đủ,… Mẹ sẽ bất ngờ về tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa của đu đủ chín.

Những thắc mắc chưa được giải đáp hoặc các chủ đề mang thai khác, mẹ đặt câu hỏi để được trả lời trực tiếp TẠI ĐÂY.

Nếu mẹ đang quan tâm em bé trong bụng lớn như thế nào rồi, mời mẹ xem các bài viết dưới đây nhé:

Quá Trình Phát Triển Thai Nhi Trong Bụng Mẹ Theo Từng Giai Đoạn

Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn Quốc Tế

Quả Lê

Thành phần quả lê giàu chất xơ, giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể và hạn chế táo bón. Ăn lê dạng miếng sẽ giúp cung cấp cho mẹ nhiều chất xơ hơn là uống nước ép. Một số món ăn chế biến với lê mẹ có thể thử để thay đổi khẩu vị. Một quả lê không bỏ vỏ trung bình chứa 5-6g chất xơ để điều chỉnh hoạt động hệ tiêu hóa. Nếu muốn tận dụng luôn vỏ, mẹ nên ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất.

Khoai Lang

Cả khoai lang và rau lang đều có tác dụng cải thiện tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Khoai lang có hàm lượng chất xơ cao nhưng lại không có cholesterol. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều khoai lang hay rau lang cũng có thể gây ra đầy bụng, khó tiêu. Khoai lang còn có thể làm mẹ tăng cân nhiều. Do đó, mẹ nên ăn một lượng vừa phải thôi.

Mận Khô

Quả mận khô rất giàu chất xơ cũng như sorbitol giúp nhuận tràng một cách tự nhiên. Đó là lý do mận khô và nước ép mận trở thành cách chữa táo bón cho bà bầu hữu hiệu. Bổ sung mận khô đều đặn hàng ngày có tác dụng còn tốt hơn thuốc nhuận tràng trị táo bón.

BlockNote image

Hương vị của mận khá dễ ăn, rất phù hợp để mẹ bổ sung trong các bữa phụ. Mẹ có thể thêm vào salad hay sữa chua để thưởng thức.

Súp Lơ Xanh

Súp lơ xanh rất giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Trong súp lơ xanh còn chứa chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho mẹ bầu. Súp lơ xanh cũng khá dễ chế biến như luộc, xào, nấu canh, salad,… Có nhiều món để mẹ thay đổi khẩu vị.

Thắc mắc khác thường gặp:

Bà Bầu Nên Uống Sữa Gì? Sữa Tươi Hay Sữa Bầu?

Bí Quyết – Mẹ Bầu “Ăn Gì Vào Con Không Vào Mẹ”

Cách Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Các Loại Đậu

Trong mỗi 180gr đậu chứa hơn 10gr chất xơ, giàu chất xơ hơn hầu hết các loại rau củ quả khác. Thêm vào đó, tỷ lệ chất xơ tan và chất xơ không tan trong các loại đậu là cân bằng. Hỗ trợ tốt cho bộ máy tiêu hóa làm việc trơn tru. Mẹ cũng không phải lo lắng về việc mình đã bổ sung đủ chất xơ tan, chất xơ không tan chưa.

Các loại đậu tốt cho mẹ bầu bị táo bón là: đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu ngự… Đậu khá dễ để kết hợp chế biến với xà lách, súp, thịt hầm hoặc mì ống,… Giúp mẹ có cảm giác ngon miệng và đẩy lùi táo bón hiệu quả. Các loại ngũ cốc làm từ các loại đậu mẹ cũng có thể làm các bữa phụ. Vừa bổ sung năng lượng vừa không làm mẹ tăng cân nhiều mà vẫn đủ chất dinh dưỡng cho bé.  

Đặc biệt Shop Mẹ Việt có phân phối sản phẩm Ngũ Cốc 26 loại hạt rất phù hợp với các mẹ bầu. Giúp bổ sung dinh dưỡng cân bằng mà không lo thừa cân. Mẹ tham khảo và cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ Hotline/ Zalo Mẹ Việt nhé: 035 227 5339

Kiwi

Kiwi luôn nằm trong danh mục bà bầu bị táo bón nên ăn gì?  Mỗi ngày mẹ bổ sung tầm 2 trái kiwi, sẽ có tác dụng nhuận tràng. Một trái kiwi cỡ vừa chứa khoảng 2,5g chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất. Mẹ bầu bị táo bón có thể đi ngoài đều đặn hàng ngày và mỗi lần đi cũng dễ dàng hơn sau khi ăn kiwi đều đặn.

Bánh Mì Lúa Mạch Đen, Ngũ Cốc

Bánh mì lúa mạch đen, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc cũng có hiệu quả chống táo bón rất tốt. Các loại ngũ cốc giàu chất xơ không chỉ tốt cho ruột mà còn cả hệ tim mạch nữa. 

Arabinoxylan, thành phần chính của chất xơ trong lúa mạch đen, giúp thực phẩm di chuyển qua ruột dễ dàng. Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm và chứng minh: Bánh mì lúa mạch đen nguyên hạt giúp giảm táo bón tốt hơn bánh mì thường và thuốc nhuận tràng. Mẹ hãy bổ sung bánh mì lúa mạch đen vào danh sách bà bầu bị táo bón nên ăn gì nhé!

Nguyên Tắc Ăn Uống Khi Bà Bầu Bị Táo Bón

Ngoài tăng cường chất xơ, mẹ bầu cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau khi bị táo bón:

Ăn thực phẩm chứa nhiều magie: magie có nhiệm vụ kích hoạt các enzyme giúp cơ thể tiêu hóa và phân hủy thức ăn. 

Bổ sung Probiotic: Probiotic là các vi khuẩn tốt, rất có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Các vi khuẩn này có tính chua, giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn. Mặc khác, hạn chế các vi khuẩn có hại và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

BlockNote image

Uống nhiều nước: Bà bầu bị táo bón nên uống nhiều nước, nhất là nước lọc. 3 lít nước mỗi ngày là lượng nước được khuyến nghị phù hợp cho mẹ bầu bị táo bón. Các loại nước uống như nước canh, nước hoa quả… cũng có hiệu quả tương tự. 

Các mẹ bầu có thói quen đi ngoài vào buổi sáng, hãy uống một cốc nước ngay khi ngủ dậy. Thói quen này sẽ kích thích nhu động ruột tốt hơn.

Bà Bầu Bị Táo Bón Không Nên Ăn Gì

Đối lập với danh sách mẹ bầu bị táo bón nên ăn gì là những thực phẩm nên tránh:

Chocolate

Socola là món ăn cấm kỵ đối với những người bị táo bón. Tuy chưa biết cơ chế rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: Lượng lớn chất béo trong socola làm chậm quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, socola còn làm chậm các cơn co thắt đưa thức ăn di chuyển qua ruột.

Các Sản Phẩm Từ Sữa

Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai,… có thể làm bà bầu bị táo bón nặng hơn. Có giả thiết rằng đường lactose trong sữa có thể gây tích tụ khí và đầy hơi. Gây ra tình trạng chướng bụng, ách bụng rất khó chịu cho mẹ bầu.

BlockNote image

Thịt Đỏ

Bình thường thịt đỏ đã là loại thực phẩm khó tiêu hóa. Đường ruột mất khá nhiều thời gian để phân hủy chất béo và chất đạm trong thịt đỏ. Điều này thường gây ra cảm giác đình bụng, lâu tiêu, khó chịu.

Thêm nữa, thịt đỏ rất giàu chất sắt – một trong những nguyên nhân gây táo bón. Vậy nên bà bầu bị táo bón nên hạn chế ăn thịt đỏ nhé.

Thực Phẩm Chứa Caffeine

Caffeine vừa có lợi vừa có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Caffeine là một chất kích thích có thể làm cho mẹ bầu tăng đi tiểu. Tuy nhiên, nếu mẹ đang bị mất nước, caffeine trong cà phê, trà và socola sẽ tăng hút nước trong cơ thể. Khiến cho tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, để hạn chế và tránh táo bón khi mang thai, mẹ cần ăn đúng giờ. Hãy chia nhỏ 3 bữa chính thành 4-6 bữa nhỏ, bữa phụ rải rác trong ngày. Đồng thời, rèn luyện thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định (tốt nhất là sáng hoặc chiều tối). Khi có cảm giác muốn “giải quyết” thì dù có bận mấy mẹ cũng không được nhịn nhé! Nếu quá trình táo bón khiến mẹ đi ngoài khó khăn, đừng cố rặn. Thay vào đó hãy nhờ ý kiến của bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.

Kết Luận

Như vậy là mẹ đã nắm rõ danh sách bà bầu bị táo bón nên ăn gì và không nên ăn gì. Những cách chữa táo bón cho bà bầu tự nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn thuốc. Đó là bởi vì thực phẩm chữa táo bón tự nhiên sẽ tác động từ từ lên cơ thể qua từng ngày. Vừa đảm bảo an toàn cho mẹ bầu, vừa không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả khi mẹ phát hiện sớm táo bón và can thiệp ngay. Nếu sau 1 tuần thay đổi chế độ ăn mà tình trạng vẫn không cải thiện, mẹ hãy đi gặp bác sĩ nhé! Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bài kế tiếp:

Thai Giáo Cho Bé Đúng Cách – Bé Thông Minh Từ Trong Bụng Mẹ

Review Gối Chữ U Cho Bà Bầu, Gối Chữ F, Gối Kê Tốt Nhất Hiện Nay

4 Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Cần Nắm Rõ

Ra Mắt Series – Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con