Băng huyết sau sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho các mẹ sau sinh. Mẹ cần tìm hiểu về các dấu hiệu băng huyết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mẹ không nên chủ quan nhưng cũng đừng lo lắng thái quá sẽ ảnh hưởng đến tâm lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu đúng về băng huyết sau sinh. Và biết các dấu hiệu nhận biết sớm và xử lý đúng cách, bảo vệ sức khỏe cho mẹ.
Băng huyết sau sinh là tình trạng mẹ bị chảy máu nhiều sau khi chuyển dạ. Mất quá nhiều máu rất nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở sản phụ. Băng huyết sau sinh có thể chia thành:
Băng huyết nguyên phát: Mẹ mất máu nhiều hơn 500ml (sinh thường) hay 1000ml (sinh mổ) trong vòng 24 giờ sau sinh. Tỷ lệ băng huyết nguyên phát là 5%, cứ 100 sản phụ sẽ có 5 người gặp tình trạng này. Cũng có trường hợp băng huyết nghiêm trọng nhưng ít phổ biến hơn với tỷ lệ 6/1000.
Băng huyết thứ phát: Chảy máu nhiều và có triệu chứng bất thường ở âm đạo sau 24h đầu đến 12 tuần sau sinh. Băng huyết sau sinh 1 tháng là vấn đề rất đáng lo ngại với tỷ lệ mắc bệnh là 2/100.
Bài cùng chủ đề: Băng Huyết Sau Sinh 1 Tháng
Làm Gì Để Sữa Nhanh Về? 9 Cách Gọi Sữa Về Ướt Áo Cho Mẹ Sau Sinh
Những Dấu Hiệu Bị Hậu Sản Sau Sinh Mẹ Tuyệt Đối Không Được Xem Thường
Băng huyết sau sinh có thể dễ dàng được phát hiện với những dấu hiệu bất thường sau:
Chảy quá nhiều máu ở âm đạo sau khi sinh.
Ra máu nhiều một cách bất thường trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh.
Máu chảy có màu đỏ tươi, rỉ ra liên tục. Chỉ 2h đã máu đã thấm đẫm băng vệ sinh.
Mạch nhanh, huyết áp tụt, tay chân lạnh, vã mồ hôi, da xanh xao. Trường hợp ra máu nhiều có thể gây sốc.
Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích: Đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão.
Các chỉ số khác như: đau bụng dưới dữ dội, sốt, đổ nhiều mồ hôi, chỉ số huyết áp giảm,…
Nếu mẹ bắt gặp các dấu hiệu này hoặc có nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của mình. Mẹ hãy nhanh chóng thông báo bác sĩ biết và chăm sóc kịp thời. Vì tình trạng băng huyết nếu không được kiểm soát sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Những chủ đề mẹ mới sinh cần biết:
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Dùng Vitamin D3 Cho Trẻ Sơ Sinh Từ A-Z
Dấu Hiệu Trầm Cảm Sau Sinh Là Gì? Hiểu Đúng Để Can Thiệp Kịp Thời
Thông thường sau khi sổ thai, tử cung bắt đầu co bóp lại để giảm thể tích và về vị trí cũ. Lúc này, bánh nhau sẽ bong ra. Các cơn co tử cung có nhiệm vụ tống đẩy hết bánh nhau ra khỏi cơ thể mẹ. Sau giai đoạn sổ nhau, tử cung bắt đầu co thắt, các sợi cơ đan chéo của tử cung co rút ngắn lại. Siết các mạch máu của tử cung ở vị trí nhau bám như những nút thắt (gọi là “nút thắt sinh lý”). Kết hợp với cơ chế đông máu bình thường của cơ thể để kết thúc tình trạng chảy máu.
Hầu hết trường hợp hiện tượng băng huyết sau sinh là do tử cung không thể co hồi nhỏ lại. Thường xảy ra ở các mẹ lao động nặng, tử cung quá căng kéo do đa thai, đa ối hay thai nhi quá lớn. Đôi khi, tử cung co bóp yếu còn vì nguyên nhân phát triển của khối u lành tính. Hay là nhau thai vẫn còn sót lại trong tử cung sau khi sinh.
Đọc thêm: Thực Đơn Giảm Cân Cho Mẹ Sau Sinh Mổ Căng Sữa – Nhanh Gầy
Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng băng huyết sau sinh như sau:
80% các trường hợp băng huyết là do nguyên nhân này. Đờ tử cung xảy ra khi tử cung không thể co hồi sau khi em bé ra đời. Cơ tử cung yếu, không thể co bóp mạnh dẫn đến tình trạng chảy máu liên tục. Cơ thể trong thời gian ngắn thất thoát một lượng máu lớn.
Các yếu tố khiến cơ tử cung không co hồi sau sinh bao gồm:
Thời gian chuyển dạ kéo dài hoặc chuyển dạ quá nhanh.
Tử cung căng giãn quá mức hoặc quá to (do mang đa thai).
Mẹ có sử dụng oxytocin hoặc những thuốc khác hoặc gây mê toàn thân trong quá trình chuyển dạ.
Mẹ trước hoặc sau sinh bị nhiễm trùng ối, bị thiếu máu hoặc suy nhược.
Mẹ bị rối loạn máu đông, mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi).
Các trường hợp bánh nhau không bình thường khiến mẹ có xu hướng xảy ra băng huyết sau sinh:
Nhau bám thấp.
Nhau cài răng lược.
Nhau tiền đạo.
Diện tích bánh nhau lớn, khi bong ra khiến máu chảy nhiều.
Do đó, khi siêu âm phát hiện những bất thường bánh nhau, mẹ nên cẩn trọng. Chú ý theo dõi vấn đề băng huyết sau sinh.
Tử cung, âm đạo bị vỡ hoặc rách cũng có thể gây ra băng huyết kể cả sinh thường. Đây là biến chứng do sinh khó và cần phải có sự can thiệp y tế. Những trường hợp đẻ rơi, đẻ quá nhanh, đẻ trong điều kiện y tế không đảm bảo cũng gây tổn thương lớn đến các cơ quan sinh dục.
Bong nhau non, thai lưu, nhiễm trùng,… thường dẫn đến rối loạn đông máu nên dễ băng huyết. Tùy thuộc vào tình trạng mất máu nhiều hay ít và quá trình phục hồi sức khỏe của thai phụ. Mà băng huyết sau sinh có những biến chứng nặng – nhẹ khác nhau.
Hiện tượng rối loạn đông máu thường xảy ra trong các trường hợp như: Nhau bong non, thai lưu, nhiễm trùng… Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc phục hồi sức khỏe mà băng huyết khi sinh mổ/thường có thể gây ra những biến chứng nặng hay nhẹ khác nhau.
Tình trạng băng huyết sau sinh thường phổ biến với các mẹ mang thai trên 35 tuổi. Bên cạnh đó, còn có các trường hợp sau:
Tiền sử bị băng huyết trong lần mang thai trước.
Có chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn 35.
Mang đa thai: sinh đôi, sinh ba, sinh tư trở lên.
Là người gốc Nam Á.
Nhau thai trũng thấp (nhau tiền đạo).
Rụng nhau thai sớm (nhau thai bong).
Có tiền sản giật hoặc huyết áp cao (tăng huyết áp).
Thiếu máu.
Sinh mổ.
Khởi phát chuyển dạ.
Sót nhau thai sau sinh.
Rạch tầng sinh môn để hỗ trợ chuyển dạ.
Dùng kẹp hoặc giác hút.
Thời gian chuyển dạ hơn 12 giờ.
Sinh con nặng trên 4kg.
Sinh con đầu lòng khi hơn 40 tuổi.
Những mẹ có những nguy cơ trên thường dễ gặp băng huyết sau sinh. Tuy nhiên một số những nguy cơ có thể kiểm soát tốt như: Về cân nặng cơ thể, trọng lượng thai nhi, độ tuổi sinh con,… Mẹ biết rõ các yếu tố nên chủ động điều chỉnh, có kế hoạch sinh con, dinh dưỡng phù hợp. Để phòng tránh gặp tai biến sản khoa không mong muốn này.
Băng huyết sau sinh có thể dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Hàng năm có hàng ngàn bà mẹ không thể nhìn mặt con yêu mới chào đời vì lý do này. Băng huyết sau sinh nguy hiểm nên mẹ và người thân tuyệt đối không được chủ quan. Ngay cả khi được điều trị nhưng chậm trễ, mẹ vẫn có nguy cơ đối mặt với một số vấn đề dài lâu như:
Biến chứng băng huyết.
Thiếu máu.
Viêm tắc tĩnh mạch.
Hội chứng Sheehan gây suy nhược cơ thể, rụng tóc, thiếu sữa mẹ và vô kinh.
Phải cắt tử cung khiến mẹ mất khả năng mang thai.
Suy thận hoặc suy đa tạng.
Nếu phát hiện băng huyết sau sinh khi chưa đến bệnh viện. Mẹ cần được tích cực theo dõi mạch và huyết áp để tìm ra dấu hiệu sốc. Để có những xử lý kịp thời không nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu băng huyết xảy ra sớm, bác sĩ sẽ sờ bụng dưới để xem tử cung khép lại hay chưa. Sau đó sẽ kiểm tra nhau thai để đảm bảo không còn sót lại trong tử cung. Nếu tử cung đóng lại nhưng vẫn còn chảy máu, bác sĩ sẽ gây mê hoặc gây tê ngoài màng cứng. Để kiểm tra toàn bộ cổ tử cung và âm đạo.
Nếu băng huyết sau sinh muộn, bác sĩ sẽ siêu âm kiểm tra các phần còn sót lại của nhau thai trong tử cung. Bác sĩ có thể sử dụng miếng gạc âm đạo để kiểm tra độ nhiễm trùng.
Điều trị băng huyết sau sinh phụ thuộc vào tình trạng băng huyết của mẹ. Cụ thể:
Do tử cung co bóp yếu: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc để giúp tử cung co bóp hoặc massage bụng cho mẹ. Nếu các phương pháp này vẫn không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp tử cung co bóp.
Tử cung tiếp tục chảy máu: cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử trong một số trường hợp hiếm gặp. Nếu còn sót nhau, bác sĩ sẽ dùng thủ thuật để loại bỏ nhau thai sót lại qua đường âm đạo.
Băng huyết sau sinh do rách tử cung, âm đạo, tầng sinh môn: bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết mổ cũ.
Băng huyết do nhiễm trùng: bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
Căn cứ vào lượng máu thất thoát, bác sĩ sẽ cân nhắc truyền bổ sung máu cho mẹ nếu cần thiết. Tuy nhiên, đây đều là những biện pháp hạn chế rủi ro và biến chứng.
Việc xử trí tốt trong thai kỳ có hiệu quả làm giảm mức độ nghiêm trọng. Đồng thời cũng giúp tỷ lệ mẹ sau sinh gặp tình trạng băng huyết thấp hơn. Sau khi thai sổ hoàn toàn, hộ sinh phải kẹp cắt dây rốn ngay. Sau đó, dùng một tay kéo dây rốn với lực vừa phải để tử cung đóng vào hoàn toàn.
Băng huyết sau sinh nguy hiểm nhưng cũng có thể phòng ngừa bằng cách:
Bổ sung sắt: Việc bổ sung sắt có thể hạn chế khả năng bạn phải truyền máu khi mắc tình trạng băng huyết. Mẹ nên khám sàng lọc kỹ trong thai kỳ, kiểm tra xem mình có bị thiếu máu không. Mẹ cần chủ động bổ sung sắt để tránh tình trạng thiếu máu sẽ nguy hiểm khi mất nhiều máu.
Bên cạnh đó, mẹ lo lắng về những vấn đề bất thường sau sinh nên thường xuyên khám bác sĩ. Đối với những mẹ đã sinh mổ trong lần mang thai trước, mẹ phải nhờ bác sĩ kiểm tra nhau thai có dính vào chỗ sẹo cũ hay không. Nếu có, hãy tìm bác sĩ để trao đổi và được tư vấn. Để chuẩn bị cho cuộc sinh nở thuận lợi và an toàn nhất.
Băng huyết sau sinh không một mẹ bầu nào muốn gặp phải khi vượt cạn. Với những tiến bộ của y học hiện đại thì phát hiện sớm bác sĩ hoàn toàn chủ động điều trị tích cực. Vì thế, mẹ không nên quá lo lắng sẽ nảy sinh tâm lý lo sợ thái quá. Nếu mẹ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ bị băng huyết, mẹ hãy báo với bác sĩ và theo dõi. Nếu không, hãy luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan mình sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và bình an nhé!
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ 0-12 tháng được nhiều mẹ tìm đọc: