Rất nhiều mẹ khi mang thai không có giấc ngủ ngon mỗi đêm. Bởi vì mẹ phải chịu rất nhiều triệu chứng khó chịu trong thai kỳ. Làm sao để xua tan đi những rắc rối này và có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn mỗi đêm. Đây có lẽ là chủ đề rất cần thiết cho các mẹ đang mang thai. Vậy làm sao để mẹ có một giấc ngủ ngon, đâu là các tư thế ngủ tốt cho bà bầu. Các tư thế ngủ không tốt cho bà bầu. Hãy cùng team Mẹ Việt tìm hiểu nhé.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nằm nghiêng về 1 bên là tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu. Áp dụng trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Vì nằm nghiêng sẽ giúp mẹ thở tốt hơn và làm giảm áp lực lên tử cung. Không ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.
Tốt nhất là nên nghiêng mình qua bên trái khi ngủ. Có nhiều lý do nên nằm ngủ nghiêng trái.
Thứ nhất, tĩnh mạch chủ bụng nằm cạnh bên phải cột sống nên ngủ nghiêng sang trái là tư thế tốt nhất. Tĩnh mạch chủ bụng không bị đè ép giữa cột sống và tử cung sẽ giúp máu dễ lưu thông trong cơ thể.
Thứ hai, tư thế này giúp giữ tử cung không đè lên gan (nằm bên phải bụng mẹ).
Thứ ba, giảm áp lực phía dưới chân và lưng dưới, tạo cảm giác thoải mái cho bà bầu.
Thứ tư, giảm phù chân cho bà bầu ở những tháng cuối.
Cuối cùng, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng qua nhau thai dễ dàng, thai nhi hấp thụ tốt hơn.
Bài viết được đọc nhiều nhất:
Bí Quyết – Mẹ Bầu “Ăn Gì Vào Con Không Vào Mẹ”
Bà Bầu Ăn Gì Để Con Thông Minh – Khỏe Mạnh Từ Trong Bụng Mẹ
Thực tế không phải bà bầu nào cũng có thể nằm nghiêng trong suốt thời gian mang thai. Điều này phụ thuộc vào cơ địa, cảm nhận hay tình trạng sức khỏe riêng của mỗi mẹ bầu. Tùy thuộc cả vào độ lớn, vị trí em bé trong bào thai, mỗi mẹ sẽ lựa chọn tư thế thích hợp với mình.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi còn nhỏ và được bảo vệ bởi nhiều nước ối. Dây rốn không bị nén dù trong bất kỳ tư thế nằm của mẹ. Do đó mẹ có thể thoải mái lựa chọn tư thế giúp mẹ dễ ngủ.
Nằm nghiêng sang trái: đây cũng là tư thế tốt nhất trong suốt thai kỳ.
Nằm nghiêng một bên: mẹ có thói quen nằm ngửa, nằm sấp, nên tập nằm nghiêng từ bây giờ.
Lót đệm: Mẹ có thể đặt một chiếc gối bên dưới bụng và sau lưng để ngủ ngon hơn.
Đọc thêm: Quá Trình Phát Triển Thai Nhi Trong Bụng Mẹ Theo Từng Giai Đoạn
Cách Bổ Sung Thuốc Sắt Cho Bà Bầu – Lưu Ý Quan Trọng Mẹ Bầu Phải Biết
Từ 3 tháng giữa trở đi, bụng mẹ bắt đầu to dần, thai nhi tăng trưởng nhanh về kích thước. Tử cung của mẹ sẽ tăng thể tích cho phù hợp với sự phát triển và chuyển dịch của thai nhi trong bụng. Mẹ sẽ bắt đầu xuất hiện những đêm khó ngủ, thiếu ngủ.
Lúc này mẹ nên tập thói quen nằm nghiêng sang bên trái nhiều hơn. Nhưng thỉnh thoảng mẹ thay đổi tư thế nằm ngửa hay nghiêng phải một chút để dễ chịu cũng oke nhé. Mẹ sẽ cần hỗ trợ của gối ôm cho bà bầu đấy.
Chi tiết về gối ôm cho bà bầu mình có tổng hợp tại đây:
Mách Mẹ Cách Chọn Gối Ngủ Cho Bà Bầu Ngon Giấc Cả Đêm
Review Gối Chữ U Cho Bà Bầu, Gối Chữ F, Gối Kê Tốt Nhất Hiện Nay
Mất ngủ hay giấc ngủ không sâu là dấu hiệu cho thấy mẹ đang thiếu oxy lên não. Hay việc nằm sai tư thế làm dạ con đè vào mạch máu lớn, cũng gây thiếu máu lên não. Việc mẹ mất ngủ, ngủ không sâu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến em bé. Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ nên hạn chế 2 tư thế ngủ sau:
Nhiều mẹ trước kia có thói quen nằm ngửa khi ngủ thì băn khoăn: Không biết có bầu nằm ngửa được không?
Tư thế ngủ này:
Gây nhiều áp lực lên các cơ quan nội tạng của mẹ.
Cản trở tuần hoàn máu của mẹ.
Khiến thai nhi bị chèn ép, cản trở việc lưu thông máu đến nhau thai rất nguy hiểm.
Vì vậy, để hạn chế nằm ngửa, mẹ nên nằm sát tường và đặt thêm chiếc gối dài sau lưng. Như vậy lúc mẹ muốn ngửa ra, chiếc gối sau lưng sẽ chặn lại, ngăn mẹ không đổi tư thế.
Bắt đầu từ tháng thứ 4, khi ngực và bụng càng lớn dần. Mẹ không nên nằm sấp khi ngủ vì có thể gây khó thở cho mẹ. Tư thế nằm sấp gây chèn ép lên phần bụng, ngực làm mẹ khó chịu, mệt bụng. Và ảnh hưởng xấu đến quá trình tiếp nhận oxy của em bé.
Nằm sấp là tư thế nằm ngủ không phù hợp khi mang thai. Đặc biệt là cuối thai kỳ, khi trọng lượng thai nhi tăng nhanh.
Những tháng cuối thai kỳ, tần suất mất ngủ, khó ngủ ngày càng tăng. Nguyên nhân là do:
Em bé phát triển tăng nhanh trọng lượng, chèn lên cơ hoành, cản trở hô hấp.
Dạ con lớn chèn ép vào bàng quang, kích thích mẹ hay muốn đi tiểu.
Căng dây chằng, đau thắt lưng, làm cơ thể mẹ bầu rất khó chịu và khó ngủ.
Vì vậy, cùng với điều chỉnh các tư thế ngủ cho bà bầu. Mẹ nên kết hợp các biện pháp sau để có một giấc ngủ ngon nhé.
Dù nằm ngủ ở tư thế nào thì nằm liên tục ở một tư thế sẽ khiến mẹ rất mỏi người. Vì vậy mẹ bầu cần chuẩn bị những chiếc gối dài, mềm để kê phía trước bụng và sau lưng. Tạo ra sự nâng đỡ cho bụng và lưng, giải tỏa nhiều áp lực cho cột sống. Đồng thời tránh đặt trọng lượng của một chân lên chân kia. Giúp mẹ không bị mỏi người, tê chân, cản trở lưu thông máu đến phía dưới. Nhờ đó, mẹ bầu có giấc ngủ thoải mái và ngon giấc suốt cả đêm.
Nếu đang phải đối mặt với chứng ợ nóng buổi đêm, mẹ hãy nằm trên gối. Và dùng thêm một chiếc gối mỏng kê phần thân trên để giảm triệu chứng khó chịu này.
Từ tuần 20 trở đi, mẹ nên đặt một gối mỏng phía dưới bụng bầu khi nằm nghiêng. Chiếc gối sẽ đỡ lấy sức nặng của bụng. Trường hợp mẹ hay bị đau lưng, nên có thêm gối ở lưng dưới để hỗ trợ cho cột sống.
Nhiều bà mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi đặt một chiếc gối kẹp giữa hai chân. Điều này có thể giữ cho chân song song, hỗ trợ tốt cho phần hông, xương chậu, cột sống.
Mẹ tham khảo: Các Loại Gối Dành Cho Bà Bầu Có Giấc Ngủ Êm Ái Suốt Thai Kỳ
Tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu tăng cân nhanh chóng. Em bé cũng tăng cân để nhanh chóng đạt trọng lượng sẵn sàng để chào đời. Em bé lớn lên sẽ tạo áp lực lên đường hô hấp của mẹ, khiến mẹ bầu “ngáy” khi ngủ.
Để tránh tình trạng này, các mẹ có thể kê thêm gối mềm nâng cao đầu và lưng. Phần trên của cơ thể mẹ tạo với giường một góc 20 độ. Vừa giúp mẹ thở dễ dàng, giảm được sức ép lên cơ hoành và hỗ trợ cho hoạt động của dạ dày tốt hơn. Mang lại cảm giác dễ chịu và một giấc ngủ ngon thư thái cho cả mẹ và em bé.
Chân nặng, phù nề hoặc chuột rút… là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Đặc biệt từ tháng thứ 4 trở đi, các triệu chứng này có thể xuất hiện thường xuyên hơn.
Để giấc ngủ thoải mái, mẹ nên kê chân cao trên một chiếc gối hoặc tấm nệm mềm. Mẹ bầu cũng có thể nâng đáy nệm hay kê cao phần cuối của chân giường. Tư thế ngủ này sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng. Đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch, chèn ép hoặc chuột rút ở mẹ bầu.
Khi các mẹ nằm nghiêng và cong đầu gối, hãy đặt một chiếc gối dày dưới đầu gối. Gối sẽ nâng đỡ, làm giảm áp lực phía dưới chân và lưng dưới, giúp mẹ bầu không bị mỏi.
Mẹ hay bị tê chân, phù nề hay chuột rút trong thai kỳ. Mẹ hãy nhắn tin cho Mẹ Việt để được hướng dẫn cách xử lý hiệu quả nhé! CLICK VÀO ĐÂY.
Đồng hồ sinh học sẽ hỗ trợ mẹ trong việc tìm lại giấc ngủ say. Bằng cách đi ngủ cùng một khoảng thời gian hàng ngày, cơ thể mẹ sẽ quen dần. Và khi tới thời điểm đó, mẹ có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Ngoài những điều chỉnh về tư thế ngủ cho bà bầu như trên, mẹ cũng nên chú ý thực hiện những điều sau:
Vận động nhẹ nhàng, đọc sách, nghe nhạc trước khi đi ngủ.
Không ăn thức ăn cay trước khi đi ngủ vì sẽ gây ra chứng ợ nóng.
Đi vệ sinh trước khi ngủ sẽ giúp mẹ ít đi tiểu nhiều lần trong đêm khuya.
Tập thở sâu, yoga hoặc thiền. Giữ tinh thần thư thái cũng là cách giúp mẹ ngủ ngon hơn.
Không nằm giường cứng, kê đầu quá cao, chăn mền không nên dùng loại từ sợi tơ nhân tạo.
Không nên nằm ngủ nhiều, nên dành thời gian tập thể dục nhẹ nhàng. Chú ý giữ mát cơ thể khi tập. Lưu ý không tập những động tác nằm thẳng lưng trong 3 tháng đầu.
Luôn chú ý bổ sung năng lượng, uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập.
Khi nằm nghiêng trái có thể chêm gối mỏng vùng đầu gối giữa hai chân.
Trường hợp các giấc ngủ đêm của mẹ bầu bị rối loạn, mẹ nên dành thời gian để ngủ trưa. Một giấc ngủ ngắn buổi trưa có thể giúp phục hồi thể trạng mẹ bầu do mất ngủ về đêm. Mẹ chú ý nên tránh ngủ trưa vào thời gian quá muộn, vì sẽ khiến mẹ khó ngủ về đêm.
Từ khi mang thai, cơ thể mẹ bắt đầu có nhiều thay đổi về sở thích ăn uống, thói quen và có cả giấc ngủ.
Sự gia tăng nồng độ progesterone trong cơ thể mẹ sẽ kéo theo những cơn buồn ngủ bất chợt. Mẹ bầu có thể sẽ thèm ngủ mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm.
Giấc ngủ đêm cũng bắt đầu rục rịch với nhu cầu đi tiểu đêm. Các tư thế nằm quen thuộc bỗng nhiên trở nên không thoải mái nữa. Mẹ trằn trọc, trở mình nhiều hơn và bắt đầu có những đêm mất ngủ.
Mẹ bầu hay đi vệ sinh thường xuyên, kể cả buổi đêm là do tử cung mở rộng chèn ép lên bàng quang. Làm thể tích bàng quang bị thu hẹp, chứa được ít nước tiểu hơn và hay có cảm giác buồn tiểu. Đó là lý do, một đêm mẹ phải ra ra vào vào nhà vệ sinh liên tụ và dễ bị mất giấc.
Giấc ngủ đêm không trọn vẹn có thể làm tinh thần của mẹ không được tỉnh táo mà uể oải. Mẹ dễ bị có cảm giác buồn nôn, nghén, ợ nóng,… Do đó, việc tìm một tư thế nằm tốt cho bà bầu ngủ ngon là rất quan trọng. Giúp mẹ bầu phục hồi năng lượng và sức khỏe sau một ngày làm việc vất vả. Vì vậy mẹ hãy đọc và áp dụng từng phương pháp trong bài viết này Mẹ Việt đã gợi ý. Để có giấc ngủ ngon lành mỗi đêm nhé.
Mang thai là một hành trình dài nên chú ý đến việc ngủ nghỉ là vô cùng cần thiết. Hy vọng những lời khuyên về các tư thế ngủ tốt cho bà bầu sẽ hỗ trợ mẹ ngủ ngon hơn để có một thai kỳ thật khỏe mạnh. Và nếu có thắc mắc các mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để team Mẹ Việt giải đáp nhé!
Mẹ bầu nên đọc những bài này: